CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI
2.1. CẢM THỨC VỀ HIỆN THỰC PHI LÝ
2.1.3. Đời sống nghệ thuật phi lý, trống vắng
Hiện thực phi lý trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn còn đƣợc tô đậm ở bức tranh đời sống hội họa Việt Nam đương đại với những góc nhìn xuyên thấu, bao quát, chân thực. Đây là một phương diện hiện thực mới mẻ xâu chuỗi năm sáng tác của nhà văn gợi lên những suy ngẫm trong lòng công chúng yêu nghệ thuật.
Trong thời hiện đại của thế kỉ XXI, thế kỉ của giao lưu và hội nhập văn hóa, khi xu thế toàn cầu hóa gia tăng, loại “ngôn ngữ quốc tế” (hội họa) này có đƣợc cơ hội vàng để phát triển và phát huy những tiềm năng chƣa đƣợc
44
khai phá. Nhƣng nghịch lý thay, đời sống nghệ thuật hội họa lại trống vắng và vô nghĩa đến phi lý. Tiểu thuyết Đỗ Phấn đã phóng chiếu một mảng hiện thực chua chát, đó là thị hiếu thực dụng trong nghệ thuật của con người và xã hội Việt Nam đương đại.
Phần lớn hoạt động của hội họa nói riêng, nghệ thuật nói chung và sự quan tâm của công chúng chỉ là sự đua đòi, bắt chước, chắp vá kệch cỡm.
Thành (Gần như là sống) đã từng bị chủ đầu tƣ áp đặt thị hiếu lên công trình khi họ đi loanh quanh thành phố chụp về đƣa cho anh những tấm ảnh và yêu cầu nhồi nhét thêm những chi tiết vào hàng thô bỉ nhất của kiến trúc thành phố. Triển lãm tranh là nơi giới thiệu những công trình nghệ thuật, kết kinh của lao động sáng tạo nhọc nhằn, miệt mài của họa sĩ đến công chúng bỗng trở thành phong trào đua tranh rầm rộ như người ta thi marathon: “Thành phố nhƣ đang lên cơn sốt mở triển lãm. Triển lãm cá nhân. Triển lãm nhóm. Triển lãm tranh của họa sĩ đương đại. Tranh của họa sĩ quá cố. Khi còn ở nhà một tuần ít nhất mi cũng nhận đƣợc hai giấy mời khai mạc” [26, tr.324]. Đồng thời với nó, “những gallery rầm rộ mọc lên trong thành phố” [32, tr.87] nhƣ càng chứng minh cho tinh thần đua đòi yêu hội họa của đám đông đô thị. Một bức tranh không còn là sản phẩm nghệ thuật đơn thuần mà đã trở thành một loại hàng hóa nguyên bản. Kẻ mua tranh xem nó là vật trang trí thể hiện địa vị và túi tiền, làm sang chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật. Người vẽ tranh muốn tạo ra những bức tranh rẻ tiền “chỉ bằng nửa gánh su hào” [32, tr.87] để bán, đánh vào thị hiếu của người mua. Chạy theo lợi nhuận và những lợi ích trước mắt đã làm mờ mắt những họa sĩ như Minh (Con mắt rỗng).
Tinh thần sáng tạo nghệ thuật, ý thức cống hiến và xây dựng nền hội họa tiên tiến cũng bị thui chột, nhường chỗ cho những tính toán thiệt hơn khi vẽ tranh để bán. Qua con mắt của nhà văn, mục đích thương mại đã bao trùm nền hội họa Việt Nam, lấn át mục đích nghệ thuật. Nghệ thuật hội họa bị biến thành
45
lối “làm ăn chộp giật của các chủ gallery” [26, tr.217]. Các họa sĩ nghe theo yêu cầu của các chủ gallery chỉ vẽ đi vẽ lại những gì bán đƣợc. Nghệ thuật và cái đẹp “chỉ đơn giản là ăn khách” [26, tr.217].
Hội họa trở thành hội chợ bán tranh và họa sĩ trở thành một thứ danh hão, một thứ mốt thời thượng để con người chạy theo bất chấp mọi thủ đoạn.
Cô sinh viên mĩ thuật mới ra trường Hương (Vắng mặt) là điển hình cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội trong nghệ thuật. Để có mác họa sĩ, những cô gái xinh đẹp như Hương không cần tới năng khiếu hội họa và quá trình làm nghệ thuật gian nan khổ luyện mà đã “đi tắt, đón đầu” bằng cách nhờ người tình thuê người lăng xê cô lên thành một họa sĩ tăm tiếng và dùng thủ đoạn trao thân để có đƣợc sự hỗ trợ của họa sĩ Thái Vũ trong những bức tranh vội vàng, nguệch ngoạc của mình, cho cuộc triển lãm sắp ra mắt. Nữ “dự khuyết” họa sĩ đã “sống một cuộc đời cẩu thả ngay từ những nét vẽ đầu tiên” [26, tr.290].
Bên cạnh đó, còn có một số nghệ sĩ sử dụng truyền thông để đánh bóng tên tuổi của mình bằng những phát ngôn “những điều cao cả về nghệ thuật chẳng giống chuẩn mực nào”. Mục đích thực dụng của những chiêu trò “tự bi a”, tâng bốc nhau lên để bán tranh, tìm kiếm giải thưởng, tài trợ, công trình,…
Một điều đáng lưu ý là ngoại trừ Chảy qua bóng tối, nhân vật chính trong bốn tiểu thuyết còn lại của Đỗ Phấn đều là họa sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dƣ: Vũ (Vắng mặt), Văn (Rừng người), Thành (Gần như là sống), Thế Hoàng (Con mắt rỗng). Qua những đối thoại giữa các nhân vật chính (đặc biệt là Hoàng – Con mắt rỗng) với những người bạn họa sĩ, những người làm về mỹ thuật đã làm hiện lên một cách sinh động đời sống giới họa sĩ, những điều chƣa biết về lĩnh vực hội họa, những vấn đề đặt ra cần giải quyết, những băn khoăn tìm tòi chọn lựa cho bước tiến của hội họa Việt đương đại. Tưởng như nền hội họa nhộn nhịp, rộn ra với những cuộc triển lãm, mua bán tranh ở bề
46
nổi là vậy nhƣng thực ra trong chiều sâu, hội họa đã đánh mất bản chất của mình, trở thành vong thân nghệ thuật.
Khi mục đích thương mại chứ không phải mục đích nghệ thuật đang trở thành ý thức chủ đạo dẫn dắt việc sáng tác của rất nhiều họa sĩ nhƣ đã nói ở trên thì những bức tranh không còn mang đầy đủ giá trị là một tác phẩm nghệ thuật nhƣ chính nó vốn có. Những bức tranh không còn là những sáng tạo nghệ thuật được thưởng thức và cảm nhận dưới góc nhìn của sự yêu thích và khám phá cái đẹp mà đã trở thành những vật trang trí thể hiện túi tiền và địa vị chủ nhân. Những cơ quan lớn, công ty lớn, khách sạn mua tranh với mục đích tăng cường quan hệ thương mại, tức là tự làm sang mình để mưu cầu việc khác chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật. Những bức tranh không còn là kết tinh của tài năng, cảm xúc và tâm huyết của họa sĩ nhƣ “một nghĩa cử cao đẹp” (Vincent Van Gogh) mà đã thành một hàng hóa thuần túy. Số đông họa sĩ “lợi dụng sự kém hiểu biết của dân mình mà lòe bịp bằng những tác phẩm thấp kém. Những thứ mà họ đang vẽ bày bán đầy rẫy trên thị trường không phải là tranh, chỉ là những sản phẩm mĩ thuật theo thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng trọc phú” [26, tr.208].
Nghệ thuật hội họa dường như chỉ là sự giả tạo, giả mạo. Nạn tranh giả, nạn chép tranh tràn lan, có cả một đội quân chép tranh thuê trong thành phố.
Đến nỗi, họa sĩ Vũ đã bị chặn lại ở các gallery vì nơi đây đã mạo danh tranh ông. Những bức tranh ở nhà đại sứ châu Á Chia Sam Kíp (Con mắt rỗng) cũng đều là giả hoàn toàn, từ tranh của những họa sĩ nổi tiếng nhƣ Bùi Xuân Phái đến tranh của họa sĩ Thế Hoàng. Không chỉ thế, “những biểu hiện phi nghệ thuật còn thể hiện trong những cuộc triển lãm ở thành phố. Những hiện tƣợng sao chép vi phạm bản quyền trắng trợn. Vi phạm của nhau và vi phạm với chính mình” [32, tr.244]. Giá trị của tác phẩm hội họa không nằm trong bản thân nó nữa mà bị phủ lên những yếu tố phi hội họa khác: quy mô cho
47
việc quảng cáo, phê bình nghệ thuật xúm vào tung hô, Mạnh Thường Quân đỡ đầu, họa sĩ còn có sáng kiến gửi tiền nhờ các gallery mua hộ tranh của chính mình” [32, tr.37]. Bản chất nghệ thuật vắng mặt ngay lúc nó hiện diện.
Sự thành công trong hội họa không còn đƣợc quyết định bởi cái đẹp mà bức tranh tạo ra mà là yếu tố “thời thƣợng thì thành công và thành công phải thời thƣợng ”[32, tr.37]: đồng tiền.
Sáng tác tranh là một hoạt động mang đậm dấu ấn cá nhân, đƣợc duy trì bởi cảm hứng hơn là sự kiểm soát của lý trí. Nhờ sự thăng hoa cảm xúc, các tác phẩm hội họa đôi khi thành công đến mức khiến tác giả cũng không ngờ tới cho dù chính họ đã tạo ra. Nhƣng ở đây, nghệ thuật hội họa đã trở thành thứ “quen tay”: “bàn tay quen việc lại tự động hoàn tất những công đoạn một cách thuần thục thiếu cảm xúc” [32, tr.109]. Vì vậy, những tác phẩm nghệ thuật đã thành thứ “tranh chợ” “thiếu phút bốc đồng hừng hực của cảm xúc.
Nhƣng lại đầy rẫy những tính toán chi li cực đoạn cứng nhắc” [32, tr.37]
trong tranh của Minh (Gần như là sống) và vô số họa sĩ khác.
Mặt khác, mục đích thương mại đã chi phối việc sáng tác tranh khiến cho họa sĩ trở thành người vẽ theo thị hiếu: “Họ chẳng bận tâm gì nhiều đến những thứ mình vẽ ra nữa. Có đứa nói thẳng sao tôi lại vẽ những thứ bà con trong này không thích cơ chứ” [32, tr.199]. Việc sản xuất tranh theo đơn đặt hàng, người chơi tranh can thiệp thô bạo vào ý đồ sáng tác của người họa sĩ,
“gọi điện đến nhà trình bày ý tưởng bức tranh, giục như giục thợ may” [31, tr.133] đã tạo nên vô vàn bức tranh na ná giống nhau nhƣ đồ điện tử sản xuất hàng loạt, thủ tiêu hoàn toàn dấu ấn riêng của tác giả và tác phẩm. Nghệ thuật trở thành thứ “lai căng mất gốc” [32, tr.99]. Chuẩn mực của nghệ thuật đích thực đã bị rũ bỏ nhường chỗ cho những cái méo mó, trá hình: “Những họa sĩ lẫy lừng thời thƣợng mà mi biết chắc chắn rằng khả năng hình họa của họ chẳng bao giờ đủ để vẽ một cô mẫu cho đúng với tỉ lệ thông thường. Họ học
48
tắt đón đầu bằng nhiều cách không cần qua trường mĩ thuật. Họ thường xuyên tuyên ngôn những điều cao cả chẳng giống chuẩn mực nào. Nhƣ một lũ cuồng dâm mặc sức tung hoành trong sự thấp kém thẩm mĩ của dân trí? Nhƣng thật lạ kỳ. Không phải am tường cặn kẽ và rung động thẩm mĩ mà chính là sự thấp kém ấy đã làm nên những tên tuổi vài họa sĩ đương đại” [26, tr.348].
Hơn thế nữa, nền phê bình mĩ thuật đáng ra phải có chức năng định hướng, góp phần làm cầu nối giữa tác phẩm mĩ thuật và người xem nhằm tạo nên một nền hội họa phát triển thì lại không những không phát huy tác dụng mà còn bị đồng tiền chi phối đến kiệt cùng. Với cuộc triển lãm của Hương (Vắng mặt), trước khi mở cửa, cánh báo chí đã loan tin chắc nịch về “một phát hiện mới của hội họa thành phố”. Để rồi sau đó, các nhà phê bình có tên tuổi đã nhận xét nước đôi, không rõ khen hay chê, tránh búa rìu dư luận và đủ để nhận tiền thù lao. Về phía công chúng, “chơi tranh” không còn là thú vui thưởng thức nghệ thuật nữa mà chỉ là sự “trưởng giả học làm sang” tầm thường tạo nên những thảm họa trọc phú như trong ngôi nhà của đại gia Vĩnh (Gần như là sống).
Người xem “thẩm định bằng tai”, qua báo chí, mua tranh khoe túi tiền;
họa sĩ vẽ tranh để bán, bênh vực nhau chằm chặp, “nhà lí luận phê bình thường tiếp xúc với tác phẩm thông qua con đường chữ nghĩa, biến tướng của cách thẩm định bằng tai” [31, tr.133] và đánh giá tác phẩm vì tiền. Nghệ thuật với bản chất vốn có là hoạt động sáng tạo, thăng hoa của cảm xúc, là “con đường dẫn ta vào thế giới của cái đẹp” đã biến dạng thành sự đua đòi, bắt chước, giả mạo, “làm sang”, “ăn khách”, chịu sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền thời thương mại hóa ở cả người sáng tác lẫn công chúng tiếp nhận. Hội họa đích thực với những bản chất, chuẩn mực và ý nghĩa vốn có của nó dường nhƣ không còn tồn tại. Hội họa và nghệ thuật trở nên trống vắng, vô nghĩa ở chính trong sự đông đúc, nhộn nhạo của nó. Đây chính là sự trớ trêu, phi lý
49
của hiện thực. Cái phi lý là một “thực thể tồn tại khách quan” (Kafka) mà nhà văn tuyệt vọng tìm hiểu suốt cả cuộc đời.
Là một họa sĩ có tên tuổi trong làng hội họa đương đại, những gì được Đỗ Phấn viết ra chính là những trải nghiệm chân thực, quý giá, những tự vấn, trăn trở, day dứt của một nghệ sĩ đau đáu với nền mĩ thuật Việt Nam. Thông qua những họa sĩ nhƣ Vũ, Văn, Thành, Hoàng, nhà văn gửi gắm thông điệp:
Sự thành tạo một người nghệ sĩ là quá trình khởi động và thúc đẩy bởi những nhu cầu nội tâm, bởi trước hết việc nhận ra và trung thực với nhu cầu đó mà không dễ dãi lừa mị tự ru mình.