Đánh giá định tính khả năng kháng nấm mốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 67 - 70)

Tiến hành xác định khả năng kháng nấm của 3 loại CDC trên 2 chủng nấm

Aspergillus niger và Penicilium oxalicum currie and thom. CDC được pha loãng với

dung môi ethanol tới các nồng độ khác nhau 0,03 mg/µl dung môi; 0,04 mg/µl dung môi; 0,05 mg/µl dung môi; 0,06 mg/µl dung môi, dịch pha loãng được đưa vào các lỗ trên đĩa thạch và xác định theo phương pháp mô tả trong phần 7.phụ lục 1.

Sau 24-48h tiến hành quan sát và đo đường kính vòng kháng nấm.

Khả năng kháng đối với chủng nấm Aspergillus niger

-55-

Diclorometan N-hexan cồn Ethanol

Hình 3.7. Khả năng kháng nấm Aspergillus niger của các CDC

ĐC: mẫu đối chứng. Lỗ số 3,4,5,6 có hàm lượng CDC tương ứng: 0,03; 0,04; 0,05; 0,06. (mg/µl dung môi). Đường kính các lỗ đục là 4mm. Đường kính vòng kháng khuẩn lỗ đối chứng 5mm

Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn được thể hiện trên bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đường kính vòng kháng nấm Aspergillus niger (mm)

Nhận xét và thảo luận:

Kết quả nghiên cứu thể hiện trên hình 3.7 và bảng 3.7 cho thấy:

Cả 3 loại CDC đều có khả năng ức chế chủng nấm mốc Aspergillus niger.

Càng tăng hàm lượng CDC thì khả năng kháng nấm mốc càng tăng, thể hiện ở kích thước đường kính vòng kháng nấm tăng dần: đối với cao n-hexan đường kính vòng kháng tăng từ 5,5mm (ở hàm lượng cao 0,03 mg/µl dung môi) lên tới 9,5mm (ở hàm lượng cao 0,06 mg/µl dung môi).

Cao n-hexan có hoạt tính kháng nấm đối với chủng Aspergillus niger lớn nhất (bán kính vòng kháng khuẩn lớn nhất) so với các CDC còn lại: tiêu biểu là ở hàm lượng cao 0,06 mg/µl dung môi đường kính vòng kháng của cao n-hexan lớn nhất (9,5mm) cao hơn so với đường kính vòng kháng của cao ethanol 0,5mm và cao hơn đường kính vòng kháng của cao diclorometan là 2,5mm trong cùng điều kiện.

Hàm lượng CDC (x 10-2 mg /µl dung môi)

Dung môi

3 4 5 6

Diclorometan 5,5 6 6,5 7

N-hexan 5,5 6 7,5 9,5

-56-

CDC sử dụng dung môi diclorometan có hoạt tính kháng nấm kém nhất (bán kính vòng kháng khuẩn bé nhất).

b. Khả năng kháng đối với chủng Penicilium oxalicum currie and thom

Kết quả thể hiện trên hình 3.8.

Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn được thể hiện trên bảng 3.8.

Bảng 3.8. Đường kính vòng kháng nấm Penicilium oxalicum currie and tom (mm)

Nhận xét và thảo luận:

Kết quả nghiên cứu thể hiện trên hình 3.8 và bảng 3.8 cho thấy:

Cả 3 loại CDC đều có khả năng ức chế chủng nấm mốc Penicilium oxalicum

currie and thom. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Càng tăng hàm lượng CDC thì khả năng kháng nấm mốc càng tăng, thể hiện ở kích thước đường kính vòng kháng nấm tăng dần.

Diclorometan N-hexan Ethanol

Hình 3.8. Khả năng kháng nấm Penicilium oxalicum currie and thom của các CDC

ĐC: mẫu đối chứng. Lỗ số 3,4,5,6 có hàm lượng CDC (mg/µl dung môi) tương ứng 0,03; 0,04; 0,05; 0,06. Đường kính các lỗ đục là 4mm. Đường kính vòng kháng khuẩn lỗ đối chứng 5mm.

Hàm lượng CDC (x 10-2 mg /µl dung môi)

Dung môi chiết

3 4 5 6

Diclorometan 5,5 7 7,5 8

N-hexan 7 85 9 9,5

-57-

Cao n-hexan có hoạt tính kháng nấm đối với chủng Penicilium oxalicum currie

and thom lớn nhất (bán kính vòng kháng khuẩn lớn nhất). Ở hàm lượng cao là 0,06

mg/µl dung môi bán kính vòng kháng khuẩn của cao n-hexan là 9,5 mm, cao diclorometan và cao ethanol là 8mm.

Cả 2 loại cao diclorometan và cao ethanol đều có hoạt tính kháng nấm đối với chủng Penicilium oxalicum currie and thom và khả năng kháng gần như là bằng nhau (bán kính vòng kháng khuẩn tương đương nhau) trong hầu hết các hàm lượng CDC.

Kết quả nhận được trong các nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của CDC nhận được bằng các dung môi khác nhau cho thấy tất cả các phương pháp tách chiết sử dụng đều có khả năng tách chiết các hoạt chất sinh học kháng các chủng vi khuẩn và vi nấm kiểm định. Hoạt lực kháng vi sinh vật kiểm định của CDC nhận được bằng dung môi n-hexan cao nhất đối với tất cả 07 chủng vi khuẩn và 02 chủng nấm mốc kiểm định.

Tất cả các kết quả nhận được trong những nghiên cứu trên cho thấy tinh dầu nhận được bằng phương pháp chưng cất theo hơi nước có tỉ lệ thu hồi rất thấp 0,18%, thời gian tách chiết khá dài 20h. Trong khi đó tách chiết bằng phương pháp Soxhlet tỷ

lệ thu hồi cao lớn hơn rất nhiều: 0,73% đối với cao ethanol, 0,35% đối với cao n-

hexan, và 0,63% đối với cao diclorometan, thời gian chiết rút lại ngắn (10h) và thể hiện rõ hoạt tính kháng vi sinh vật hơn. Do vậy đề tài lựa chọn phương pháp tách chiết Soxhlet với các dung môi cho các nghiên cứu tiếp theọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 67 - 70)