CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2. Th ực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi
2.2.3. Tình hình th ực hiện đầu tư phát triển thủy lợi tại các vùng
Trong giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn đầu tư 295,601 tỷ đồng được phân cho SVTH: Trương Thị Khánh Ly 43
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
các năm và cho từng vùng, từng xã tùy theo nhu cầu từng vùng có sự khác nhau về đặc điểm địa hình, đất đai và diện tích gieo trồng. Cụ thể vốn đó được chia như sau: Vùng đồng bằng (Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước) được đầu tư 130,374 tỷ đồng chiếm 44,1%. Vùng trung du (Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Sơn, Hòa Nhơn) được đầu tư 125,88 tỷ đồng chiếm 42,6%. Vùng núi (Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Liên) được đầu tư 39,347 tỷ đồng chiếm 13,3%.Để chi tiết hơn tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi qua các năm và phân chia cho các vùng như thế nào, bảng sau sẽ thể hiện rõ ràng hơn.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 44
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Bảng 6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi giai đoạn
(2011 – 2015)
Đơn vị : Tỷ đồng
Vùng
2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011
Vốn Tỷ trọng
(%) Vốn Tỷ trọng
(%) Vốn Tỷ trọng
(%) Vốn Tỷ trọng
(%) Vốn Tỷ trọng
(%) +/- %
Toàn huyện 23,04 100 12,73 100 30,34 100 48,60 100 180,88 100 157,85 685,07 Vùng núi 2,645 14,5 1,813 14,3 1,750 5,8 2,850 5,9 29,98 16,6 27,34 1033,69
Trung du 14,85 64,5 8,531 66,9 19,78 65,2 39,55 81,4 43,16 24 28,31 190,70 Đồng bằng 5,55 24 2,390 18,8 8,80 29 6,200 12,7 107,42 59,4 101,87 1835,5 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 45
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Nhìn chung, vốn đầu tư cho mỗi vùng đều tăng từ năm 2011 – 2015. Do sự khác nhau về địa hình, quy mô, số lượng công trình và diện tích tưới khác nhau nên vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi giữa 3 vùng trên địa bàn huyện Hòa Vang không đồng đều nhau. Từ năm 2011 – 2014, vùng trung du được đầu tư nhiều nhất với lượng vốn trên 60% trong tổng vốn mỗi năm. Riêng năm 2015, do có sự đầu tư gần 100 tỷ đồng để nâng cấp trạm bơm An Trạch nên vùng đồng bằng được đầu tư dẫn đầu. Để giải quyết mối lo ngại về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho tổng diện tích cây trồng hằng năm là 9.485,2 ha, phòng chống kịp thời nạn hạn hán, lũ lụt, ngập úng, mỗi vùng, mỗi xã đã có những chính sách hợp lý và hiệu quả. Với chủ trương coi thủy lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nên đầu tư cho việc xây dựng các công trình mới cũng như nâng cấp sửa chữa các công trình xuống cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, chống hạn, chống úng cho 5.672 ha gieo trồng lúa trong cả 2 vụ đông – xuân, hè – thu và hơn 3.813 ha hoa màu trên toàn địa bàn huyện. Cụ thể:
+ Vùng núi đảm bảo tưới 460 ha gieo trồng lúa và 587 ha hoa màu
+ Vùng trung du đảm bảo tưới 3.285 ha gieo trồng lúa và 1.983 ha hoa màu + Vùng đồng bằng đảm bảo tưới 1.927 ha gieo trồng lúa và 1.243 ha hoa màu Vùng trung du có diện tích gieo trồng lúa và hoa màu nhiều nhất huyện nên các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều hơn những vùng khác. Kênh mương, cống, đập, hồ chứa luôn được quan tâm tu bổ, vệ sinh dọn dẹp đúng kì hạn để đảm bảo năng suất không giảm. Vùng núi do đất đai còn khó khai thác, chủ yếu đất rừng, phù hợp cho việc phát triển lâm nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày. Phần lớn công việc ở đây tập trung xây dựng giếng khơi với lượng vốn 318 triệu đồng, đầu tư kênh mương, trạm bơm, hồ đập còn hạn chế. Vùng đồng bằng, do sự ảnh hưởng của đô thị hóa nên phần lớn diện tích gieo trồng đã mất đi. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi vẫn hoạt động thường xuyên, tiếp tục nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích còn lại.
Để xây dựng một công trình thủy lợi mới cần rất nhiều nguồn vốn, công sức và hiệu quả sử dụng dài hạn. 5 năm qua, 6 trạm bơm mới được xây dựng thêm với vốn đầu tư 13,092 tỷ đồng, đầu tư 27,75 tỷ đồng xây dựng đê kè sạt lở ven sông và hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây dựng mới công trình, nạo vét kênh mương và duy tu, sửa chữa hằng năm.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 46
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn