CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
2.4 Phân tích các loại lãng phí theo mô hình sản xuất Lean xuất hiện trong quá trình sản xuất thiết bị nâng hạ
Như đã phân tích hệ thống sản xuất thiết bị nâng hạ ở (mục 2.3.2) các quá trình gia công thiết bị nâng ta thấy xảy ra các lãng phí mà trong quá trình phân tích nguyên công gia công chưa nêu rõ các nguyên nhân gây ra lãng phí. Vì vậy qua bảng sơ đồ công việc (bảng 2.9) và các bảng biểu phân tích trong (mục 2.3.2), xét các yếu tố lãng phí của mô hình sản xuất Lean. Để nhận thấy rõ các lãng phí xuất hiện trong hệ thống sản xuất ta tiến hành phân tích những yếu tố gây ra lãng phí xuất hiện trong quá trình gia công thiết bị nâng theo Lean. Ở đây ta sẽ chỉ rõ nguyên nhân, kết quả để làm rõ vấn đề gây ra lãng phí;
A) Lãng phí do di chuyển, vận chuyển;
Vấn đề lớn nhất của nguyên công gia công kết cấu thép, gia công tinh các chi tiết đúc thiết bị nâng, vận chuyển bán thành phẩm (vòng bi, biến tần, cáp, palăng) để lắp đặt chính là lãng phí do di chuyển. Điều này xảy ra bởi do việc sắp xếp và bố trí vật tư khi nhập về phục vụ cho sản xuất chưa hợp lý và việc bố trí nhà xưởng tại 3 nơi trên địa bàn tỉnh.
* Đánh giá lãng phí do di chuyển tại bộ phận xưởng gia công kết cấu thép:
- Những nguyên nhân gây ra lãng phí:
+ Tôn tấm phải di chuyển từ một bãi tập kết vật tư rồi mới được cẩu vào tới sàn thao tác để gia công, quãng đường di chuyển nội bộ trong nhà máy tại khu công nghiệp Khánh Phú là 655m dẫn tới lãng phí rất nhiều do việc công nhân sản xuất phải di chuyển để lấy nguyên vật liệu mỗi khi cần. Chưa tính trên đoạn đường di chuyển vật tư từ bãi vật tư tới sàn thao tác còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tới thời gian di chuyển (xem hình vẽ 2.20)
500 m
Sông đáy (đổ ra cảng cửa đáy)
Bảo vệ Bảo vệ Kho vËt t
Bãi vật tư tôn tấm
Siêu thị thiết bị nâng hạ
Khu văn phòng Xưởng gia
công tinh Dù kiÕn xưởng đúc
Xưởng gia công kÕt cÊu thÐp Xưởng làm sạch
Xưởng sơn Xưởng lắp
§êng ®i chÝnh
300 m
Bãi pha cắt sắt
Bắt nguồn từ sông hòa bình
Dù kiÕn xưởng đúc
10 m 490 m
30m
135 m
Hình 2.20: Sơ đồ bố trí xưởng sản xuất tổ hợp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình tại đường vào cảng Ninh Phúc.
Theo (bảng 2.14) thời gian cho đến khi đặt được vật tư lên sàn thao tác để lấy dấu pha cắt chiếm 0,6% công việc.
Ta có bảng thu thập kết quả lại số lần di chuyển và thời gian di chuyển cho quá trình vận chuyển tôn tấm từ bãi vật tư đến sàn thao tác để pha cắt sắt như sau:
Bảng 2.54: Bảng thu thập thời gian và quãng đường vận chuyển tôn tấm;
Stt
Số lần di chuyển trong 1
ca (chuyến)
Quãng đường (m)
Thời gian (phút)
Thiết bị vận chuyển
Nhân công thực hiện
1 12 665 20 Xe nâng, cẩu 02 người
Tổng 12 7.980 240
Theo bảng số liệu và hình ảnh vận chuyển vật tư tôn tấm đến sàn thao tác để cắt sắt ta có các thông số liên quan tại sao gây ra lãng phí cho một ngày vận chuyển là 12 chuyến:
+ Số lượng tấm tôn 1 lần để lên sàn thao tác là: 12 tấm
+ Khối lượng xe nâng vận chuyển 1 chuyến: 3000 Kg (tương đương 02 tấm tôn) + Thời gian cắt hết 1 tấm tôn 150 phút vì 10 phút ta cắt được 100Kg (quy cách tôn tấm là: 6000x2000x16 = 1.502Kg)
+ Số lượng máy rùa dùng để pha cắt sắt là: 06 cái
Như vậy cứ 1 chu trình cắt hết 12 tấm tôn thì lại được đặt tiếp 12 tấm để pha căt, như vậy thì số lần bộ phận xưởng gia công kết cấu thép cần di chuyển lấy vật tư là: 12 chuyến/ ngày
+ Để di chuyển được vật tư, thiết bị thì cần phải dùng hai công nhân và các thiết bị máy móc để kèm theo.
Với những số liệu thống kê như trên ta có thể tính được lãng phí về mặt tiền bạc do công nhân phải mất thời gian di chuyển cho 1 năm là:
a = 02 (công nhân)
b = 306 (ngày làm việc/năm)
c = 176.000 đồng(1 công nhân/ngày làm việc) = 176.000/8h = 22.000 VNĐ/1h d = 240phút/60’ (số giờ lãng phí trong 1 ngày) = 4 tiếng
Một ngày lãng phí : e = a x c x d = 2 x 22.000 x 4 = 176.000VNĐ Như vậy lãng phí 1 năm sẽ là:
f = e x b
Thay số:
f = 176.000 x 306 = 53.856,000 VNĐ/năm
Với lãi suất năm 2011 là 21% thì f = 11.309,760 VNĐ/năm
Vậy số tiền lãng phí do di chuyển tính cho vận chuyển tôn tấm tới sàn thao tác cắt sắt là: 65.165,760 VNĐ/năm
+ Nhìn chung, các bộ phận bố trí ở khá xa nhau và những công đoạn liên quan tới nhau thì không được bố trí ở gần nhau để tạo ra luồng sản phẩm liên tục (xí nghiệp có 3 cơ sở để sản xuất cấu thành sản phẩm xem hình 2.14), do đó việc di chuyển bán thành phẩm giữa các công đoạn là khá lớn. Mặt khác, các công đoạn di chuyển chồng chéo lên nhau sẽ dẫn đến việc phải chờ đợi máy giữa các công đoạn khác nhau.
* Cơ hội cải tiến cho việc lãng phí này là:
- Để khắc phục chung cho tình trạng lãng phí do di chuyển, ta cần xác định các cơ hội cải tiến cho các nguyên công khi gia công dầm thiết bị nâng qua đó ta có một số giải pháp như sau:
+ Bố trí sắp xếp lại các công đoạn sao cho phù hợp với hệ thống sản xuất;
+ Bố trí, sắp xếp, quy hoạch mặt bằng sản xuất;
+ Triển khai cẩu và đặt phân loại quy cách tôn tấm có các loại kích thước bề dầy theo từng cụm sát với sàn thao tác áp dụng theo nguyên lý thẻ Kanban.
+ Đầu tư mới xe nâng thủy lực trọng lượng nâng 7 tấn.
B) Lãng phí chờ đợi;
* Đánh giá lãng phí do chờ đợi nhận vật tư tại bộ phận lắp đặt hoàn thiện:
Những nguyên nhân gây ra lãng phí chờ đợi là:
- Nhận vật tư bán thành phẩm lắp (vòng bị, biến tần, cáp, hộp giảm tốc);
- Nhận thiết bị, dụng cụ lắp (palăng, thước đo, kích, máy kiểm tra …);
- Nhận vật tư phụ để lắp (vật tư gông gá hàn, dàn giáo …);
Ở đây ta thấy riêng khâu vật tư dụng cụ thiết bị lắp thì có thể bàn giao luôn cho tổ lắp vì để tránh thời gian chờ đợi nhận thiết bị, dụng cụ lắp. Nếu mỗi lần nhận thiết bị dụng cụ như thế còn phải mất thời gian kiểm tra dụng cụ xem có hoạt đông
được không và kéo theo của công việc này là phải có xe nâng và 2 người để nhận và kiểm soát dụng cụ thiết bị lắp V.v…Chính điều này mà đã làm cho quá trình nhận vật tư, thiết bị kéo dài thời gian.
Ta có bảng thu thập kết quả cho số lần chờ đợi cho quá trình nhận vật tư bán thành phẩm như sau:
Nhìn hình 2.20 và bảng phân tích quá trình lắp đặt hoàn thiện thiết bị nâng (bảng 2.48).
Bảng 2.55: Bảng thu thập thời gian cho chờ đợi;
Stt
Số lần nhận vật tư, thiết bị lắp
trong ca làm việc (lần)
Thủ tục nhận vật tư bán thành phẩm
Thời gian cho 1 lần (phút)
Thiết bị vận chuyển
Nhân công thực hiện
1 01
- Xuất phiếu yêu cầu mục đích cấp vật tư.
- Nhận vật tư - Kiểm tra quy cách tra vật tư.
50 Xe nâng 02 người
2 01
- Xuất phiếu yêu cầu mượn thiết bị
- Nhận thiết bị - Kiểm tra quy cách thiết bị
30 Xe nâng 02 người
Tổng 02 80
Theo bảng số liệu và hình ảnh vận chuyển vật tư bán thành phẩm, dụng cụ thiết bị để lắp đặt hoàn thiện ta nhận thấy các vấn đề liên quan tại sao gây ra lãng phí cho chờ đợi không nên đáng có:
+ Ở đây ta thấy riêng khâu dụng cụ thiết bị lắp thì có thể bàn giao luôn cho tổ lắp vì để tránh thời gian chờ đợi nhận thiết bị, dụng cụ lắp. Nếu mỗi lần nhận thiết bị dụng cụ như thế còn phải mất thời gian kiểm tra dụng cụ xem có hoạt đông được không và kéo theo của công việc này là phải có xe nâng và 2 người để nhận và kiểm soát dụng cụ thiết bị lắp V.v…
+ Hơn thế nữa thiết bị nếu mượn có ngay thì không sao nếu một bộ phận khác đang dùng thì lại phải chờ đợi và như vậy sẽ dẫn tới phải chờ đợi ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống sản xuất.
+ Ngoài ra thiết bị phục vụ cho lắp đặt, gia công xưởng nào cần như cầu sử dụng nhiều thì nên giao hẳn cho xưởng đó vì như vậy họ vưa bảo trì, bảo quản thiết bị dụng cụ công cụ của mình hơn. Nếu hỏng, thất lạc họ không có để mà làm việc.
+ Hơn nữa vật tư bán thành phẩm như hộp giảm tốc sau khi chế tạo xong có thể giao luôn cho bộ phận lắp đặt hoàn thiện nhận, kiểm tra tình trạng bán thành phẩm để bảo quản lưu kho. Vì bộ phận lắp mới là bên có nhu cầu chính để phục vụ công việc. Tuy nhiên ở đây hàng tháng vẫn phải báo cáo tình trạng vật tư thiết bị cho bộ phận phong vật tư biết thông tin.
+ Để di chuyển được vật tư, thiết bị thì cần phải dùng hai công nhân và các thiết bị máy móc để kèm theo như xe nâng.
Với những số liệu thống kê như trên ta có thể tính được lãng phí về mặt tiền bạc do công nhân mất thời gian chờ đợi cho 1 năm là:
a = 02 (công nhân)
b = 306 (ngày làm việc/năm)
c = 176.000 đồng(1 công nhân/ngày làm việc) = 176.000/8h = 22.000đồng/1h d = 80phút/60’ (số giờ lãng phí trong 1 ngày) = 1h30’
Một ngày lãng phí : e = a x c x d = 2 x 33.000 x 1h30’ = 43.989 VNĐ Như vậy lãng phí 1 năm sẽ là:
f = e x b Thay số:
f = 43.989 x 306 = 13.460,634 VNĐ/năm
Với lãi suất năm 2011 là 21% thì f = 2.826,734 VNĐ/năm
Vậy số tiền lãng phí do di chuyển tính cho vận chuyển tôn tấm tới sàn thao tác cắt sắt là: 16.287,736 VNĐ/năm
+ Nhìn chung, các bộ phận bố trí ở khá xa phòng vật tư nếu có di chuyển không thì cũng mất thời gian phải 10 phút và các thủ tục liên quan khác khi cấp nhận vật tư.
* Cơ hội cải tiến cho việc lãng phí này là:
- Để khắc phục chung cho tình trạng lãng phí do chờ đợi, ta cần xác định các cơ hội cải tiến cho các nguyên công khi gia công dầm thiết bị nâng qua đó ta có một số giải pháp như sau:
+ Bố trí sắp xếp lại các công đoạn sao cho phù hợp với hệ thống sản xuất;
+ Bố trí, sắp xếp giao luôn những vật tư bán thành phẩm không cần phải lưu kho. (vd: hộp giảm tố, cụm xe con, bánh xe di chuyển…);
+ Bàn giao thiết bị, dụng cụ lắp.
+ Hàng tháng, hàng quý bộ phận vật tư đi kiểm tra tình trạng thiết bị dụng cụ theo yêu cầu mục đích sử dụng.
+ Triển khai hệ thống tin học nội bộ dễ tra cứu vật tư trong kho chính của nhà máy khi cần có thể tra cứu tránh đi lại hỏi han mất thời gian cho sản xuất.
+ Đầu tư mới các thiết bị gia công, dụng cụ lắp thông dụng rồi bàn giao cho từng xưởng sản xuất.
Tóm lại: Nếu bàn giao thiết bị lắp, công cụ dụng cụ như thế này thì các xưởng sẽ luôn đảm bảo được các tính năng của thiết bị, công cụ và có biện pháp bảo trì bảo dưỡng thiết bị làm việc của mình, hơn nữa tránh lãng phí cho thời gian chờ đợi thủ tục kiểm tra thiết bị vật tư, lãng phí do di chuyển đi lại nhiều lần.
C) Lãng phí hàng sửa;
Trong quá trình gia công kết cấu thép, gia công thiết bị chính xác không tránh khỏi những lỗi đáng có và những thao tác thừa trong công việc đó chính là lỗi hàng sửa những nguyên công này không thể định lượng bằng thời gian thao tác nhưng rất quan trọng trong quá trình sửa lỗi thiết bị vì nó quyết định một phần việc bị đình trệ
của sản xuất nhanh hay chậm để sản xuất ra 1 thiết bị nâng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và quan trọng hơn nữa là nó còn làm tăng doanh thu hay giảm doanh thu của Công ty.
Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia trong doanh nghiệp thì sản phẩm lỗi tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu như:
+ Lỗi do nhà máy sản xuất,
+ Lỗi do con người trong quá trình vận hành, lắp ráp sửa chữa, thiếu kinh nghiệm lên kế hoạch,
+ Điều kiện thời tiết không thuận lợi, thiếu công cụ thiết bị kiểm soát chất lượng hiệu quả,
+ Công nhân bị áp lực cao trong công việc, yêu cầu đột xuất của khách hàng.
+ Không được đào tạo lại trước công việc thực tế của mỗi doanh nghiệp.
* Đánh giá lãng phí hàng sửa trong quá trình hàn tại phân xưởng gia công:
Theo thống kê được tính qua những năm sản xuất thì những nguyên nhân gây ra phải sửa chữa lại thiết bị trong quá trình gia công kết cấu là:
+ Thuốc hàn sấy, ủ chưa đảm bảo nhiệt;
+ Cường độ dòng điện;
+ Vật tư hàn không đảm bảo;
+ Sang phanh, vát mép mối hàn không đảm bảo;
+ Gia nhiệt chưa đảm bảo;
+ Làm sạch đường hàn sau mỗi đường hàn không theo quy trình;
+ Thời tiết;
+ Không kiểm tra kỹ mối hàn trước khi chuyển qua công đoạn sau (vd: kiểm tra xem hàn đã đảm bảo độ ngấu, chiều cao đường hàn, siêu âm v.v…);
Và nguyên nhân rất quan trọng là trình độ công nhân. Bởi vì trước khi vào làm việc cho từng bộ phận thì công nhân phải được đào tạo lại, hướng dẫn quy trình gia công .v.v… đôi khi giao cho công nhân trình độ còn chưa đủ nâng lực thực hiện.
Bình thường những lỗi gia công khi siêu âm mối hàn không đảm bảo thì phải dùng máy cắt xẻ mối hàn hoặc dùng nhiệt cắt ra hàn lại nguyên nhân ở đây là do (rỗ xỷ, rỗ khí, vật liệu hàn thấp hơn mác thép, không gia nhiệt trước khi hàn. V.v…).
Nhưng do ở đây khuyết tật không mang tính độc lập trên thiết bị nâng hạ, chính vì vậy không thể định lượng được chính xác thời gian sửa chữa là bao nhiêu.
Bởi vì lỗi này mang tính cá biệt.
Sau đây tác giả luận văn xin nêu một ví dụ làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và làm lãng phí do sửa chữa lại thiết bị nâng là rất lớn.
Ví dụ: Lãng phí hàng sửa ngoài Công ty.
Theo hợp đồng đã ký với thủy điện Sesan4 (Tỉnh Kon Tum) năm 2010. Khi chủ đầu tư là thủy điện Sesan 4 thông báo cầu trục nâng hạ lắp đặt, bảo trì tuabin có tiếng kêu khác lạ tại bánh xe di chuyển.
Về phía đơn vị cung cấp là cơ khí Quang Trung – Ninh Bình sau khi nghe tin đã cử ngay cán bộ kỹ thuật vào hiện trường bàn bạc với chủ đầu tư tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục vì sao bị hư hỏng.
Điều 20 công nhân mang theo thiết bị, dụng cụ vào Kontum để sửa chữa thì phát hiện những nguyên nhân sau:
+ Dầm chính bị rách do bố trí tăng cứng không hợp lệ, trình độ thiết kế chưa đạt yêu cầu, bản vẽ không được kiểm soát chất lượng. Người kiểm duyệt là trưởng phòng kỹ thuật quản lý quá nhiều việc và chỉ kiểm duyệt các thông số thiết bị so với yêu cầu của khách hàng mà không kiểm soát chất lượng bản vẽ thiết kế;
+ Vòng bi cụm bánh xe di chuyển cầu trục bị vỡ do quá trình lắp không gia nhiệt bằng máy gia nhiệt mà lại luộc vòng bi, hơn nữa Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm thấp, lạnh khô rõ rệt, do đó điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến nguyên vật liệu được bảo quản trong kho . Nhiều nguyên vật liệu được bảo quản trong kho do điều kiện khí hậu bị oxy hóa, han rỉ, giảm chất lượng ... Khi xuất kho không có bộ phận kiểm định chất lượng dẫn đến các nguyên vật liệu kém chất lượng vẫn được đưa vào sản xuất và cuối cùng là cho ra sản phẩm kém chất lượng.
+ Biến tần điều khiển bị rơi hẳn xuống dưới không điều khiển lên xuống được do khi nhập kho để quá lâu ảnh hưởng đến quá trình làm việc khi có tải, mạch PLC bị ẩm. V.v…
Đây chính là lãng phí do hàng sửa: Vì theo hợp đồng đã ký chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% giá trị hợp đồng trong 1 năm nếu trong 30 ngày sửa chữa khắc phục được vấn đề thì sẽ lấy được 5% hợp đồng còn nếu sửa không tốt thì sẽ mất 5 % giá trị hợp đồng hơn nữa lãng phí phải trả lương cho 20 công nhân, máy móc thiết bị đi thuê, vật tư phụ. V.v… không sản xuất được gì mà vẫn tốn chi phí. Bởi vì nếu không làm tốt các công việc này thì phải sản xuất lại 1 cầu trục 450 tấn cho hợp đồng là điều không thể không tránh khỏi.
Vì vậy kết quả lãng phí hàng sửa chính là 5% bảo hành trên hợp đồng đã ký kết.
Với những số liệu thống kê theo ví dụ như trên ta có thể tính được lãng phí về mặt tiền bạc do lãng phí hàng sửa cho 1 năm là :
a = 1 năm Công ty sẽ mất 2% doanh thu để đi sửa chữa thiết bị nâng.
b = Doanh thu năm 2011 là: 2.964 tỷ VNĐ c = a x b
Thay số:
c = 59.280,000,000 VNĐ
Với lãi suất năm 2011 là 21% thì d = 12.448,800,000 VNĐ/năm Như vậy lãng phí 1 năm sẽ là:
e = 71.728,800,000 VNĐ/năm
Vậy số tiền lãng phí do di chuyển tính cho vận chuyển tôn tấm tới sàn thao tác cắt sắt là: 71.728,800,000 VNĐ/năm
* Cơ hội cải tiến cho việc lãng phí này là:
- Để khắc phục chung cho tình trạng lãng phí do hàng sửa, ta cần xác định các cơ hội cải tiến cho các nguyên công khi gia công thiết bị nâng.
+ Bố trí sắp xếp lại các công đoạn sao cho phù hợp với luồng sản xuất;