CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
2.1.4 Cơ cấu lao động Công ty
Bảng 2.1: Nhân sự của xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình tính đến 12/2011 Stt Tên văn phòng/xưởng
sản xuất
Số lượng
người Tỷ lệ Ghi chú
1 Ban giám đốc 3 0.63%
2 Phòng hành chính 10 2.11%
3 Tổ bảo vệ nội bộ 3 0.63%
4 Vệ sinh công nghiệp 14 2.95%
5 Phòng xuất nhập khẩu 3 0.63%
6 Phòng kế toán 11 2.32%
7 Phòng vật tư 5 1.05%
15 3.16% Bộ phận thiết kế 8 Phòng kỹ thuật
10 2.11% Bộ phận sản xuất 9 Trung tâm điện tự động
hóa 7 1.48%
10 Tổ cơ điện 13 2.74%
11 Xưởng gia công tinh 45 9.49%
12 Xưởng khuôn mẫu 15 3.16%
13 Xưởng đúc 60 12.66%
20 4.22% Tổ lắp số 1 20 4.22% Tổ lắp số 2 20 4.22% Tổ lắp số 3 20 4.22% Tổ lắp số 4 20 4.22% Tổ lắp số 5 14 Xưởng lắp
20 4.22% Tổ lắp số 6 15 Xưởng gia công kết cấu 95 20.04%
16 Xưởng làm sạch 25 5.27%
17 Xưởng sơn 20 4.22%
Tổng: 474 100%
(Nguồn: Phòng hành chính xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình, 2011)
Theo bảng 2.1 trên ta thấy nhân lực xí nghiệp cơ khí Quang Trung tại Ninh Bình là 474 người trong đó:
Xưởng khuôn mẫu: 15 người chuyên làm mẫu cho sản phẩm hộp giảm tốc, bánh răng, cụm bánh xe di chuyển…
Xưởng gia công kết cấu có 95 người được chia làm 2 ca làm việc: Ca 1 = 48 người, Ca 2 gồm 47 người trong ca 1 lại chia ra 2 tổ: tổ 1 chuyên về gia công kết cấu, tổ 2 chuyên về hàn. Tương tự ca 2 cũng được chia như ca 1. Ngoài ra số lượng nhân công ở xưởng này kết hợp công việc với xưởng lắp thiết bị nâng hạ với 6 tổ lắp. Ở đây xí nghiệp phân ra 6 tổ lắp là để mỗi tổ chuyên làm về thiết bị nâng của mình (ví dụ: tổ 1 chuyên làm về cẩu cầu trục, tổ 2 chuyên về cẩu Container…) vì ở đây xí nghiệp muốn nâng cao yêu cầu chuyên môn hóa công việc cho từng tổ và đảm bảo từng loại thiết bị được sản xuất ra của mình có sự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng cao nhất do chính những người thợ có chuyên môn cao.
Vì để tránh sai sót trong quá trình sản xuất.
Xưởng lắp nhân sự có 120 người là xưởng có số nhân sự nhiều nhất Công ty, xưởng lắp được chia ra 6 tổ 2 ca: ca 1 có 60 người làm việc, gồm có 3 tổ làm việc.
Tương tự ca 2 cũng được bố trí như trên.
Các xưởng còn lại thực hiện theo đúng chức năng của mình.
Nhìn vào bảng nhân sự của xí nghiệp cơ khí Quang Trung cơ sở sản xuất kinh doanh tại Ninh Bình ta thấy ở đây nhân sự vẫn chưa sắp xếp một cách hợp lý. Vì ở đây đa phân các thành phần chủ chốt của Công ty là những người làm với Tổng giám đốc từ thời ở cơ khí 1-5 Ninh Bình họ chỉ là những người thợ bậc cao có thâm niên công tác tuy nhiên cũng có một số hàm thụ thêm trình độ đại học tại chức. Một số cán bộ trẻ vẫn chưa được tin cậy xắp sếp để phát huy sở trường cũng như khả năng chuyên môn hóa của mình. Do vậy khả năng về quản lý sản xuất chưa đạt mức cao nhất, công việc của xí nghiệp còn xảy ra tình trạng là: công nhân tại các xưởng thì có xưởng làm không hết việc có xưởng thì chỉ làm theo đúng tiến độ giao hàng và điển hình như xưởng đúc có tháng chỉ làm có 22 ngày. Chính điều này cũng xảy ra tình trạng chậm chễ trong tiến độ sản xuất, thi công. Tuy nhiên, việc chậm trễ này
không phải hoàn toàn do lỗi của lãnh đạo hay quản lý trực tiếp mà nó còn ảnh hưởng bởi tiến độ cung cấp vật tư bán thành phẩm. Vì vậy ở đây có thể đánh giá việc chưa sắp xếp và phân công hợp lý công việc góp phần rất lớn trong vấn đề sản xuất bị lỗi nhịp và gây ách tắc.
Ban quản lý các phân xưởng chưa đưa ra được các giải pháp để nhằm cải tiến quy trình sản xuất cho nhà máy theo yêu cầu lãnh đạo của Công ty. Hiện nay họ thường làm việc theo lối cũ chưa áp dụng tiếp thu công nghệ mới để từ đó cải tiến các điểm bất hợp lý trong quy trình sản xuất.
Một vấn đề còn gặp phải nữa đó chính là sự không ổn định của nhân sự trực tiếp tham gia vào sản xuất. Hiện nay Công ty đang thực hiện chế độ làm việc hưởng lương theo sản phẩm và trình độ tay nghề cho lao động trực tiếp, còn bộ phận gián tiếp sản xuất thì hưởng lương căn bản theo giờ làm việc. Điều này đã tạo nên một tâm lý cho ban quản lý các phân xưởng là ít bám sát và chăm lo công việc đối với công nhân để nâng cao mức thu nhập của họ và đồng thời giúp đẩy mạnh số lượng sản phẩm đầu ra cho Công ty bởi vì thu nhập của các thành viên gián tiếp này không hề bị ảnh hưởng nếu trong tháng số lượng sản phẩm gia công có được nhiều hay ít đi. Từ đó làm cho lực lượng công nhân nhàn rỗi việc, thu nhập của họ bị giảm xuống và vì vậy mà ít gắn bó lâu dài với Công ty. Việc không ổn định được lực lượng lao động trực tiếp đã gây không ít khó khăn trong vấn đề giữ ổn định năng suất của nhà máy, chất lượng sản phẩm không đồng đều, mất nhiều thời gian để huấn luyện người mới… và đặc biệt là do chưa có được quy trình chuẩn nên việc người mới vào làm gặp phải rất nhiều khó khăn để tiếp xúc công việc dẫn đến tạo ra sai hỏng là chuyện sẽ xảy ra.
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn nhân sự của xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình tính đến 12/2011
Stt Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
1 Chứng chỉ nghề 50 10.55%
2 Trung cấp Nghề 350 73.84%
3 Cao đẳng nghề 15 3.16%
4 Cao đẳng 9 1.90%
5 Đại học 50 10.55%
6 Trên đại học 0 0.00%
Tổng: 474 100%
(Nguồn: Phòng hành chính xí nghiệp cơ khí Quang Trung, 2011)
Bảng 2.3: Tuổi nhân sự của xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình tính đến 12/2011
Số lượng và % của lao động (Cao, Trung, Trẻ tuổi) hiện có 12/2011
Stt Theo khoảng tuổi Số lượng năm 2011 Tỷ lệ % Ghi chú
1 Trẻ tuổi 18 - 29 254 54%
2 Trung tuổi 30 - 45 185 39%
3 Cao tuổi ≥ 50 35 7%
Tổng: 474 100%
(Nguồn: Phòng hành chính xí nghiệp cơ khí Quang Trung, 2011)
Bảng 2.4 Giới tính, sức khỏe nhân sự của xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình tính đến 12/2011
Số lượng và % của Nam, Nữ hiện có 12/2011
Stt Giới tính và sức khỏe Số lượng năm 2011 Tỷ lệ % Ghi chú
1 Nam, sức khỏe 319 67%
2 Nữ, sức khỏe 155 33%
Tổng: 474 100%
(Nguồn: Phòng hành chính xí nghiệp cơ khí Quang Trung, 2011)