Th ực trạng hệ thống công trình thủy lợi hiện nay

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. Th ực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi

2.2.1. Th ực trạng hệ thống công trình thủy lợi hiện nay

Trong những năm qua, thực trạng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được khái quát cụ thể như sau:

- Hồ chứa: Tất cả 21 hồ chứa thuộc thành phố Đà Nẵng đều nằm trên địa bàn huyện Hòa Vang. Trong đó có 2 hồ chứa lớn là hồ Đồng Nghệ (17.170.000 𝑚3) và hồ Hòa Trung (11.610.000 𝑚3), 1 hồ chứa vừa Trước Đông có dung tích gần 3 triệu 𝑚3, các hồ chứa nhỏ còn lại có dung tích dưới 1 triệu 𝑚3. Gần 97% các công trình hồ chứa thủy lợi được xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép vững chãi, ngoài ra còn có thêm đá tự nhiên và đá xây. Các hồ chứa có tác dụng giảm lũ, phân bố lại nguồn nước tự nhiên, đảm bảo nguồn nước về mùa khô, giảm lũ về mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Chính vì thế ngoài đập chính một số hồ còn có thêm đập phụ nhằm phục vụ cho chức năng chống tràn tự do, tràn xả sâu và tràn sự cố.

Hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước do được đầu tư xây dựng đã lâu, chủ yếu trong thập niên 80 với kinh phí hạn chế, công nghệ, kỹ thuật thiết kế, thi công thủ công, lạc hậu, tài liệu thủy văn ngắn và không đầy đủ nên hiện nay nhiều hồ chứa đang xuống cấp, gây ô nhiễm và lãng phí nguồn nước. Trên thực tế, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp chỉ khai thác được 60 đến 70% năng lực thiết kế. Điển hình như hồ Đồng Nghệ có diện tích phục vụ tưới thực tế 1100 ha so với nhiệm vụ thiết kế 1500 ha đạt 73,33 %. Hồ Hòa Trung có diện tích phục vụ tưới thực tế 672 ha so với nhiệm vụ thiết kế 950 ha đạt 70,7 %. Đối với Đà Nẵng nói chung SVTH: Trương Thị Khánh Ly 41

và huyện Hòa Vang nói riêng, đến nay chưa xảy ra vụ vỡ hồ nào, tuy nhiên đã xuất hiện một số trường hợp có nguy cơ dẫn đến vỡ hồ như đợt lũ lịch sử năm 1999, hồ Đồng Tréo nước trong hồ đã tràn qua đập đất, hồ Trước Đông nước đã xấp xỉ đỉnh đập đất, đợt lũ tháng 10 năm 2011, hồ Hòa Trung có lượng mưa đo được tại hồ là 769mm, mực nước trong hồ còn cách mực nước gia cường 0,17m, uy hiếp nghiêm trọng việc đảm bảo an toàn hồ.

Bảng 3: Dự kiến số hộ dân bị ảnh hưởng khi vỡ hồ chứa vừa và nhỏ năm 2016 STT Tên hồ Địa phương Số hộ Vùng ảnh hưởng

1 Bàu Tràm Hòa Liên 200 Thanh Sơn, Xuân Thiều

2 Trước Đông Hòa Nhơn 236 Trước Đông, Ninh An, Phước Hưng, Thái Lai

3 Trường Loan Hòa Nhơn 153 Thái Lai, An Tân, Túy Loan Tây, Túy Loan Đông, Phước Thái

4 Tân An Hòa Nhơn 10 Diêu Phong

5 Hóc Khế Hòa Phong 167 Hòa Phong, Khương Mỹ, Dương Lâm, An Tân

6 Hố Gáo Hòa Sơn 98 Xuân Phú, Phú Hòa, Ninh An

7 Hố Cái Hòa Sơn 64 Phú Hạ , Ninh An

8 Hòa Khê Hòa Sơn 192 Hòa Khê, Phú Thượng, Ninh An

9 Đại La Hòa Sơn 64 Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Ninh An

10 Truông Đá Bạc Hòa Sơn 60 Tùng Sơn, An Ngãi Tây

11 Hố Cau Hòa Phú 50 Hòa Phát, Đông Lâm

12 Đồng Tréo Hòa Phú 31 Hòa Thọ, Đông Lâm

13 Hố Tráy Hòa Phú 20 Hòa Phước

Tổng cộng 1345

Nguồn: Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả với các kịch bản thiên tai trên địa bàn huyện Hòa Vang đã được duyệt năm 2015

Hiện nay, các hồ chứa nước trên địa bàn đang gặp một số vấn đề như tràn xả lũ bị nứt, có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng; hư hỏng tháp cống và cống hỏng tháp van, dàn phai. Trước tình hình đó, Chính quyền địa phương và nhân dân đang cố gắng để khắc phục sự xuống cấp của các công trình thủy lợi, nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội.

- Đập dâng: Hồ chứa và đập dâng là 2 đầu mối cấp nước phổ biến trong thủy lợi, việc lựa chọn phương án đập dâng hay hồ chứa phụ thuộc vào lưu lượng nước đến SVTH: Trương Thị Khánh Ly 42

và lưu lượng nước sử dụng theo tần suất thiết kế. Thông thường xây dựng hồ chứa để phục vụ điều tiết thời đoạn dài hạn (tháng, năm, nhiều năm…) còn đập dâng thì phục vụ cho điều tiết ngắn hạn hơn (ngày, giờ…). Toàn huyện hiện có 31 đập dâng với 2 đập lớn là đập An Trạch và đập Hà Thanh cấp nước tưới cho 19.400 ha đất nông nghiệp. Còn lại các đập vừa và nhỏ có nhiệm vụ tạo nguồn, điều tiết và cấp nước tưới cho trên dưới 30 ha đất nông nghiệp/đập. Hiện tại các đập dâng trên địa bàn được đầu tư chưa đồng bộ do điều kiện vốn chưa có nhiều. Tuy nhiên, đi đôi với việc khai thác các công trình, Chính quyền địa phương cùng nhân dân đã có những biện pháp để nâng cấp và sửa chữa. Tiêu biểu, năm 2014 – 2015 UBND thành phố Đà Nẵng duyệt dự án sửa chữa, nâng cấp đập dâng An Trạch tại huyện Hòa Vang, do sở NN&PTNT là chủ đầu tư kiêm điều hành với tổng đầu tư gần 100 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình đầu mối hệ thống đập dâng An Trạch nhằm bảo đảm an toàn cho công trình, tạo điều kiện cho các trạm bơm điện hoạt động bình thường, cấp nước tưới cho 9.700ha đất nông nghiệp, giảm thiệt hại hàng năm về người và tài sản do lũ, đảm bảo cung cấp nước phòng mặn cho trạm bơm nhà máy nước Cầu Đỏ khi mặn xâm nhập, với lưu lượng cấp nước 250.000 m3/ngày đêm cho thành phố, đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng cho vùng dự án trong mùa mưa lũ.

- Trạm bơm điện: Thành phố Đà Nẵng có 27 trạm bơm điện, trong đó 21 trạm

bơm nằm trên địa bàn huyện Hòa Vang. Diện tích phục vụ tưới thực tế 2.890 ha/01 vụ so với nhiệm vụ thiết kế 5.947 ha/01 vụ đạt 56%. Trạm bơm Bích Bắc là trạm bơm lớn nhất huyện với quy mô tưới 1.625 ha, 3 trạm bơm loại vừa có quy mô tưới hơn 100 ha.

Trạm bơm An Trạch và Bích Bắc thuộc hệ thống thủy lợi liên tỉnh (Quảng Nam), Trạm bơm Túy Loan thuộc hệ thống thủy lợi liên huyện (quận Cẩm Lệ).

Các trạm bơm được xây dựng như đầu mối lấy nước tưới rồi dẫn dắt qua kênh chính, phân ra các kênh nhánh phục vụ tưới tiêu đồng ruộng. Tuy nhiên, do việc đầu tư chưa đồng bộ nên các trạm bơm vẫn chưa phát huy hết công suất thiết kế.

- Kênh tưới: Tổng chiều dài kênh tưới trên toàn huyện là 201,112 km trong tổng chiều dài kênh tưới toàn thành phố 208,912 km. Trong 5 năm qua 2011 – 2015, tổng chiều dài kênh mương cần được kiên cố hóa theo đề án quản lý thủy lợi là 177,46 km.

Thực tế, 162,03 km kênh đã được bê tông kiên cố hóa đạt 91,3%. Các tuyến kênh sau SVTH: Trương Thị Khánh Ly 43

khi được kiên cố hóa đã phát huy được tác dụng tốt như dẫn dắt nước từ các trạm bơm đến đất nông nghiệp kịp thời, giảm thời gian tưới, tiết kiệm nước trong quá trình dẫn dắt, giảm được chi phí tu sữa hằng năm do lũ lụt. Tuy nhiên vẫn còn 15,43 km kênh vẫn đang trong tình trạng xuống cấp, đang cần được tu sữa. Một số kênh đã bị hỏng bê tông ở đáy kênh, ngoài ra do quá trình đô thị hóa, một vài kênh nhánh đã bị lấp đi để xây đường sá, nhà ở, vẫn chưa được khôi phục, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu và lãng phí nước khi không được dẫn dắt đúng cách.

- Cống lấy nước, cống tiêu nước: Đã xây dựng được 86 cống lấy nước và tiêu nước vừa và nhỏ, kèm theo các hồ chứa và rải rác toàn huyện, nhằm lấy nước tự chảy và ngăn lũ.

- Kè sạt lở ven sông: Toàn huyện có 50,726 km tuyến kè chống sạt lở chạy dọc ven sông. Trong 5 năm trở lại đây, chỉ có 2 năm 2014 và 2015 là có sự đầu tư cải tạo bờ bao, kè sạt lở ven sông với chiều dài lên đến 42,740 km chiếm 84,26% tổng chiều dài kè của huyện. Lý do cần phải sữa chữa ngoài sự xuống cấp của thời gian, còn vì tác động của cơn bão Nari vào tháng 10 và bão Haiyan vào tháng 11 năm 2013, bão kalmeagi năm 2014 và các cơn bão nhỏ liên tiếp vào năm 2015. Tuy không đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng, nhưng nó cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và uy hiếp các công trình thủy lợi cũng như cuộc sống của người dân. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho xã hội và phục vụ sản xuất nông nghiệp, chiều dài kè đã và đang tiếp tục được xây dựng, nâng cấp, tu sữa.

- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện là 152,5 ha so với 64.832 ha đất nông lâm nghiệp chiếm 0,23%. Hiện tại, hệ thống cấp nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu thông quá cống lấy nước của các hồ chứa lớn như hồ Đồng Nghệ, hồ Hòa Trung…Tại hai xã Hòa Khương và Hòa Liên, đất nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng cao so với toàn huyện.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 44

Bảng 4: Thống kê các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang

STT Tên công trình Số lượng

1 Hồ chứa (hồ) 21

2 Đập dâng (đập) 31

3 Trạm bơm điện (trạm) 21

4 Kênh tưới tiêu (km) 201,112

5 Cống nước (cái) 86

6 Kè sạt lở ven sông (km) 50,726

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Qua điều tra, đánh giá cho thấy hệ thống công trình thủy lợi huyện Hòa Vang tuy có số lượng không nhiều và chủ yếu là hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ nhưng trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai. Ngoài nhiệm vụ tưới, tiêu, các hệ thống thủy lợi còn có nhiệm vụ cấp nước công nghiệp và sinh hoạt, như đập An Trạch, hồ chứa nước Đồng Nghệ, Hòa Trung. Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi không ngừng củng cố, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)