Đánh giá định lượng khả năng kháng 7 chủng vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 70 - 75)

Trong các thí nghiệm này, cần chuẩn bị các mẫu vi sinh vật đưa vào xác định khả năng kháng vi khuẩn có cùng mật độ tế bào thông qua giá trị độ hấp thụ quang học (OD) và mật độ tế bàọ Các chủng vi khuẩn thực nghiệm sau khi hoạt hóa 2 lần, rồi tiến hành đo chỉ số OD và đếm số lượng tế bào trên buồng đếm hồng cầu theo phương pháp được mô tả ở phần 7. phụ lục 1.

-58-

Bảng 3.9. Chỉ số OD của các dịch vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm

STT Tên OD trung bình (A)

1 Salmonella BK1 0,896 2 Ẹ coli BK2 0,865 3 S. aureus BK3 0,886 4 Pseudomonas BK4 0,812 5 B. subtilis BK5 0,817 6 Ẹ coli BK6 0,898 7 B. cereus BK7 0,865

Bảng 3.10. Mật độ tế bào của các dịch vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm

STT Tên Số lượng tế bào /1 ô Mật độ tế bào (x 107 tế

bào /ml) 1 Salmonella BK1 32 8 2 Ẹ coli BK2 25 6,25 3 S. aureus BK3 30 7,5 4 Pseudomonas BK4 25 6,25 5 B. subtilis BK5 23 5,75 6 Ẹ coli BK6 26 6,5 7 B. cereus BK7 25 6,25

Từ kết quả thu được ở các bảng trên cho thấy:

Mật độ tế bào của các chủng vi khuẩn kiểm định sau khi được pha loãng có giá trị tương đối đồng đềụ Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình nghiên cứu so sánh tính kháng khuẩn của các loại CDC đối với các chủng vi khuẩn trên.

Do Cao diclorometan cho hoạt tính kháng khuẩn kém hơn 2 loại cao còn lại nên trong thí nghiệm này sẽ chỉ sử dụng 2 loại cao n-hexan và cao ethanol.

Tiến hành xác định hoạt tính kháng của cao ethanol và n-hexan đối với 7 chủng vi khuẩn theo phương pháp được mô tả ở phần 8. phụ lục 1.

* Thử nghiệm đối với cao ethanol: Kết quả nhận được thể hiện trên hình 3.9. * Thử nghiệm đối với cao n-hexan: Kết quả nhận được thể hiện trên hình 3.10.

-59-

Hình 3.9. Khả năng kháng khuẩn của cao ethanol

- ĐC: đối chứng. Lỗ số 1; 2; 3; 4 có hàm lượng CDC (mg/µl dung môi) tương ứng 0,03; 0,04; 0,05; 0,06.

- 1/1, 2/1, 3/1, 4/1, 5/1, 6/1, 7/1: tương ứng với các chủng vi khuẩn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

-60-

Hình 3.10. Khả năng kháng khuẩn của cao n-hexan

- ĐC: đối chứng. Lỗ số 1; 2; 3; 4 có hàm lượng CDC (mg/µl dung môi) tương ứng 0,03; 0,04; 0,05; 0,06. - 1/2, 2/2, 3/2, 4/2, 5/2, 6/2, 7/2: tương ứng với các chủng vi khuẩn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

-61-

Kết quả đo đường kính vòngkháng khuẩn được thể hiện trên bảng 3.11 và bảng 3.12.

Bảng 3.11. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao ethanol (mm) Nồng độ của dịch chiết (x 10-2mg/ml) STT Chủng VK 3 4 5 6 1 SalmonellạBK1 7 8 9 9 2 ẸcolịBK2 5,5 7 7,5 7,5 3 S.aureus.BK3 6 6.5 7 7 4 Pseudomonat.BK4 5 5,5 6 6,5 5 B.subtilis.BK5 6,5 7 7,5 8,5 6 ẸcolịBK6 8 8,5 9 9,5 7 B.cereus.BK7 8 8,5 9 9

Bảng 3.12. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao n-hexan (mm)

Nồng độ của dịch chiết (x 10-2 mg/µl) STT Chủng vi khuẩn 3 4 5 6 1 Salmonella BK1 6,5 7 7,5 8 2 Ẹ coli BK2 6,5 7,5 8 8,5 3 S. aureus BK3 8 8,5 10 10,5 4 Pseudomonas BK4 7,5 8 9 10 5 B. subtilis BK5 7 8,5 9 9,5 6 Ẹ coli BK6 7,5 8 9 10 7 B. cereus BK7 8 9 10,5 11 Nhận xét và thảo luận:

Nghiên cứu thể hiện trên các hình 3.9, hình 3.10 và các bảng 3.11, bảng 3.12 cho thấy CDC nhận được từ cả hai dung môi ethanol và n-hexan đều thể hiện khả năng ức chế sự phát triển đối với cả 7 chủng vi khuẩn kiểm định và khả năng ức chế càng lớn khi tăng hàm lượng CDC lên.

Trong cùng điều kiện hàm lượng CDC và hàm lượng vi khuẩn cho vào môi trường, hoạt tính kháng khuẩn của cao n-hexan lớn hơn hẳn cao ethanol (đường kính các vòng tròn kháng khuẩn lớn hơn) trong hầu hết các hàm lượng cao cho vàọ

-62-

Cao ethanol: ức chế tốt nhất đối với chủng B. cereus BK7 và Ẹ coli BK6 (số đo đường kính vòng kháng lớn nhất) và kém nhất đối với chủng Pseudomonas BK4 (số đo đường kính vòng kháng bé nhất). Đối với cao n-hexan: ức chế tốt nhất với B.

cereus BK7và S. aureus BK3 và kém nhất với chủng Salmonella BK1.

Từ các phân tích trên cho thấy cao n-hexan cho hoạt tính kháng khuẩn cao hơn rõ rệt so với cao ethanol. Chính vì vậy, đề tài lựa chọn hướng tách chiết Soxhlet sử dụng dung môi n-hexan để thu được CDC có hoạt tính kháng vi sinh vật tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm allium schoenoprasum (Trang 70 - 75)