Hành trình sáng tác

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỖ PHẤN NHÌN TỪ CẢM THỨC PHI LÝ

1.3. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ PHẤN

1.3.1. Hành trình sáng tác

Hành trình sáng tác của một nhà văn thường được ví như là hành trình của một dòng sông, bắt nguồn từ những trăn trở, day dứt, chiêm nghiệm, những ẩn ức sâu kín nhƣ phần thƣợng nguồn gắn với rừng già âm u, huyền bí, mãnh liệt. Và dòng chảy của nó, dẫu có những quãng quanh co, uốn khúc, vắt qua trung du hay đổ xuống đồng bằng thì bao giờ cũng hướng ra biển cả rộng lớn cũng như đích đến của sáng tác là giá trị đích thực của văn chương và neo lại trong tâm trí bạn đọc.

Với Đỗ Phấn, hành trình sáng tạo của ông dường như đã được ấp ủ từ những ngày còn tấm bé trong niềm say mê đến “mê mẩn” với văn chương.

Tuy nhiên trong “mối tình đầu tay ba” ấy, hội họa đã chọn Đỗ Phấn trước. Và tưởng như, ông đã yên lòng với nó khi khẳng định được tên tuổi trong nền hội họa Việt Nam với 20 triển lãm cá nhân trong vòng từ 1990 đến 2003 và nhiều giải thưởng có uy tín. Nhưng dường như, những sắc màu đường nét, của hội họa vẫn chƣa thể chuyển tải hết nguồn nội lực phong phú và những nỗi niềm tâm tƣ sâu kín trong lòng. Đỗ Phấn đã tìm đến niềm đam mê thời thơ trẻ để

“cháy” lên những khát vọng.

Bắt đầu cầm bút từ những năm đầu của thế kỉ XXI, Đỗ Phấn chọn tản văn để dấn bước vào nghiệp văn với những chùm bài đăng liên tiếp trên mục Tản văn của báo Lao động. Vào năm 2005, Đỗ Phấn chính thức trình làng văn Việt cuốn tản văn đầu tiên: Chuyện vãn trước gương. Rồi lần lƣợt, các tác phẩm Kiến đi đằng kiến (Tập truyện ngắn – 2009), Đêm tiền sử (Tập truyện ngắn – 2009), Vắng mặt (Tiểu thuyết – 2010), Thác hoa (Tập truyện ngắn –

23

2010), Ông ngoại hay cười (Tản văn – 2011), Chảy qua bóng tối (Tiểu thuyết – 2011), Rừng người (Tiểu thuyết – 2011), Phượng ơi (Tạp văn – 2012), Gần như là sống (Tiểu thuyết – 2013), Con mắt rỗng (Tiểu thuyết – 2013), Hà Nội thì không có tuyết (Tạp văn – 2013), Dằng dặc triền sông mưa ( Truyện dài – 2013), Ruồi là ruồi (Tiểu thuyết, 2014) nối nhau ra đời nhƣ một mạch chảy dạt dào, của cảm xúc, của sự chín muồi và thăng hoa nghệ thuật. Cho đến nay, trong vòng chín năm, Đỗ Phấn đã xuất bản được mười bốn đầu sách ở các thể loại: tản văn, tạp văn, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết. Có đƣợc bút lực sung sức đó chính là kết quả của quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy, nghiền ngẫm của một họa sĩ đau đáu với nền văn học nghệ thuật nước nhà, của một nghệ sĩ có thú “xê dịch”, của một con người đi qua 2/3 cuộc đời với những chiêm nghiệm, trăn trở về cõi nhân sinh và của cả một người con Hà Nội hoài niệm về vẻ đẹp đã mất và lo lắng trước sự biến đổi từng ngày của cái

“rừng người đô thị”. Đỗ Phấn có đã có 50 năm, một nửa cuộc đời để “thai nghén”, “ươm mầm” ý tưởng sáng tạo văn chương và 9 năm để gieo trồng và bội thu những vụ mùa tác phẩm. Đó cũng chính là thành quả của sự lao động miệt mài, nghiêm túc, có trách nhiệm của một nhà văn chân chính dẫu Đỗ Phấn luôn tự nhận văn chương là “nghiệp” chứ không phải là nghề. Cách xuất hiện trong làng văn của ông tưởng như là một cuộc dạo chơi nhưng hóa ra lại là sự đam mê “dấn thân và thăng hoa tới ngƣỡng” (Bình Nguyên Trang). Sự dấn thân đó đã đem đến cho nhà văn niềm vui khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Vắng mặt (2010) của ông được lọt vào chung khảo giải thưởng Bách Việt do công ty sách Bách Việt tổ chức (cùng với hai tác phẩm khác là tiểu thuyết Tiền định của Đoàn Lê và Thể xác lưu lạc của Tiến Đạt). Đó cũng là thành công bước đầu của Đỗ Phấn khi khai phá địa hạt văn chương.

Thể loại tản văn dường như đã được mặc định là dành cho những nhà văn đã có tên tuổi, sau khi đã chinh phục thành công những thể loại khác, họ

24

thường tìm đến tản văn làm “chốn nghỉ ngơi”, làm giây phút lắng lòng nhưng Đỗ Phấn thì hoàn toàn ngược lại. Đặt chân vào lĩnh vực văn chương bắt đầu từ tản văn, nhà văn họ Đỗ tỏ ra khá có duyên với thể loại dung lƣợng ngắn, loại mỹ văn nhƣ là lời trò chuyện này. Nếu tản văn Nguyễn Việt Hà chinh phục độc giả bởi sự đa dạng trong đề tài, những phát hiện tinh tế, thông minh, dí dỏm thì sáng tác của Đỗ Phấn lại giàu chất tự sự, triết lí, ẩn chứa nụ cười thâm thúy, hồn hậu. Trong hai tập tản văn Chuyện vãn trước gươngÔng ngoại hay cười, nhà văn viết về những cái nhỏ nhặt, bình dị trong cuộc sống nhƣ một tối mất điện giữa phố, ánh trăng muộn, một sắc cầu vồng, một lời cảm ơn, thói quen kiết kiệm, nghề đồng nát, chuyện khóc của con người,… Từ những chuyện vấn đề “be bé ngăn ngắn”, những hiện tƣợng giàu ý nghĩa xã hội, từ hành trình tạo nghĩa cổ điển quan sát – suy ngẫm, nhà văn đƣa ra những cái kết kiểu truyện kể và giai thoại, đặt một câu hỏi phản tỉnh nhiều khi bất ngờ và tinh tế về lối sống ngày nay hay rút ra một ý nghĩa triết lý nhân sinh.

Sự hấp dẫn của tản văn Đỗ Phấn không ở ý tưởng, cấu tứ - điều cần nhất ở loại tản văn, cũng không phải ở tinh thần quyết liệt và độ sắc cạnh của người viết mà lại nằm ở cái giọng điệu, cốt cách cá nhân. Đó là cái giọng thâm trầm của một người từng trải, luôn biết tự vấn, biết bình tâm để nhìn nhận vấn đề một cách cẩn trọng lẫn cái tự trào tinh quái, chua chát. Tản văn của anh nhiều khi chỉ nhƣ là lời thủ thỉ tâm tình, chỉ đề cập những chuyện vụn vặt nhƣng kì lạ thay, chúng luôn chạm đến đƣợc những cảm giác xốn xang vốn được nén chặt đâu đó trong một góc khuất của tâm hồn con người.

Ở tạp văn Phượng ơi (2012) Hà Nội thì không có tuyết (2013), lại một lần nữa, Đỗ Phấn sống thực với những cảm xúc của mình trước sự phôi pha vẻ đẹp của Hà Nội xưa, trước những nhôm nhoam, bộn bề, ẩm ương của Hà Nội nay. Trong Hà Nội thì không có tuyết, người đọc ngạc nhiên với sức viết

25

của một “nhà văn tay ngang” với hơn 90 bài tạp văn của anh trải theo chủ đề bốn mùa “Xuân - Hạ - Thu - Đông”. Thế mạnh của những quan sát tinh tế và kỹ lưỡng, mạnh về chi tiết, những bức tranh chữ nghĩa giàu màu sắc và đường nét cùng với chất dân gian phố phường trong những trang văn là điều giữ Đỗ Phấn ở lại trong lòng bạn đọc.

Ba tập truyện ngắn Kiến đi đằng kiến (2009), Đêm tiền sử (2009), Thác hoa (2010) mang dƣ vị của tâm trạng nhiều hơn là những “câu chuyện làm quà”. Dăm chuyện phố, chuyện phường, chuyện thế sự, dăm chuyện vui chuyện buồn… đƣợc tác giả kể lại bằng cái giọng điềm nhiên mà tung tẩy, nhƣ kiểu “vừa nhớ, vừa bịa” rất Đỗ Phấn.

Dằng dặc triền sông mưa (Truyện dài – 2013) vẫn tiếp tục đề tài phố phường nhưng lại là một “cuộc diễu binh hoành tráng về tuổi thơ thần tiên, mà tác giả là chủ nhân” (Phạm Ngọc Tiến). Với hơn 300 trang sách, tác giả đã kể lại câu chuyện tuổi thơ tuyệt vời của cậu bé An trong bốn năm gắn với Hà Nội những năm 1960 cổ sơ và dữ dội trong biến cố của lịch sử. Tác phẩm đích thực là một “món quà của một bạn nhỏ ngày xƣa tặng các bạn nhỏ bây giờ” (Xuân Quỳnh).

Bước đột phá mới trong hành trình văn chương của Đỗ Phấn được đánh dấu ở thể loại tiểu thuyết. Với tiểu thuyết đầu tay Vắng mặt, nhà văn đã hiện diện đƣợc vị trí của mình trên văn đàn. Điều tạo nên ấn tƣợng trong tác phẩm là nỗi đau đáu hướng về cái đẹp đang trôi tuột trong cuộc đời, của thế giới màu sắc “bàng bạc xam xám và nặng trĩu” (Đỗ Quang Hạnh) thông qua những số phận người bị vong thân, bị suy tàn, hiển hiện đấy mà như đã vắng mặt từ lâu trong đời sống rồi. Chất nhân văn và vẻ đẹp của lối văn truyền thống được khẳng định giữa những kĩ xảo của văn chương đương đại.

Tiếp nối thể loại này, ở Chảy qua bóng tối (2011), Đỗ Phấn tự tước đi thế mạnh, “mẫn cảm hội họa” khi xây dựng nhân vật chính là một ông già mù,

26

một số phận của Xóm Bến ven sông trước cơn lốc của cuộc đời, của sự bát nháo đổi thay của đô thị. Ở tác phẩm này, lối văn khách quan và lạnh lùng, có tác dụng “dìm sâu mâu thuẫn của tâm trạng trong khoảng không hun hút của bóng tối, sau những nỗ lực kiếm tìm chân lý đành chấp nhận buông xuôi cho nghịch lý - bi kịch của thân phận khiến cho người đọc bức bối. Hành động và sự trực giác của một người khiếm thị nhưng thấu thị đã đặt mỗi người đọc vào góc khuất riêng tƣ để chiêm ngẫm lại mình” [54].

Từ Vắng mặt đến Rừng người (2011), Gần như là sống (2013), Con mắt rỗng (2013), tác giả vẫn chuyên tâm với đề tài đô thị, cụ thể là sự đổi thay của đời sống thị thành Hà Nội, tái hiện cuộc sống và sự tha hóa của những người trí thức thị dân và ẩn trong đó là cái nhìn về hội họa đương đại.

Điều đáng nói ở đây là chất hiện thực và phê phán được tăng cường, yếu tố phi lý cũng đƣợc thể hiện rõ nét hơn. Nhà văn đã xoáy sâu vào hiện thực và bản chất con người để thể nghiệm một hiện thực phi lý và cảm hứng hiện sinh qua từng số phận, mảnh đời, những bi kịch của con người bị tha hóa, cô đơn, xa lạ, lạc loài với tất cả, tìm cách trốn chạy nhƣng không vƣợt thoát đƣợc sự

“giật dây” của cuộc đời.

Tiểu thuyết vừa ra mắt gần đây, Ruồi là ruồi (tháng 3/2014) xoay quanh bãi rác lâu năm thành xóm Ruồi với những cuộc chạy trốn của con người và cuộc di cƣ vĩ đại của những con ruồi. Bối cảnh thành phố đƣợc nhà văn nhìn qua góc kính chân thật ngồn ngộn những ưu tư, trăn trở đời thường…

Điểm qua những tác phẩm văn xuôi của Đỗ Phấn, có thể nói, mảng đề tài chủ đạo là đô thị với nỗi ƣu tƣ, trăn trở về cái bát nháo, ngổn ngang, tha hóa của sự đổi thay đô thị và cảm hứng “đi tìm cái đẹp trong sự bát nháo và cái đẹp trong sự bát nháo” [42] ấy chính là tinh thần trong sáng tác của tác giả.

Điều tạo nên nét riêng trong văn của Đỗ Phấn là ở tinh thần của tác phẩm và cái nhìn nghệ thuật của tác giả trong giọng điệu thâm trầm, chậm rãi, kín đáo,

27

âm ỉ mà tinh tế, nội cảm. Đồng thời, từ những cuộc đời, số phận cụ thể của tầng lớp thị dân trong tác phẩm Đỗ Phấn đã phần nào bao quát đƣợc những

vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội của một thời đại đang “cựa quậy”, vận động, tiếp diễn.

Tuy nhiên, văn xuôi của Đỗ Phấn đôi lúc hạn chế ở nhịp điệu và mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc; thiếu sự sắc sảo, kịch tính trong xây dựng tình tiết và cốt truyện, những câu chuyện về trí thức thị dân na ná nhau, dễ làm cho người đọc thiếu kiên nhẫn.

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Đỗ Phấn có lẽ vẫn còn rất dài rộng phía trước. Cùng với sự say mê văn chương, mẫn cảm tinh tế của hội họa, vốn sống dồi dào và những suy tƣ, trăn trở, chiêm nghiệm của một niềm yêu tha thiết cuộc đời và con người, chắc rằng nhà văn sẽ tiếp tục khẳng định phong cách của mình ở những tác phẩm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)