CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETIN G TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC I
2.1. Tổng quan về thị trường thông tin di động
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường thông tin di động tại Việt Nam
Theo http://telecom it.vn/thi- -truong thong - -- -tin di dong viet nam thach- - - -thuc- va- - -co hoi phat trien/226/111.dialoose-
Trong thời đại mang tính “kết nối” cao như hiện nay, chiếc điện thoại di động đã trở nên quen thuộc, là vật bất ly thân của đông đảo người dân trong xã hội, từ nông thôn đến thành thị. Cách đây 15 năm, khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, điện thoại di động được coi như thứ “đồ chơi xa xỉ”, đóng mác “độc quyền” của những người thuộc tầng lớp VIP hoặc giới doanh nhân.
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, điện thoại di động dần trở nên phổ cập, lặng lẽ ăn sâu vào đời sống cuả mọi tầng lớp nhân dân như một sự tất yếu.
Giờ đây, điện thoại di động đã trở thành “bình dân” trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thông tin di động.
Từ những viên gạch đầu tiên
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, điện thoại di động đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Còn ở Việt Nam, chúng vẫn là một thứ lạ lẫm, xa vời và tốn kém. Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Cuộc gọi di động đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam hơn 15 năm trước, vào tháng 5/1994. Người dân tại TP. HCM và các tỉnh Khánh Hoà, Vũng Tàu lúc đó đã được tận mắt chứng kiến sự kiện chiếc điện thoại không cần dây, có thể mang ra ngoài đường để gọi và nghe điện thoại. Tiếp theo đó là một thời kỳ chiếc ĐTDĐ được xem như một biểu tượng của một doanh nhân thành đạt, một dấu ấn thời trang sành điệu của giới trẻ. Tiếp sau những viên gạch đầu tiên do MobiFone xây đắp, sự ra đời của Vinaphone vào năm 1996 đã tạo cho thị trường di động Việt Nam những bước khởi đầu quan trọng, cho dù phần lớn người dân chưa thể tiếp cận và sử dụng ĐTDĐ vì mức cước phí mỗi tháng lên tới hàng triệu đồng.
Các mạng di động của VNPT có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính
Học viên: Nguyễn Trọng Sơn Lớp Cao học QTKD 2007-2009 52
quyền từ Trung ương tới địa phương, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc VNPT liên kết với đối tác Comvik xây dựng mạng MobiFone, đồng thời phát huy nội lực, tự xây dựng mạng di động VinaPhone đã đánh dấu bước đột phá mạnh mẽ và hướng đi đúng đắn của VNPT vào công nghệ hiện đại. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường, đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của Viễn thông Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Không chỉ tập trung phát triển ở các trung tâm kinh tế, chính trị lớn, ngay từ khi mới thành lập, VNPT đã chủ trương mở rộng vùng phủ sóng tới các vùng sâu, vùng xa, của đất nước. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp Đảng và chính quyền, mà còn tạo ra sự bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin liên lạc giữa các vùng, miền địa phương, đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế, du lịch của đất nước. Vượt qua những cách ngăn về thời gian, không gian địa lý, các mạng thông tin di động của VNPT đã trở thành sợi dây liên kết những cung bậc tình cảm giữa con người với con người.
Đến thời kỳ phát triển bùng nổ
Thị trường thông tin di động Việt Nam đã có tới 7 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Theo thống kê mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chỉ tính riêng với dịch vụ thông tin di động, số thuê bao đã lên tới trên 48 triệu, tương đương với mật độ 56,5% máy di động/100 dân. Trong đó 2 mạng di động của VNPT chiếm 53% thị phần, Viettel chiếm 41% thị phần, các mạng còn lại như S-Fone, EVN Telecom và HT Mobile chiếm khoảng 6% thị phần còn lại. Trong khi đó, báo cáo tổng kết năm 2007của Bộ TT&TT cho thấy tổng số thuê bao cả di động và cố định cũng chỉ đạt 46,94 triệu thuê bao, tương đương với 55,22 máy/100 dân. Đây chính là một minh chứng sinh động nhất để nói về thị trường viễn thông Việt Nam trong 6 tháng vừa qua.
VNPT không ngừng đầu tư, phát triển mạng lưới, mở rộng dung lượng tổng đài, nhằm đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển thuê bao và nhu cầu liên lạc của khách hàng. Đến nay, VNPT đã có tổng số 27 triệu thuê bao di động trên hai mạng.
Trong Hội nghị Viễn thông Quốc tế Việt Nam 2008 được tổ chức từ ngày 12-13/6/2008 tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông
Học viên: Nguyễn Trọng Sơn Lớp Cao học QTKD 2007-2009 53
Lê Nam Thắng đã nhấn mạnh đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU):
“Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất trên thế giới.” Công ty tư vấn viễn thông RJB cũng đưa ra những nhận xét tích cực: Việt Nam là một ngôi sao mới đang nổi lên trong khối các nền kinh tế ASEAN về phát triển mạng băng rộng, và tốc độ tăng trưởng viễn thông của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng nhanh. Công ty này còn dự đoán đến năm 2012, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ có khoảng 89 triệu thuê bao di động (tức mật độ di động sẽ lên tới 99%).
Thách thức vẫn còn nhiều
Năm 2008, với sự cố gắng của tất cả các doanh nghiệp viễn thông, bằng hàng loạt các biện pháp như đầu tư mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng (tổng số trạm BTS hiện nay đã lên tới trên 20.000 trạm), nâng cao chất lượng cuộc gọi, giảm tỉ lệ gián đoạn cuộc gọi… chất lượng dịch vụ di động đã có những cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, tình trạng nghẽn mạng cục bộ, đặc biệt là vào các dịp Lễ, Tết vẫn còn xảy ra nhiều.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm, số thuê bao mới của các mạng đã tăng tới trên 10 triệu thuê bao, đạt mức tăng trưởng 145%. Tuy nhiên, tại Hội nghị Viễn thông Quốc tế 2008, hãng tư vấn RJB đã đưa ra những con số đáng suy nghĩ: Trong tổng số thuê bao di động tại Việt Nam, số thuê bao di động trả trước chiếm khoảng 85% (trên thực tế con số này còn cao hơn với khoảng 90%). Mức doanh thu trung bình tính trên một thuê bao (ARPU) vào khoảng 6 USD/tháng giảm hơn một nửa so với thời - điểm trước năm 2007.
Rõ ràng, nhìn vào tốc độ phát triển thuê bao của dịch vụ di động, có thể phần nào thấy được sức nóng của thị trường viễn thông Việt Nam. Trong thời gian tới, dịch vụ di động sẽ vẫn tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng mạnh như hiện nay. Mặc dù vậy, với con số 48 triệu thuê bao (tương đương với hơn 50% dân số), dịch vụ này đang đi gần tới ngưỡng bão hòa.
Do cạnh tranh gay gắt nên các nhà cung cấp đua nhau thu hút khách hàng bằng nhiều hoạt động quảng cáo, khuyến mại. Hoạt động khuyến mại được các doanh nghiệp sử dụng nhiều đến nỗi một số nhà phân tích và nhà báo đã nhận định rằng khuyến mại được các doanh nghiệp sử dụng để giữ chân khách hàng (trong khi
Học viên: Nguyễn Trọng Sơn Lớp Cao học QTKD 2007-2009 54
về mặt lý thuyết hoạt động này là một tác nhân làm giảm sự trung thành của khách hàng với dịch vụ). Do đó, tình trạng thuê bao đổi mạng ngày càng nhiều, dẫn đến việc rất khó thống kê số thuê bao thực.
Cơ hội dành cho mọi doanh nghiệp
Khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng cơ hội cũng đang trải rộng trước mắt các nhà khai thác. Sử dụng các dịch vụ gia tăng di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người dùng. Đến thời điểm này, thị trường dịch vụ gia tăng di động Việt được đánh giá là khá phong phú, cạnh tranh sôi động với nhiều hình thức và hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu lớn.
Hiện MobiFone đang là một trong số doanh nghiệp dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia tăng với khoảng 40 dịch vụ được cung cấp. Trên nền thoại bao gồm: gọi số tắt, gọi quốc tế, chuyển vùng quốc tế, chuyển vùng trong nước, chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi, giữ cuộc gọi, chờ cuộc gọi, hộp thư thoại, fax data, Funring, cấm hiển thị số, hiển thị số... Đặc biệt, với dịch vụ SMS và trên nền SMS bao gồm nhắn tin thông thường, nhắn tin đến các tổng đài 996, 997, 998, 8XXX, 1900XXXX,...
Hầu hết những dịch vụ này của MobiFone, các mạng di động VinaPhone, Viettel, SFone, E-Mobile của EVN Telecom đều cũng đã cung cấp tới người dùng.
Vào thời điểm hiện tại, cả 3 mạng dẫn đầu (MobiFone, VinaPhone, Viettel) đều thuộc sở hữu nhà nước 100%. Tuy nhiên, với việc đây là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao, duy trì tỷ lệ sở hữu 100% nhà nước sẽ không tạo động lực lớn cho sự tăng trưởng bền vững, tính đột phá trong những quyết định kinh doanh. Trong số 3 mạng di động này, hiện tại, MobiFone mạng di - động đầu tiên tại Việt Nam, lại là doanh nghiệp được chọn làm mạng di động đầu tiên thực hiện cổ phần hoá. Việc cổ phần hóa sẽ cho phép các doanh nghiệp thông tin di động tận dụng được các cơ hội mới trên thị trường di động vốn đã nóng như hiện nay.
Có quá nhiều khó khăn để thực sự tăng trưởng cả về lượng thuê bao và doanh thu đang chờ đón họ ở phía trước. Hơn bao giờ hết, cạnh tranh trong thị trường BC- -VT CNTT và nhất là thị trường viễn thông lại đi vào chiều sâu như bây giờ. Từ việc giành giật từng phần trăm thị phần, đến chỗ đứng của thương hiệu dịch vụ và doanh nghiệp trên thương trường, rồi việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật phù
Học viên: Nguyễn Trọng Sơn Lớp Cao học QTKD 2007-2009 55
hợp với từng bước phát triển và các chiến lược trung - dài hạn, xác định con đường ngắn nhất để tiến lên 3G, đến việc củng cố và xây dựng đội ngũ nhân sự… Tất cả đều được các doanh nghiệp cân nhắc và triển khai với thái độ cẩn trọng. Các mạng di động, đặc biệt là VNPT với vị thế hàng đầu về thị phần đang không ngừng đầu tư và phát triển mạng lưới một cách hợp lý, hiệu quả; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ mạng, cập nhật công nghệ hiện đại, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, đồng thời có những bước đi thích hợp, nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập viễn thông quốc tế.