THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG BẢO QUẢN TÔM CỦA CÁC CAO DỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 83 - 113)

– nhóm chất cho khả năng chống oxi hóa tốt).

Cao n-hexan cho khả năng chống oxi hóa kém nhất trong 3 loại cao, phù hợp với tính chất của dung môi n-hexan (là dung môi tách chiết thu hẹp phạm vi chưng cất của dầu trích, với hàm lượng chất màu, chất thơm thấp, giúp loại bỏ các chất màu, thơm không cần thiết). Các chất màu alkaloid bị loại bỏ sẽ giảm khả năng chống oxi hóa của cao n-hexan xuống.

Khả năng chống oxi hóa của cao ethanol tương đương với vitamin C ở cùng nồng độ. Tuy nhiên khả năng chống oxi hóa của cao ethanol không ổn định, càng tăng hàm lượng cao thì khả năng chống oxi hóa lại giảm dần.

Kết quả này phù hợp với tính chất của các dung môi tách chiết, thực vậy dung môi có cực ethanol có tính chọn lọc thấp, cho phép tách chiết được nhiều hợp chất nhất từ hành tăm. Do vậy trong cao ethanol ngoài các hoạt chất có tính chống oxi hóa còn có nhiều các tạp chất lẫn vàọ Vì vậy khi tăng hàm lượng cao lên thì số lượng các tạp chất cũng tăng lên và nó có thể ức chế quá trình chống oxi hóa của cao ethanol dẫn đến tính chống oxi hóa giảm dần.

Từ những phân tích trên cho thấy: khả năng chống oxi hóa của các CDC nhận được từ củ hành tăm đều khá tốt. Cao ethanol ở hàm lượng 2 mg/ml cho khả năng chống oxi hóa tốt nhất, cao hơn cả khả năng chống oxi hóa của vitamin C (một chất có khả năng chống oxi hóa khá tốt) ở cùng nồng độ. Như vậy, có thể sử dụng các CDC từ củ hành tăm để thay thế các hóa chất chống oxi hóa khác trong bảo quản thực phẩm, trong y học và trong đời sống.

3.5. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG BẢO QUẢN TÔM CỦA CÁC CAO DỊCH CHIẾT CHIẾT

Từ kết quả kiểm định khả năng kháng vi sinh vật nhận được của CDC ở trên, đề tài tiến hành thử nghiệm khả năng bảo quản tôm của CDC từ hành tăm sử dụng 2 loại dung môi: n-hexan và ethanol.

-71-

Nghiên cứu được tiến theo phương pháp được trình bày trong phần 2.2.7. và kết quả đánh giá cho điểm được tiến hành theo phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn TCVN 3215–79 (phần 9. phụ lục 1).

Kết quả thu được thể hiện trên hình 3.18 và các bảng từ bảng 3.18 đến bảng 3.29. phụ lục 1. 16 13.7 4.5 16.9 14.8 11.5 6.9 17.2 15.7 14.3 8.3 8.4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 15h 25h 35h 45h

Thời gian bảo quản

Đ iể m T B c ảm q u an

Mẫu đối chứng Mẫu quết cao etanol Mẫu quết cao n-hexan

Hình 3.18: Tác dụng bảo quản tôm tươi của các CDC

Nhận xét và thảo luận:

Từ kết quả nghiên cứu thể hiện trên hình 3.18 và hình 3.26 phụ lục 2, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Cả 2 loại CDC n-hexan và ethanol đều có tác dụng làm chậm quá trình biến đổi tính chất cảm quan khi sử dụng để bảo quản tôm tươị

Càng tăng hàm lượng CDC quết trên tôm, độ biến đen trên đầu tôm giảm dần và chất lượng cảm quan của tôm cũng tốt hơn so với mẫu đối chứng.

Trong cùng một thời gian bảo quản, mẫu tôm được quết cao n-hexan luôn cho tổng điểm cảm quan lớn nhất.

Mẫu đối chứng: đầu tôm bị biến đen nhanh, nhiều hơn, mùi, vị và trạng thái của tôm cũng biển đổi nhanh hơn so với các mẫu thực nghiệm. Tổng điểm trọng lượng luôn thấp nhất nhất trong các khoảng thời gian bảo quản khác nhaụ Đạt điểm thấp nhất trong tất cả các khoảng thời gian đánh giá là 4,5 điểm khi bảo quản trong thời gian 45 giờ.

-72-

Sau 15h tổng điểm trọng lượng của mẫu tôm bảo quản bằng cao n-hexan là 17.2 điểm và cao hơn mẫu bảo quản bằng cao ethanol là 0,3 điểm. Cả 2 mẫu tôm bảo quản bằng cao n-hexan và cao ethanol đều còn đảm bảo chất lượng gần như ban đầụ

Sau 25h đầu tôm đã bắt đầu biến đen: mẫu tôm được bảo quản bằng cao n-hexan cho thấy ít bị biến đen hơn, tổng điểm cảm quan trọng lượng lớn hơn cho thấy chất lượng cảm quan còn tốt hơn so với mẫu bảo quản bằng cao ethanol.

Sau 35h thì ở cả 2 mẫu tôm đều có sự biến đen rõ rệt, chất lượng có phần giảm sút. Mẫu quết cao n-hexan độ biến đen cũng thấp hơn so với mẫu quết cao ethanol, tổng điểm cảm quan trọng lượng của mẫu quết cao n-hexan (14,3 điểm) cao hơn 2,8 điểm so với mẫu quết cao ethanol và cao hơn 7,9 điểm so với mẫu đối chứng).

Sau 45h các mẫu tôm đã biến đen rõ rệt, bay mùi nồng nặc vị khai, thối khó chịu (tổng điểm cảm quan trọng lượng quá thấp), chất lượng của tôm rất kém không còn sử dụng làm thực phẩm cho con người được.

Các kết quả phân tích ở trên cho thấy: Cả 2 cao dịch chiết n-hexan và cao ethanol đều có khả năng bảo quản tôm khá tốt. Sau thời gian 25h bảo quản chất lượng tôm ở cả 2 mẫu bảo quản vẫn còn tương đối tốt.

Kết quả cũng cho thấy: tôm bảo quản bằng cao n-hexan cho kết quả đánh giá cảm quan tốt hơn cao ethanol. Điều này phù hợp với kết luận cao n-hexan có hoạt tính kháng vi sinh vật cao hơn cả.

Cao dịch chiết từ hành tăm thể hiện hướng ứng dụng mới không chỉ trong y dược như tinh dầu hành hương mà còn ứng dụng khá tốt trong bảo quản thực phẩm.

Như vậy, có thể ứng dụng các cao dịch chiết từ củ hành tăm trong quá trình bảo quản thực phẩm, thay thế cho các loại hóa chất bảo quản độc hại hiện nay đang được sử dụng tràn lan trên thị trường và thời gian bảo quản cũng được khá lâu, lại vừa an toàn cho người sử dụng.

3.6. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÁC CHẤT CÓ TRONG CAO DỊCH CHIẾT

Nghiên cứu được tiến hành với 2 loại CDC (cao n-hexan và cao ethanol) theo phương pháp được mô tả ở phần 2.2.8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích phổ GC-MS của cao n-hexan thể hiện trên hình 3.24 và của cao ethanol thể hiện trên hình 3.25 phụ lục 2 và một số cấu tử chính có trong cao n- hexan và cao ethanol được trình bày ở bảng 3.16 và bảng 3.17 sau đây:

-73-

Bảng 3.16. Một số cấu tử chính của cao n-hexan

STT TR % S Hợp chất CTPT và CTCT CAS#

1 3.783 0,66 2-Pyridinepropanoic acid,.alphạ metyl-.betạ-

oxo-, ethyl ester

C11H13NO3 0-0-0 2 5,221 2,66 Ethanol, 2-butoxy C6H14O2 111-76-2 3 6,362 0,75 2- methioxy[1]benzothieno [2,3-c]quinolin-6(5H)- one C16H11NO2 70453-75-7 4 7,847 0,80 1,2,3-tri (t- butyl)cyclopropenylium- hydrogene dichloride C15H28Cl2 105562-65-0 5 11,454 35,78 Benzene, 1-methoxy-4- (2-propenyl) C10H12O 140-67-0 6 13,890 6,57 Trimethylsilyl ester of 3- methyl-2- trimethylsilyloxy - benzoic acid C14H24O3Si2 0-0-0 7 14,178 2,83 1-tetradecanol C14H30O 112-72-1 8 14,347 2,14 1-methylbutyl nitrite C5H11NO2 0-0-0 9 16,073 17,96 1,2-benzenedicarboxylic

acid, Diethyl ester

C12H14O4 84-66-2 10 17,591 5,99 1-hexadecanol C16H34O 36653-82-4 11 17,937 2,06 Nonan, 1-iodo C9H19I 4282-42-2

-74- 12 18,210 0,81 1-propanol, 2,2- dimethyl-, benzoate C12H16O2 3581-70-2 13 20,987 5,87 1,2- benzenedicarbonxylic acid, bis(2-methylpropyl) ester C16H22O4 84-69-5 14 23,141 6,12 1,2- benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester

C16H22O4

84-74-2

Nhận xét và thảo luận:

Bảng 3.16 cho thấy, cao n-hexan có chứa 14 cấu tử, trong đó một số cấu tử có hàm lượng lớn trong cao n-hexan là: Benzene, 1-methoxy-4-(2-propenyl); 1,2-

benzenedicarboxylic acid, diethyl ester; 1-hexadecanol. Các cấu tử trên là các acid, các ester và các phân tử gốc rượụ Điều đó cho ta thấy được khả năng kháng vi sinh vật của cao n-hexan.

-75-

Bảng 3.17. Một số cấu tử chính của cao diclorometan

STT tR % S Hợp chất CTPT CAS#

1 13,882 4,09 2-ethylhexanol C8H18O 104-76-7

2 16,072 11,74

1,2-

benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester

C12H14O4 84-66-2 3 17,593 3,00 1-dodecanol C12H26O 112-53-8 4 20,999 3,30 1,2- benzenedicarbonxylic acid, bis(2- methylpropyl) ester C16H22O4 84-69-5 5 22,199 1,09 1,1,1,3,5,5,7,7,7- nonamethyl-3- (trimethylsiloxy) tetrasiloxane C12H36O4Si5 38146-99- 5 6 23,152 3,49 1,2- benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester

C16H22O4

84-74-2

Nhận xét và thảo luận:

Bảng 3.17 cho thấy cao ethanol có chứa 6 cấu tử và một số cấu tử chính là 2- ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester. Các cấu tử trên phần lớn cũng là các acid, các ester và các hợp chất có nhóm chức rượụ Điều đó cũng cho thấy được khả năng kháng khuẩn của cao ethanol.

Các kết quả này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu về sau, phân lập xác định cấu tạo của các cấu tử chính có trong các CDC sử dụng dung môi n-hexan và dung môi diclorometan để từ đó giải thích rõ hơn về tác dụng kháng khuẩn kháng nấm và chống oxi hóa của các CDC từ củ hành tăm là do thành phần nào có trong củ hành quyết định. Từ đó đưa ra hướng nghiên cứu phân lập, tách các chất đó ra để ứng dụng trong y, dược học và trong đời sống của con ngườị

-76-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận:

1. Đã chọn lựa được phương pháp xử lý hành tăm tươi bằng phương pháp sấy trong nhiệt độ 500C cho độ ẩm 13,8%, nâng cao hiệu suất tách chiết mà không ảnh hưởng tới hoạt tính của dịch chiết nhận được.

2. Đã chọn được phương pháp tách chiết hoạt chất từ hành tăm khô có khả năng kháng vi sinh vật và khả năng chống oxi hóa là phương pháp chiết Soxhlet với 3 loại dung môi là: diclorometan, n-hexan, ethanol.

3. Đã xác định khả năng vi sinh vật của các CDC và CDC bằng dung môi n- hexan có khả năng kháng vi sinh vật kiểm định tốt nhất. Trên cơ sở đó chọn dung môi thích hợp nhất là n-hexan trong phương pháp chiết Soxhlet.

4. Đã xác định liều lượng tối thiểu (MIC) đối với 6 chủng vi khuẩn kiểm định: + Cao n-hexan với B. cereus BK7 và Salmonella BK1 (2,5 mg/ml), với Ẹ coli

BK2 (5 mg/ml); với S. aureus BK3 và B. subtilis BK5 (10 mg/ml); với Pseudomonas

BK4(20 mg/ml).

+ Cao ethanol với vi khuẩn B. cereus BK7 và B. subtilis BK5 (5 mg/ml); tiếp theo với Salmonella BK1 (10 mg/ml); sau đó với Ẹ coli BK2 và S. aureus BK3 (20 mg/ml); với Pseudomonas BK4(30 mg/ml).

+ Cao diclorometan đối với vi khuẩn B. cereus BK7 (mức 10 mg/ml).

5. Đã khảo sát khả năng bảo quản tôm tươi bằng dịch chiết hành tăm từ n-hexan và từ ethanol. Kết quả cho thấy có thể ứng dụng để bảo quản tôm trong ngày mà không cần phải sử dụng các chất bảo quản hóa học. Bảo quản bằng dịch chiết từ n-hexan thể hiện tốt hơn so với dịch chiết từ ethanol.

6. Đã xác định được khả năng chống oxi hóa của 3 loại CDC nhận được. Cao ethanol cho hoạt tính chống oxi hóa cao nhất tương đương với vitamin C.

Kiến nghị:

1. Xác định thành phần hóa học cụ thể của các CDC, từ đó nhận biết các hợp chất có khả năng kháng vi sinh vật.

2. Nghiên cứu tối ưu điều kiện tách chiết để nâng cao hiệu suất thu hồi các hoạt chất.

3. Nghiên cứu ứng dụng CDC hành tăm trên các loại sản phẩm thực phẩm để định hướng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.

-77-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt.

1. Tô Kim Anh, “Thí nghiệm hóa sinh công nghiệp”, Viện Công Nghệ Sinh Học và Thực Phẩm, bộ môn hóa sinh, trường Đại học Bách khoa, Hà Nội, 1997.

2. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi, “Cơ sở hóa học phân tích”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

3. Đặng Xuân Cường, “Nghiên cứu thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ rong nâu Dictyota dichotoma Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Nha Trang, 2009.

4. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến, “Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1991.

5. Lê Tự Hải, “Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học cao dich dịch chiết từ cây pơmu Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, 2007.

6. Nguyễn Thị Thu Hằng, “Nghiên cứu tách chiết và xác định hàm lượng axit trong vỏ quá bứa khô”, Đại học Đà Nẵng, 2008.

7. Nguyễn Thị Hiền, “Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực thực phẩm”, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2009.

8. Phạm Hoàng Hộ, “Cây cỏ Việt Nam”, Quyển I, Nhà xuất bản trẻ, 1999. 9. Trần Việt Hưng, “Từ điển thảo mộc dược học”, Nhà xuất bản y học, 1999. 10. Lê Khả Kế, “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, 1971. (305-310)

11. Từ Văn Mặc, “Phân tích hóa lý phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc phân tử”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003.

12. Lã Đình Mỡi, “Tài nguyên thực vật Việt Nam, những cây có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

13. Nguyễn Thu Phương, “Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất thuộc lớp chất tecpenoit từ cây Mỡ Phú Thọ (Manglietia phuthoensis

Dandy)”, Luận văn thạc sỹ, Đại học bách khoa Hà Nội, 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Đỗ Việt Phương, “Nghiên cứu thu nhận một số chất mầu có nguồn gốc thiên nhiên và ứng dụng trong chế biến các sản phẩm mô phỏng từ surimi”, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Nha Trang, 2005.

-78-

16. Trần Linh Thước, “Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2009.

Tài liệu tiếng Anh.

17. Aggarwal BB et al (2003), “Anticancer potenitial of curcumin preclinical and clinical studies, Anticancer Res 2003”

18. Ammanamanchi S. R. Aujaneyulu, Moturu V. R. Krishnamurthy and Gottumukkala V. Rao, Rare Aromadendrane, “Deterpenoids from a new soft coral species of sinularia genus of the India ocean”, Tetrahedron, (1997), 53(27), 9301- 9312.

19. Bhabani S. Jena, Guđadarangavvanahallỵ Jayaprakasha, Kunnumpurath K. Sakariah, (2002), "Organic Acids from Leaves, Fruits, and Rinds of Garcinia cowa", Journal of Agricultural and Food chemistry, 50(12), 3431-3434.

20. Bringmann G., Saeb W., Assi L.Ạ, Narayanan ẠS.S., Peter K., Peter ẸM., (1997), “Betulinic axit. Isolation from Triphyophyllum peltatum and Ancistrocladus, Antimalarial Activity, and Crytal Structure of the Benzyl Ester”, Planta Med., 63, 255- 257.

21. Burt S. (2004), “Essential oils: their antibacterial properties and potential applications an food”, International Journal of food Microbiology 94, pp.223-253.

22. Connolly J.D., Hill R.Ạ and Ngadjiui B.T. (1989), “Triterpenoids”, Natural Product Reports, 6, 475.

23. Gunenal Z., L. Omur Denurezek, “Flavonol Glycoside from Rutaceae”, J. Chem.29, 2005.

24. James J. Sims and John Ạ Pettus, “Isolation of free cis and trans-phytol from the red alga Gracilaria andersoniana”, Phytochemistry, (1976), 15(6), 1076-1077.

25. Jayaprakasha, G. K.; Sakariah, K. K (1998), “Determination of organic acids in Garcinia cambogia by HPLC”, Journal of Chromatography A, 806(2), 337-339.

26. Kashiwada Ỵ, Hashimoto F., Cosentino L.M., Chem C.H., Garett P.Ẹ, Lee K.H., (1996), “Bectulinic axit and dihydrobectulinic axit derivatives as poten anti-HIV agents”J. Med. Chem., 39, 1016-1017.

27. Kashiwada Ỵ, Nagao T., Hashimoto Ạ, Okabe H., Cosentino L.M., Fowke K., Morris-Natschke S.L., Lee K.H., Ikeshiro Ỵ, (2000) “Anti-AIDS agents, 38 Anti- HIV activity of 30 O-Acyl ursonic axit derivatives”J. Nat. Prod., 63, 1619-1622.

-79-

28. Kouki ONO, Naho SUGIHARA, Yuko HIROSE, Kumiko KATAGIKI (2003), An examination of optimal extraction solvents for anthocyanin pigments from Black Rice produced in Gifu, Gifu City Women’s Research Bulletin.

29. Lesueur D., Ninh Khac Ban, Ange Bighelli, Alain Muselli and Joseph Casanova (2006), “Analysis of the root oil of Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas (Cupressaceae) by GC, GC–MS and 13C-NMR”, Flavour And Fragrance Journal, 21: 171-174

30. Li Huang, Chin Ho Chen (2002) “Molecular target of anti-HIV 1 triterpenes” Current drug target-infection disorder, 2, 33-36.

31. Mahato S.B., Sen S., (1997) “Advances in terpeniods reseach, 1990-1994”, Phytochemistry, 44, (7), 1185-1236.

32. Mastelic J., 1 ỌPoliteo, 2 Ị Jerkovic, 1 and N.Radosevic3 (2005), “Composition and antimicrobial activity of Helichrysum italicum essential oil and its terpene and terpennoid fractions”, Chemistry of Natural Compounds, 41, 1.

33. Prabuseennivasan S., Manickkam Jayakumar and Savarimuthu Ignacimuthu (2006), “In vitro antibacterial activity of some plant essential oils”, BMC complemetary and Alternative Medicine, pp.1427-1442.

34. Rasool N., Abdul Qasim Khan, Viqar Uđin Ahmad and Abdul Malik, “A benzoquinone and a coumestan from Psoralea plicata”, Phytochemistry, (1991), 30(8),

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 83 - 113)