Xác định MIC của cao dịch chiết kháng vi khuẩn B.cereus BK7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 75 - 76)

Vi khuẩn B. cereus BK7 thường có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến. Vì vậyvi khuẩn B. cereus BK7 được lựa chọn để xác định với liều lượng nhỏ nhất của dịch chiết mà ở đó vi khuẩn B. cereus BK7sẽbị ức chế.

Nghiên cứu được tiến hành với dịch chiết của cả 03 dung môi theo phương pháp được mô tả ở phần 7. phụ lục 1. Kết quả nhận được thể hiện trong hình 3.11 và bảng 3.13.

Ethanol N-hexan Diclorometan

Hình 3.11. Xác định MIC với vi khuẩn B. cereus BK7

ĐC: mẫu đối chứng. Lỗ số 0,25; 0,5; 1; 2; 3 có hàm lượng CDC (mg/µl dung môi) tương ứng 0,0025; 0,005; 0,01; 0,02; 0,03. Đường kính các lỗ đục 4mm. Đường kính vòng kháng khuẩn lỗ đối chứng 5mm.

Kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn được thể hiện trên bảng 3.13.

Bảng 3.13. Đường kính vòng kháng khuẩn của 3 loại CDC với B. cereus BK7

-63- Nồng độ của dịch chiết (x 10-2 mg/µl) Dung môi 0,25 0,5 1 2 3 Ethanol 5 5,25 6 8 N-hexan 5,25 6 8,5 12 Diclorometan 5 5,1 5,25 5,5 Nhận xét và thảo luận:

Nghiên cứu thể hiện trên hình 3.11 và bảng 3.13 cho thấy giá trị MIC đối với chủng vi khuẩn B. cereus BK7 lớn nhất là cao diclorometan (mức 0,01 mg/µl dung môi với đường kính vòng kháng khuẩn 5,1mm), thấp hơn là cao ethanol (mức 0,005 mg/µl dung môi với đường kính vòng kháng khuẩn 5,25mm), cuối cùng giá trị MIC nhỏ nhất là cao n-hexan (mức 0,0025 mg/µl dung môi với đường kính vòng kháng 5,25mm).

Kết quả phân tích trên phù hợp với kết quả thử kháng vi sinh vật ở các phần nghiên cứu trên cho thấy cao n-hexan có hoạt tính kháng vi sinh vật tốt nhât.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)