Áp d ụng công nghệ tưới tiêu Israel trong nông nghiệp nhỏ giọt

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT

3.2. H ệ thống các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

3.2.6. Áp d ụng công nghệ tưới tiêu Israel trong nông nghiệp nhỏ giọt

Đầu năm 2015, xã Hòa Khương huyện Hòa Vang là xã đầu tiên ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt tại địa phương nhằm phục vụ cho trồng trọt và thủy sản.

Công nghệ tưới tiêu Israel hay còn gọi là công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt (công nghệ tưới phun mưa) - Để thực hiện mô hình này, chính quyền địa phương cấp huyện, xã, thôn cùng tham gia quản lý theo phân cấp, công ty hướng dẫn hỗ trợ người dân về quy trình tưới và vận hành máy móc, thiết bị. Sau 1 năm thực hiện, qua theo dõi đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của rau quả cho thấy, rau quả được tưới ẩm và bón phân hòa tan sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng, ra hoa tập trung, tỷ lệ đậu quả cao và đồng đều hơn, chất lượng quả to, mọng, hạt chắc, phòng ngừa được 1 số bệnh vàng lá, sâu đục thân, bệnh gỉ sắt; đất trồng được cải tạo, độ ẩm ổn định.

Do đây là địa phương được huyện dùng làm thử nghiệm cho việc áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến nên mặc dù mang lại hiệu quả cao hơn nhưng cũng không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì thế, chính quyền địa phương cùng nhân dân đang cùng nhau cố gắng phát huy những lợi thế hiện có và khắc phục những khó khăn để đảm bảo tăng về số lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Từ đó có thể mở rộng quy mô mô hình tưới tiêu ra toàn huyện trong thời gian sớm nhất với nguồn kinh phí tiết kiệm nhất.

Công nghệ tưới tiêu hiện đại này mang nhiều ưu điểm tối ưu như:

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 76

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

- Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp chục lần so với tưới thông thường.

- Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải xuống mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn.

- Tiết kiệm nước rất nhiều. Hệ số sử dụng nước đạt từ 90-95% rất có ý nghĩa với vùng hiếm nước hay lấy nước khó khăn. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới

- Thoả mãn yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh trưởng phát triển của cây. Điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, lạnh, sương muối cho cây trồng ).

- Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện tích đất, và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau.

Tiếp tục phát triển và duy trì vùng rau an toàn hiện có với diện tích 65,5 ha:

Túy Loan (20 ha); Thạch Nham Tây (9 ha); Ninh An (5 ha), Phước Hưng Nam (1 ha);

Phú Sơn 3 (13 ha), Phú Sơn Nam (17,5 ha). Trong đó đầu tư hệ thống tưới thẩm thấu từ 15-20 ha kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ hóa lỏng. Xây dựng hệ thống nhà lưới, tưới tự động nhằm sản xuất rau cao cấp quy mô 2-5ha: dưa lưới ruột vàng, dưa hấu trái vụ, các loại rau ăn lá. Đến năm 2020, 40% diện tích rau chuyên canh đều ứng dụng nhà lưới áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, xử lý thuốc vi sinh, dùng phân bón hữu cơ hóa lỏng.

Lĩnh vực thủy sản: Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, phát triển vùng nuôi cá ở thôn Phú Sơn 1,2 xã Hòa Khương; thôn Nam Thành, Khương Mỹ, xã Hòa Phong ứng dụng công nghệ cao như hệ thống nước cấp, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, máy sục khí oxy, đo độ PH,...

Công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp, được ứng dụng rộng rải cho các cây rau quả, hoa, bắp, cây kiểng, đặc biệt là trong các vườn ươm cây giống. Việc ứng dụng công nghệ khoa học này có nhược điểm sau:

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 77

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

- Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng cũng phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý .

- Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).Với vận tốc gió V > 5,6m/ giây phải ngừng phun tưới để tránh sự phân bố không đều.

Tuy nhiên, nhược điểm trên của tưới phun mưa không đáng kể so với những ưu điểm. Vì thế, phương pháp này được áp dụng rộng rãi.

Đảm bảo thực hiện tốt các dự án đã đề xuất trong kế hoạch 5 năm, đặc biệt là những dự án liên quan đến công nghệ cao. Hoàn thiện những chỉ tiêu về nguồn lực như vốn, lao động, máy móc, thiết bị… nhằm phục vụ tối ưu đề xuất đã định sẵn, giải quyết công việc hiệu quả và cho ra những sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 78

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Kết luận chương III

Nội dung chính của chương III là đưa ra định hướng chung và định hướng cụ thể về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang. Định hướng liên quan đến hệ thống cấp thoát nước, chống hạn, chống úng và giảm nhẹ thiên tai. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn ấn định dự tính sử dụng trong giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, gợi ý một số giải pháp thiết thực để có thể phần nào giải quyết những tồn tại, khó khăn mà chương II đã nêu bao gồm giải pháp xây dựng quy hoạch, hoàn thiện dự án đầu tư, hoàn thiện hệ thống quản lý công trình hiệu quả, thu hút vốn đầu tư, kết hợp đầu tư thủy lợi, giao thông và các ngành khác, đào tạo đội ngũ các bộ công nhân viên… Đặc biệt, chương có đề cập đến một giải pháp mới đó là công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt Israel.

Công nghệ này được ứng dụng kèm theo sự tiến bộ về khoa học nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng CNH – HĐH. Hiện tại, đề án công nghệ mới đang được thử nghiệm tại xã Hòa Khương vào đầu năm 2015 và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy việc ứng dụng còn nhiều thiếu sót do hạn chế về nguồn vốn, vật tư kỹ thuật cũng như đội ngũ quản lý chưa chuyên nghiệp nhưng đây là một trong những bước tiến đáng lưu ý trong 5 năm 2011 – 2015 mà hệ thống thủy lợi huyện Hòa Vang đã đạt được. Chương III kết lại phần II của đề tài nghiên cứu, hoàn thiện nội dung và kết quả nghiên cứu. Qua đó, đề tài xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp theo tài liệu có sẵn, thực tế quan sát, thu thập được và ý kiến cá nhân để nhằm cải thiện những khó khăn tồn tại của hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian tới.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 79

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)