CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận chung của vấn đề nghiên cứu
1.1.4. M ột số vấn đề cơ bản về thủy lợi
1.1.4.4. Vai trò c ủa thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; nếu như thiên nhiên thuận lợi thì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển. Trong nông nghiệp, thủy lợi có thể định nghĩa như là việc sử dụng kỹ thuật của con người để tăng cường kiểm soát việc cung cấp nước cho trồng trọt. Do đó, hệ thống thủy lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của nước ta. Công tác thủy lợi được tiến hành với nhiều nội dung song có thể khái quát ở hai nội dung chính sau:
- Thủy lợi tiến hành trị thủy như đắp đê, đắp đập, đào sông để điều chỉnh dòng chảy, phòng chống lũ lụt, bão nhằm khắc phục và giảm nhẹ thiên tai.
- Tiến hành công tác thủy nông như đào kênh, khơi nguồn, xây dựng cầu, cống, mương máng… để phục vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác, cải tạo và bảo vệ môi trường.
Với hai nội dung cơ bản trên, công tác thủy lợi đã thể hiện vai trò quan trọng của SVTH: Trương Thị Khánh Ly 18
mình đối với nền kinh tế. Nội dung thứ hai của thủy lợi là tiến hành công tác thủy nông, thủy nông là một ngành kinh tế kỹ thuật thực hiện chức năng quản lý, khai thác tài nguyên nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực khác như:
- Tiền đề mở rộng diện tích đất canh tác do việc phát triển các hệ thống tưới và tiêu tạo ra các vùng đất canh tác mới.
- Làm tăng vụ do đó tăng diện tích gieo trồng trên diện tích canh tác, tăng vòng quay của diện tích đất nông nghiệp.
Nhờ có hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu của nông nghiệp khi thiếu mưa kéo dài, khắc phục hiện tượng mất mùa trước đây rất phổ biến. Mặt khác, hệ thống thủy lợi cung cấp nước đấy đủ cho đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng tăng vụ, hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 đến 2 - 2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4 - 2,7 lần. Trước đây do hệ thống thủy lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm. Khi có nước tưới chủ động, nhiều vùng đã sản xuất hơn 2 vụ, thu hoạch trên 1 ha đạt trung bình từ 60 – 80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa cả 2 vụ chỉ đạt trên dưới 20 triệu đồng. Hiện nay, sự quan tâm đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước thúc đẩy ngành thủy lợi phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn mà nước ta đang đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, hệ thống thủy lợi cũng hỗ trợ việc chống hiện tượng sa mạc hóa.
- Góp phần thâm canh tăng năng suất cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng do cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và tiêu thoát kịp thời cho cây trồng. Đồng thời thủy nông cần dùng nước để cải tạo đất thông qua việc thâu chua, phèn rửa mặn…làm tiền đề để áp dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp nên đã làm cho năng suất cây trồng tăng cao.
- Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế quốc dân phát triển. Thực tiễn sản xuất trong thời gian qua đã khẳng định những hiệu quả mà các hệ thống, các công trình thủy lợi mang lại là hết sức to lớn, không những đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với các ngành kinh tế quốc dân. Ngoài diện tích lúa ra, các hệ thống công trình thủy lợi còn đảm bảo tưới cho hàng ngàn hecta hoa màu, cây công nghiệp. Đồng thời SVTH: Trương Thị Khánh Ly 19
hàng năm các công trình thủy lợi đã được khai thác tổng hợp phát triển giao thông thủy, phát điện, nuôi cá, thủy sản, thủy điện, du lịch,…
- Thủy lợi là ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn toàn diện, ổn định kinh tế, chính trị trên toàn quốc.
- Góp phần cải tạo thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, phòng chống lũ lụt…do xây dựng các công trình hồ chứa, đập, đê điều…nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và tạo điều kiện an toàn để họ lao động sản xuất.
- Thủy lợi góp phần cải tạo môi trường, nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế, cung cấp nguồn nước sạch cho xã hội, tạo nguồn nước ngọt đảm bảo tưới tiêu, thâu chua, rửa phèn cho các vùng đất xấu, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ công cuộc phát triển bền vững cho kinh tế xã hội cả nước
Tóm lại, công trình thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc kế cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước và bảo vệ môi trường sinh thái, có vị trí to lớn trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Những ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh những mặt tích cực mà thủy lợi đem lại cho nền kinh tế thì nó cũng để lại những ảnh hưởng tiêu cực cần xem xét và giải quyết kịp thời.
- Mất đất do sự chiếm chỗ của hệ thống công trình kênh mương hoặc do ngập úng khi xây dựng hồ chứa, đập dâng lên.
- Ảnh hưởng đến khí hậu khu vực, làm thay đổi điều kiện sống của con người, động vật trong vùng, có thể xuất hiện các loài lạ, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái khu vực và sức khỏe cộng đồng.
- Làm thay đổi điều kiện địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng tới thượng, hạ lưu các con sông hoặc có thể gây bất lợi đối với môi trường đất, nước trong khu vực.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cảnh quan khu vực, ảnh hưởng tới lịch sử SVTH: Trương Thị Khánh Ly 20
văn hóa trong vùng