CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ
3.2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm đƣợc trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Người nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu, điểm kết thúc, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại hay tương lai, có thể chọn độ dài trong một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ đã nói: “Thời gian là đối tƣợng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”.
83
Trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, trật tự hỗn mang, phi lý của thế giới được thể hiện qua chiều đảo ngược thời gian. Nhà văn khước từ lối viết theo trình tự biên niên từ quá khứ đến hiện tại của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết truyền thống. Trong Vắng mặt, một cuốn tiểu thuyết đƣợc nhà văn xem là mang lối viết truyền thống thì hiện tại và quá khứ vẫn có sự đan xen, chồng chéo, nghịch đảo: Mở đầu tác phẩm là sự việc “mi” và Hà tìm đến nhà nghỉ Cam Cam theo tiếp thị của em chân dài trên phố. Giọng nói quen quen qua điện thoại và những thông tin về Hoa Hiên (Ngọc), bà chủ nhà nghỉ đã khơi dậy vùng kí ức thuở nào của nhân vật Vũ – “mi”. “Mi” bồi hồi nhớ về thời gian mười năm trước với những kỉ niệm cũ, lúc đầu gặp Ngọc, đến với Ngọc và đƣợc tin Ngọc đi lấy chồng. Mạch tự sự lại chuyển tiếp qua thời gian quá khứ “mi” thấm thía cảnh nhạt phèo công chức, bỏ việc và tình cờ gặp người bạn Khoa, Khoa rủ vô Sài Gòn làm cùng. Đột ngột, thời gian của hiện tại lại được tiếp diễn trong cảnh làm tình ở nhà nghỉ Cam Cam. Rồi ngoặt sang hướng vào chuyến tàu vào Nam của “mi”, nhớ về tháng ngày nhập ngũ và đồng đội cũ và mối tình vừa chớm. Và lại vòng về quá khứ cuộc gặp với thằng Hà ở quán rượu Hà Nội ăn mừng việc hắn bỏ việc...Tưởng như thời gian sẽ được nối tiếp ở đấy nhưng nó lại cắt đột ngột sang hướng suy nghĩ về Ngọc. Và một lần nữa, thời gian lại chuyển mạch sang những ngày cuối cùng trước khi mi rời Sài Gòn...Kết thúc tác phẩm, Ngọc chết vì bênh đột quỵ, Vũ vẫn gắn bó với cô giáo Phƣợng nhƣng không rõ danh tính của mối quan hệ.
Cứ thế, cánh cửa quá khứ không khép, cánh cửa hiện tại ngổn ngang, cánh cửa tương lai he hé. Ba cánh cửa quá khứ - hiện tại – tương lai như cánh cửa xoay ba mặt liên tục đảo chiều trong suốt 358 trang sách. Cuộc đời và tâm trạng của nhân vật Vũ hiện lên trong những mảng chắp nối của ba cánh cửa lửng lơ, không đầu không cuối. Kết thúc một diễn tiến của sự việc này lại bắt đầu một diễn tiến sự việc khác, những kí ức ùa về dồn dập, xao xác nhƣ
84
những lớp sóng và từ đó thân phận con người như bọt biển tung lên trắng xóa giữa bãi bờ cuộc sống.
Rừng người cũng là sự đảo ngƣợc thời gian trần thuật: Nội dung tiểu thuyết đƣợc chia thành 42 mục đƣợc đánh số. Xen lẫn giữa những đoạn
“buông neo” là sự đan cài quá khứ và hiện tại trong tâm trí nhân vật Văn:
những kỉ niệm của quá khứ về mối quan hệ giữa anh và Nguyệt lúc còn là những giảng viên kiến trúc, hiện tại trong sự gặp gỡ với nhân vật Huyền, rồi tiếp diễn mối quan hệ với Nguyệt… Những mốc định vị thời gian trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn không theo trật tự trước sau và nó cũng khó để định vị.
Thời gian không theo tuyến tính mà phân rã, vỡ vụn trong hồi ức của nhân vật. Từ đó, nhà văn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực: hiện thực không toàn vẹn, đang phân rã, đổ vỡ, rời rạc, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần không dễ tìm được mối tương giao, liên kết.
Thời gian nghệ thuật hiện lên trong sáng tác của Đỗ Phấn không chỉ là thời gian bị đảo ngƣợc mà nó còn rời rạc, phi lý. Điều này chịu sự tác động của mạch tâm trạng, hồi ức của nhân vật có nhiều đoạn ngƣng, đứt quãng đột ngột. Chảy qua bóng tối kể về cuộc đời lão Quảng trong vòng mấy chục năm không đoán định rõ. Thời gian đƣợc trần thuật thì dài, một cuộc đời của con người. Còn thời gian trần thuật ngắn hơn, khoảng gần hai mươi năm trong đời lão Quảng, bắt đầu êm đềm với một đêm trăng mười bốn, ở ngôi nhà ven sông, lão Quảng đang đợi Nhàn về, đến kết thúc bi thảm. Lão Quảng vì tuyệt vọng mà thả trôi theo dòng sông và may mắn được người ta vớt lên, đưa về sống bình yên trong Hội người mù; Nhàn đau khổ và mất tất cả; lão Hoạt cũng bỏ nhà ra đi, lênh đênh trên thuyền, không biết tới đâu…Mạch thời gian của truyện không tuôn chảy theo dòng mà có những gấp khúc, đứt gãy; nhƣ khi Tiên trở về thăm lão Quảng, thăm con là thằng Nghĩa, dòng nội tâm của lão Quảng có những xáo trộn không rõ: “Nước lũ đầu mùa đổ về sôi sục phía
85
nam chân cầu sắt cũ. Trên mặt đê cũng một dòng sông khác ầm ào trôi chảy.
Dòng sông người hai chiều chảy vỗ mặt nhau. Có những lúc nghẹn ứ tiếng còi, tiếng máy, tiếng cãi cọ. Tất cả những âm thanh cuồng nộ phố phường lại ngay lập tức xóa đi trong đầu lão Quảng những kỉ niệm đẹp đẽ vừa chợt hiện về” [27, tr.224]. Phải chăng trong lòng lão cũng đang có một cơn lũ trào dâng, mạnh mẽ, cuộn trào không dứt cơn lũ của thiên nhiên. Và cái tác động khách quan kia hay là cái thực tại trần trụi lúc này nhƣ là thân cây chắn ngang làm đứt gãy dòng chảy hoài niệm ngọt ngào về Tiên thuở trước. Dòng chảy thời gian không liền mạch, tưởng như những kỉ niệm quá khứ cứ chực sẵn đâu đó trong ngƣỡng cửa của ý thức hiện tại, chỉ cần một vệt va quẹt nhẹ với những dấu tích ngày xƣa là nó tuôn về. Đồng thời những sự kiện đƣợc nhớ, đƣợc kể rời rạc cũng bởi vì những ẩn ức sâu kín trong tâm tƣ lão Quảng, nỗi niềm cô lẻ ám ảnh từ khi mới ra đời, đeo đẳng suốt trong những năm tháng tuổi thơ, dằng dặc đến khi về già. Quá khứ với ông vừa là niềm an ủi nhƣng vừa là nỗi đau. Ngụp lặn trong quá khứ rồi quay về với những ngổn ngang của thực tại, lão Quảng thấm thía sâu sắc hơn cái bi kịch bản thể cô đơn của mình và ám gợi trong lòng người đọc những đồng cảm sâu lắng.
Có thể nói dù thời gian trong tiểu thuyết được xử lý bằng phương thức nào đi chăng nữa thì điểm nhìn tự sự luôn trùng với hiện tại, đều hướng đến hiện tại, đây cũng là một luận điểm chủ đạo của chủ nghĩa hiện sinh. Cái phi lý của sự hiện tồn của con người vì thế mà được khám phá sâu sắc.