-23-
Dựa vào trạng thái tập hợp của pha động người ta chia sắc kí thành các nhóm lớn: sắc kí khí và sắc kí lỏng. Dựa vào cách tiến hành sắc kí người ta chia thành các phương pháp sắc kí chủ yếu sau:
+ Sắc kí cột
Đây là phương pháp sắc kí phổ biến nhất, chất hấp phụ là pha tĩnh gồm các loại silicagel (có kích thước hạt khác nhau) pha thường và pha đảo YMC, ODS, Dianion... Chất hấp phụ được nhồi vào cột (phổ biến nhất là cột thủy tinh). Độ mịn của chất hấp phụ rất quan trọng, nó phản ánh số đĩa lí thuyết hay khả năng tách của chất hấp phụ. Độ hạt của chất hấp phụ càng nhỏ thì số đĩa lí thuyết càng lớn, khả năng tách càng cao và ngược lạị Tuy nhiên nếu chất hấp phụ có kích thước hạt càng nhỏ thì tốc độ chảy càng giảm.
+ Sắc kí lớp mỏng (SKLM)
Thường được sử dụng để kiểm tra và định hướng cho sắc kí cột. SKLM thường được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silicagel trên đế nhôm hay đế thủy tinh. Ngoài ra SKLM còn dùng để điều chế thu chất trực tiếp bằng sử dụng bản SKLM điều chế (bảng được tráng sẵn silicagel dày hơn). Sau khi chạy sắc kí người ta cạo riêng phần silicagel có chứa chất tách rồi giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp để thu được từng chất riêng biệt. Có thể phát hiện chất trên bản mỏng bằng đèn tử ngoại, bằng chất hiện màu đặc trưng cho từng lớp chất hoặc sử dụng dung dịch H2SO4 10%.
+ Sắc ký khí khối phổ (GC-MS)
GCMS là phương pháp kết hợp sắc kí khí với khối phổ kế. Ứng dụng phổ biến của GCMS là trong dược phẩm, pháp y, phân tích môi trường và định danh các hợp chất chưa biết [13].