Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chất có hoạt tính sinh học từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 26 - 28)

sinh học từ thực vật

ạ Tình hình nghiên cứu trong nước

Tháng 8 năm 2002, viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đã nghiên cứu chiết suất được ß-caroten từ tảo Spirulinạ Chất này có tác dụng làm thức ăn bồi dưỡng sức khỏe, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy ß- caroten từ Spirulina có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại các chất phóng xạ và chống suy mòn do nhiễm hơi độc [14].

Đỗ Việt Phương (Đại học Nha Trang, 2005) đã nghiên cứu tối ưu quá trình chiết rút được chất màu từ củ dền và quả dành dành bằng phương pháp ngâm chiết sử dụng dung môi ethanol cho hiệu quả tách chiết cao và đã ứng dụng chất màu chiết được trong sản xuất tôm surimi cho sản phẩm có màu sắc đẹp mắt [14]

Lê Tự Hải (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, 2007) đã nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ rễ và thân cây pơmu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Các chỉ tiêu hoá - lý của tinh dầu được xác định bằng phương pháp phân tích hoá học. Đề tài cũng đã phân tích được thành phần hóa học và định danh các cấu tử trong tinh dầu pơmu thu được từ rễ và thân trên sắc ký - khối phổ (GC-MS) [5].

-14-

Năm 2007, tác giả Nguyễn Thu Phương (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đã phân lập được một số hợp chất thuộc lớp chất tecpenoit từ cây Mỡ Phú Thọ (Manglietia

phuthoensis Dandy) bằng phương pháp ngâm chiết nhiều lần sử dụng dung môi

methanol, một loại cây đặc hữu ở Việt Nam và xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất đó [13].

Nguyễn Thị Thu Hằng (Đại học Đà Nẵng, 2008) đã nghiên cứu tách chiết và xác định hàm lượng axit trong vỏ quá bứa khô. Cùng với việc sử dụng phương pháp tách chiết Soxhlet sử dụng dung môi acetone và methanol trong thời gian 8h, tác giả đã thu được lượng axit nhiều nhất trong vỏ quả bứa khô [7].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên, Trần Đức Mạnh và các cộng sự (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, 2008) cho thấy tinh dầu tách chiết từ lá cây gai xanh thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Ngoài ra, phương pháp tách chiết Soxhlet với dung môi n-hexan cũng được sử dụng để tách chiết các hợp chất hóa học có trong lá cây gai xanh dưới dạng chất lỏng, nếu dùng dung môi nước sẽ thu được chất rắn. Thành phần và cấu trúc của một số cấu tử chính được xác định bằng phương pháp phân tích sắc kí khí-khối phổ (GC-MS).

Tác giả Đặng Xuân Cường (Đại học Nha Trang, 2009) đã nghiên cứu các phương pháp thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ loài rong nâu Dictyota

dichotoma Việt Nam. Tác giả cũng cho thấy dịch chiết thu nhận từ loài rong nâu này

có hoạt tính kháng khuẩn khá tốt và đã phân tích được các thành phần có trong dịch chiết từ rong nâu [3].

Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2009) đã nghiên cứu công nghệ tách chiết tinh dầu từ nghệ vàng và định hướng trong bảo quản cam tươi sau thu hoạch. Nghiên cứu đã kết luận phương pháp lôi cuốn hơi nước thích hợp nhất cho việc tách chiết tinh dầu nghệ, cho lượng tinh dầu cao và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu khá tốt. Cam sau khi nhiễm khuẩn và được xử lý 2% tinh dầu có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng đến 30 ngàỵ

b. Tình hình nghiên cứu trên thế giới * Hoạt tính kháng nấm

Nghiên cứu tại Đại Học Rutgers, New Brunswick, New Jersey (USA): Glycerol mono-(E)-8,11,12-trihydroxy-9-octadecanoat là một axit béo loại monoglyxerit chưa bão hòa trích ly từ hạt hành Hương có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của nấm

-15-

* Tác dụng trên mạch máu

Thí nghiệm tại Đại học Dược Khoa Chia Nan, Đài Trung, Taiwan ghi nhận dịch chiết từ củ hành Hương có tác dụng gây giãn mạch ở liều thấp (tác dụng này được trung chuyển bởi oxit nitric trong nội bào, trong khi đó liều cao lại không tùy thuộc vào oxit nitric. Mặt khác dịch chiết từ Hành Hương đã nấu chín có hoạt tính kích thích sự phóng thích yếu tố gây co thắt (xuất phát từ nội bào), có thể là thromboxan A2 [9].

* Hành hương và ung thư dạ dày

Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh ung thư tại Sơn Đông Trung Hoa, nơi tỉ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày rất caọ..do National Cancer Institute tài trợ: Kết quả nghiên cứu xem xét cách ăn uống của 564 bệnh nhân bị ung thư so với 1131 người mạnh khỏẹ Kết quả ghi nhận những người ăn 3 ounce (3 x 28.34952g) hành tỏi mỗi ngày chỉ có 40% nguy cơ bị ung thư so với những người ăn mỗi ngày 1 ounce (28.34952g). Trong số các loại hành tỏi, hành hương có tiềm năng chống ung thư mạnh nhất, ngoài ra khả năng chống ung thư cũng tùy thuộc vào liều lượng hành tỏi, càng ăn nhiều càng ít bị ung thư. Tác dụng chống ung thư được cho là do ở các hợp chất chứa sunfur có trong hành tỏi [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)