CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ
3.3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT
3.3.2. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là hồn cốt, thần thái một tác phẩm, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trước cuộc đời. Nếu trong đời sống, giọng nói giúp chúng ta nhận ra con người thì trong tác phẩm, giọng điệu lại khu biệt riêng từng nhà văn. Tiểu thuyết đương đại Việt Nam là một tổng phổ nhiều bè, nhiều giọng: giọng suồng sã, giọng vô âm sắc, giọng giễu nhại, trào phúng...Y Ban ồn ào chao chát (Trò chơi hủy diệt cảm xúc), Nguyễn Danh Lam với giọng vô âm sắc khi đề cập sự hiện tồn phi lý của con người (Giữa dòng chảy lạc, Giữa vòng vây trần gian), Hồ Anh Thái chua chát, giễu nhại (Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột)…
Trong bản hợp âm đó, Đỗ Phấn hình như cũng tạo ra một môi trường với giọng điệu đa thanh uyển chuyển, linh hoạt: Giọng điệu lạnh lùng, dửng dƣng;
giọng hoài nghi, châm biếm; giọng triết lí, suy ngẫm.
Giọng điệu lạnh lùng, dửng dưng
Giọng điệu lạnh lùng, dửng dƣng là một cách thể hiện thái độ khách quan của nhà văn trước cuộc đời. Tác giả cung cấp sự thật mà không kèm theo ngữ điệu hoặc mang ngữ điệu ƣớc lệ. Khả năng của lớp ngôn ngữ đƣợc nhà văn đưa ra dung chứa thông tin nhiều hơn là biểu cảm. Nói chung, người kể chuyện không để lộ cảm xúc, không tham gia vào phê bình, đánh giá, nhận
95
xét về nhân vật nào. Trong Chảy qua bóng tối, giọng điệu này của Đỗ Phấn đã cho chúng ta thấy một xã hội đen tối, hỗn loạn đƣợc điều khiển bởi những “kẻ giấu mặt”: “Vài năm sau, Mạnh đã trở thành một anh chị bến bãi thực thụ. Nó kéo theo cả hai thằng em ruột vào đám lâu la quanh nó. Sau khi nó lùa đàn em đi thanh toán bọn Vinh lùn và Tiến chẫu khiến hai thằng kia ôm đầu máu dẫn quân đi nơi khác kiếm ăn. Nó ngạc nhiên khi thấy một trận đâm chém kinh hoàng trong chợ nhƣ vậy mà không hề thấy công an đến hỏi thăm. Chỉ biết thằng Tài vẩu bảo nó, đƣa em ít tiền cho đại ca, anh khỏi phải lo nghĩ gì” [27, tr.106]. Hóa ra đồng tiền vạn năng và những thế lực vô hình của thiết chế xã hội đã khống chế tất cả, tạo nên những sự thật phũ phàng, khó chấp nhận.
Số phận hoang phế của một con người trước đó đã tha hóa vì sống cuộc đời buông thả không chăm lo đến vợ con của nhân vật Chiến trong Chảy qua bóng tối đã được Đỗ Phấn tường tận thông tin: “Hai tháng sau Chiến từ bệnh viện về trên một chiếc xe lăn có người đẩy. Bệnh tình của hắn không tiến triển thuận lợi nhƣ dự đoán của các bác sĩ. Mắt bị lệch, miệng méo xệch, cổ không giữ nổi đầu gục xuống vai trái. Không thể nói ra tiếng và dĩ nhiên liệt nửa người bên trái là điều các bác sĩ đã tiên liệu. Các bác sĩ còn khuyên nên nhờ một thầy thuốc đông y châm cứu và bấm huyệt lâu dài” [27, tr.290]. Nhân vật Chiến cũng nhƣ những nhân vật khác của Đỗ Phấn là những thân phận bị tổn thương, bị mất mát, bị biến dạng trong những bi kịch nhân sinh. Tái hiện lại đời sống, những gì đang xảy ra với nhân vật bằng thái độ dửng dƣng, giấu nén mọi cảm xúc đã tạo nên một hiện thực hỗn mang trong đó tồn tại trạng thái bơ vơ, biến dạng, vong thân của con người. Nhìn hiện thực bằng “con mắt rỗng”
với giọng dửng dưng, khách quan, cảm thức về cái phi lý đời người càng đậm nét: “Tang lễ thằng Minh đƣợc cơ quan tổ chức triển lãm của nó đứng ra lo liệu. Trang trọng nhƣng quá buồn và vắng vẻ. Gia đình nó chỉ có chị gái anh rể và thằng em trai vào dự và cũng là để chờ hôm sau mang bình tro của nó ra
96
Hà Nội an táng. Mẹ nó sốc nặng và quá lớn tuổi nên không thể theo các con vào. Hắn và thằng Thắng vào viếng và nhìn mặt nó lần cuối. Vẫn nét mặt ngang tàng rắn rỏi nhưng có phần xanh xao trong bóng tối lờ nhờ dưới ô kính áo quan. Xong xuôi, hai thằng gọi taxi ra thẳng Tân Sơn Nhất. Ăn bữa chiều ở quán Mc Donald trên đường Trường Sơn và lên máy bay quay về Hà Nội ngay buổi tối” [32, tr.330].
Sự lạnh lùng của nhà văn khiến chúng ta thực sự hoảng sợ trước tình trạng vong bản của con người và phẫn nộ trước “tình người mờ mỏng” trong xã hội hiện đại. Con người không tìm thấy chỗ dựa tinh thần nào để chống chọi với những nghịch lí của cuộc đời và phận người. Đây có phải là dụng ý của nhà văn để đẩy sâu con người vào cái nhận thức đau đớn nhưng thực tế về cuộc đời và từ đó thức tỉnh, vƣợt lên.
Giọng điệu hoài nghi, châm biếm
Sau 1986, tiểu thuyết đi sâu vào khám phá con người cá nhân với cảm hứng đời tƣ - thế sự, phơi bày nhiều đứt gãy giá trị và nhân cách, nhiều lốc xoáy trong số phận con người. Trước những cái lệch pha, bi hài, nghịch dị xuất hiện ngày càng nhiều khi nghiền ngẫm hiện thực, tiểu thuyết đã nhạt dần chất sử thi, tiệm cận gần đời thường hơn với cái nhìn phi thành kính, suồng sã, giễu nhại của nhà văn. Giọng điệu châm biếm trở thành một trong những giọng điệu chủ âm của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới.
Trước sự vận động không ngừng nghỉ và biến chuyển, đổi thay của thế giới, nhu cầu nhận thức lại đánh giá lại mọi thứ là nhu cầu thôi thúc nội tâm tất yếu của con người. Đồng thời đó cũng là một cách truy vấn hiện thực trước sự bất khả giải của số phận. “Giọng hoài nghi - tự nó đã mang hàm nghĩa con người không thể lí giải được những gì diễn ra trong thế giới này. Vì thực tại không hoàn kết nên nhà văn đã có cái nhìn trực diện, sâu thẳm hơn mọi vấn đề của đời sống” (Nguyễn Thùy Trang). Nhân vật của Đỗ Phấn luôn
97
đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Họ đang có ở chung một con thuyền trên cạn? Họ có cần một bến bờ để trở về neo đậu? Họ bằng lòng với cái mình đang có hay vẫn nuôi ƣớc vọng mịt mù? Họ có cô đơn khi thấy mình chẳng khác biệt gì với những người xung quanh?” [27, tr.269]. Những hồ nghi tuôn chảy trong dòng tâm tƣ của lão Hoạt. Ý nghĩa của cuộc sống luôn là nỗi băn khoăn của bất cứ ai tồn tại trên cõi đời này. Câu hỏi “sống để làm gì” nhiều lần xuất hiện trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn: “Chỉ không biết họ sẽ sống thế nào trong những ngày tiếp theo với những vết thương cả đổ máu lẫn âm thầm huỷ hoại niềm tin con người” [32, tr 298].
Năm tiểu thuyết của Đỗ Phấn là những ám ảnh về sự hoài nghi: hoài nghi về sự hiện tồn của con người, về ý nghĩa của cuộc sống, về cuộc đời và cái thật của xã hội. Vì thế, dễ dàng nhận ra chất giọng hoài nghi của tác giả trong tác phẩm. Nếu giọng châm biếm ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhẹ nhàng mà sâu cay; giọng châm biếm ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh mang chất trào lộng, châm chích; giọng châm biếm ở tiểu thuyết Hồ Anh Thái đậm đặc chất giễu nhại… thì ở tiểu thuyết Đỗ Phấn, giọng điệu châm biếm mang gắn với sự hoài nghi, vừa giễu cợt vừa tinh quái. Đi tìm ý nghĩa cuộc sống, con người băn khoăn trong nỗi hƣ vô về những mối quan hệ trong thời hiện đại này:
“Con người liệu có cần thiết quen nhau bằng xương bằng thịt? Như mi và nàng? Khi mà thịt da mách bảo cho mi và nàng biết, sự gần gũi cũng không còn là niềm đam mê hứng khởi” [26, tr.350].
Bế tắc trong nỗi hoài nghi không đƣợc giải đáp, khủng hoảng về lòng tin, con người thường có xu hướng mỉa mai, châm biếm, giễu cợt mọi thứ. Trong văn mình, Đỗ Phấn thường có giọng hoài nghi đi liền với sự châm biếm, mỉa mai, giễu nhại khi thì nhẹ nhàng, thâm thúy, khi thì đáo để, ngoa ngoắt: Hoài nghi châm biếm về hôn nhân: “Người ta thường ao ước những mong manh hạnh phúc bằng một tờ giấy. Tên gọi của nó là “giấy chứng nhận kết hôn”
98
[32, tr.251]. “Cởi là một đích đến chung cho rất nhiều hoạt động…Và dĩ nhiên báo chí cũng dại gì không khai thác chuyện “cởi”. Để bán báo. Hóa ra nỗ lực hàng triệu năm của nhân loại tìm cách mặc vào bây giờ lại là cản trở cho một tiến trình ngược lại” [32, tr.55]; “Kéo quần ở hướng ngược lại thường được tôn vinh về mặt thẩm mĩ. Nhưng lại làm cho các nhà đạo đức học nổi khùng” [32, tr.9]. Ùn tắc giao thông trong một vụ tai nạn với ai cũng muốn rõ sự việc ra sao được tác giả nói mỉa: “Người ta chen nhau vào để chứng tỏ quyền bình đẳng trước một sự kiện. Cứ một ngày cả nước có khoảng gần 40 triệu tai nạn giao thông gây chết người chắc hẳn là không đủ để cho mọi người chứng tỏ quyền bình đẳng ấy” [32, tr.170].
Giọng điệu hoài nghi, châm biếm đƣợc tạo ra bằng những câu hỏi, bằng những chất vấn nội tâm của nhân vật, bằng thủ pháp chơi chữ và tạo sự đối lập, mâu thuẫn trong câu nói khi phản biện vấn đề: “Sửa chữa lỗi lầm nào trên đời mà chẳng mất tiền” [27, tr.134]; “Nghệ thuật chỉ cần biết qua loa đủ để phân biệt một bức tranh với một tấm ảnh” [31, tr.126]; “Chẳng bao giờ có đủ người mù cần sang đường trong thành phố để chúng làm việc tốt theo gợi ý của cô giáo” [31, tr.90]; “Tình bạn cơ quan chỉ là thứ xếp hạng cuối cùng trong mọi tình bạn trên đời” [31, tr.68]; “Đại gia chơi cây là vì cái giá của nó chứng minh ông ấy là đại gia” [31, tr.111].
Với giọng điệu này, Đỗ Phấn đã gợi lên nhiều chiều suy tƣ, trăn trở trong nhân vật và người đọc về hiện thực cuộc sống rối bời, phức tạp, đa diện, không định hình. Cảm thức hiện sinh cũng rõ nét hơn.
Giọng triết lý, suy ngẫm
Triết lý là bày tỏ những quan điểm của tác giả về những vấn đề của đời sống, con người thông qua lời nói nhân vật hay của chủ thể trần thuật. Trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, kể và chiêm nghiệm luôn đan xen nhau. Đó là chiêm
99
nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời. Lời và giọng người kể chuyện, lời đối thoại có lúc ngỡ nhƣ bông đùa, nhƣng giàu chất triết lý sâu xa.
Từ những hiện tƣợng của đời sống, nhà văn nhận chân, thâu tóm tinh thần và phổ quát bằng những suy ngẫm. Đó là suy ngẫm về cuộc đời và dòng sông: “Đời người có thể đi qua nhiều dòng sông nhưng dòng sông còn đi qua muôn triệu kiếp người. Con người xuống nước hay lên bờ vài trăm năm chỉ trong nháy mắt lịch sử của nó. Nó chẳng bận lòng về một vài kiếp người ngắn ngủi. Khi cần dòng sông phẫn nộ đòi lại những gì thuộc về mình chỉ bằng một trận lũ lớn. Con người dù có ngạo mạn đến mấy đi chăng nữa cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên dòng sông. Chung sống hiền hòa thì đƣợc nhƣng chẳng nên hão huyền mơ tưởng đến việc chinh phục nó. Dòng sông chảy qua rất nhiều thành phố nhƣng không bao giờ là thành phố. Nó kiêu hãnh vƣợt qua những vùng sáng tối cõi người” [27, tr.272]. Có thể nói, đoạn văn suy ngẫm trên là một trong số những đoạn văn hay của năm tác phẩm. Đỗ Phấn đã chiêm nghiệm đối sánh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa con người hữu hạn, nhỏ nhoi và thiên nhiên (dòng sông) vô hạn, cao cả; giữa cõi người mờ mịt với dòng sông bao la vĩ đại. Dòng sông nó cũng chính là dòng chảy của cuộc đời, lưỡi hái của số phận với những quyền năng to lớn mà con người chẳng thể nào kiểm soát đƣợc. Trong những dòng suy nghiệm triết lý trên ẩn chứa nỗi buồn khắc khoải của thân phận trong từng chữ, từng câu của văn bản.
Từ những cái thường tình, nhỏ nhặt của đời sống đến những hành xử của con người trong văn Đỗ Phấn đều bàng bạc một màu triết lý: “Trong đầu mỗi người dân Việt đều có sẵn một ông quan ở đấy”; “Ham muốn của các bậc đại gia không bao giờ giống với người thường. Đáng phục nhất là họ tìm thấy niềm vui trong sự bất trắc. Cả trong thương trường lẫn trong tình ái”; “Con người càng thành đạt bao nhiêu càng cô đơn bấy nhiêu” (Rừng người);
“Chẳng biết nỗi cô đơn hay niềm hạnh phúc thoát khỏi những ràng buộc đã
100
đưa họ đến với rượu”; “Đàn ông xét cho cùng giời sinh ra đã sung sướng rồi.
Ra khỏi nhà là bay nhảy tí tởn. Về đến nhà là cơm rƣợu sẵn sàng”(Chảy qua bóng tối).
Giọng triết lý, suy ngẫm trong tiểu thuyết Đỗ Phấn còn bộc lộ rõ ở những nhân vật mang bóng dáng của nhà văn, phát ngôn cho quan điểm hoặc những khái quát triết lý về nhân sinh, về cuộc đời của nhà văn (Văn trong Rừng người, Thành trong Gần như là sống, Thế Hoàng trong Con mắt rỗng ).
Thành trong Gần như là sống đã phát biểu rằng: “Mỗi thế hệ có kĩ năng sống của mình, tôi tự nấu cơm vì không biết dùng thì giờ nấu cơm vào việc gì”. Và anh cho rằng: “Thành phố là nơi ẩn chứa những điên rồ phi lý. Bỏ quê hương bản quán kéo nhau ra phố. Để nhớ quê? (...) Bản thân sự đông đúc cũng là một điên rồ” [31, tr.236]. Những suy ngẫm của nhân vật đã cho thấy một góc nhìn khác trong cuộc sống chúng ta xem đó là điều hiển nhiên. Nhân vật Thế Hoàng trong Con mắt rỗng đã có những triết lí sắc sảo không chỉ ở cuộc sống mà cả trong hội họa:
“Đàn ông tìm đến quán rƣợu để tìm thứ khác. Đầu tiên là chất men cay xốc lại tinh thần và thể xác sau một ngày lặn lội bươn chãi…Đàn bà đến quán rƣợu chỉ có một loại thôi. Họ khát khao tình ái” [32, tr.27].
“Khi đã có rƣợu vào thì lũ đàn ông luôn sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu tới bến” [32, tr.28].
“Đàn bà luôn muốn chứng tỏ mình thuộc về lẽ phải cho dù đang làm những việc vô cùng khuất tất” [32, tr.98].
“Con đường tưởng như rất dài nhưng cái đích lại luôn ở đằng sau thế giới. Ngăn cách giữa bảo thủ và tiền phong như một bức tường thủng lỗ chỗ có thể lẫn đi sang nhau đƣợc” [32, tr.99].
101
“Thế giới đầy bí ẩn của hội họa không phải lúc nào và không phải ai cũng có thể tự tiện bước chân vào dù cánh cửa của nó luôn rộng mở” [32, tr.
262].
Và một triết lí rất sâu sắc của Diễm: “Ngừng vẽ cũng là một thái độ tự trọng, có thể là một nhân cách nữa” [32, tr.264].
Có thể nói, kinh nghiệm sống của hơn năm mươi năm cuộc đời với những trải nghiệm “đủ ngày, đủ tháng” đã khiến văn Đỗ Phấn có đƣợc sự triết lí chiêm nghiệm sâu sắc về mọi phương diện của đời sống. Những triết lí suy ngẫm này là sự lắng đọng của tâm hồn con người qua bao thăng trầm của cuộc đời và nghệ thuật cũng là những kết tinh của sự suy tưởng về chiều sâu bản thể con người và hiện thực cuộc sống. Và chính chúng đã chuyển tải thành công cảm thức phi lý trong các sáng tác của Đỗ Phấn.
102