Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi

Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thủy lợi đã đang và sẽ luôn được coi trọng trên toàn thế giới vì mục tiêu nhu cầu cơ bản của con người. Những nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan,... đều có chính sách đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đặc biệt là đầu tư cho hệ thống thủy lợi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nông dân các vùng nông thôn, tạo mối quan hệ phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị.

* Ở Thái Lan: Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Chính phủ Thái Lan cho rằng: muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay và giữ vững vị trí số một về xuất khẩu gạo của thế giới thì vấn đề thủy lợi phải đặt lên hàng đầu. Chính phủ Thái Lan đã đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi mà nông dân không phải đóng góp hay phải trả một khoản chi phí nào cho tưới tiêu nước.

Trong giai đoạn 1956 – 1985 Thái Lan đã tiến hành 482 dự án thủy lợi với tổng kinh phí là 5.371 tỉ bạt, chỉ riêng năm 1988 đã có tới 604 dự án thủy lợi quy mô vừa và lớn , 4988 dự án quy mô nhỏ được thực hiện. Theo đánh giá của các nhà kinh tế nước này, thủy lợi đã làm tăng năng suất lao động lên 0.25%. Riêng vùng đồng bằng trung tâm năng suất lúa gạo đã tăng gấp 4 lần. Là một nước sản xuất lúa gạo với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu, nên việc đầu tư cho xây dựng các công trình thủy lợi ở Thái Lan chủ yếu tập trung vào vùng sản xuất hàng hóa lớn, đó là vùng Đồng bằng trung tâm. Hiện nay, xu thế chung của cả nước này là thực hiện chính sách đầu tư phát triển dự án thủy lợi có quy mô nhỏ và vừa , giảm đầu tư phát triển dự án thủy lợi có quy mô lớn, nhằm phát triển nguồn nước tại chỗ và giải quyết kịp thời các nhu cầu về nước của nông dân.

Theo thông tin gần đây nhất trên trang www.baomoi.com cho biết đầu năm 2016, Thái Lan tiến hành bơm nước từ sông Mê Công chuyển vào những khu vực hạn hán ở phía Đông Bắc nước này. Sau kết quả cuộc họp của Uỷ Ban Nhà Nước Quốc gia Thái Lan đã cho phép Cục Thủy lợi Hoàng gia sử dụng nước từ sông Mê Công để phục vụ cho nông nghiệp và sản xuất, sinh hoạt trong thời hạn hán.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 21

* Trung Quốc: Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã tăng vượt số vốn kể từ ngày đất nước đươc giải phóng (1949 – 1990), trong đó tập trung lớn vào lĩnh vực thủy lợi. Nhờ công tác thủy lợi phục vụ tưới tiêu Trung Quốc đã biến một vùng đất hoang hóa thành đất trồng trọt màu mỡ cho năng suất cao: khi chưa có nước tưới năng suất lúa mì đạt 1,1 tấn/ha lên 5 tấn/ha khi có tưới tiêu chủ động. Các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực thực phẩm và đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã chú trọng vào các công trình thủy lợi. Đặc biệt, núi Thanh Thành và hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển tại Tứ Xuyên, Trung Quốc là một điển hình cho sự thành công trong công cuộc đầu tư phát triển thủy lợi tại nước này. Đô Giang Yển được nước Tần xây dựng vào năm 256 trước công nguyên trong thời Chiến Quốc.

Hệ thống thủy lợi này đã đem lại nguồn lợi to lớn, tưới tiêu 700.000 ha đồng ruộng thuộc hơn 40 huyện khác nhau, được coi như kiệt tác tạo phúc cho nhân dân. Ngày nay, công trình vẫn đang được sử dụng và giúp tưới tiêu hơn 5.300 𝑘𝑚2 đất của khu vực này. Hàng năm, có hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan cảnh sắc tươi đẹp ngoạn mục và kỳ vỹ nơi đây. Những chuyên gia thủy lợi nước ngoài cũng đến tìm hiểu và cảm phục trước trình độ khoa học của công trình.

* Ở Malaysia: Để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, chính phủ nước này đã đầu tư toàn bộ các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà nông dân không phải trả bất cứ khoản thủy lợi phí nào.

Tóm lại: Đây là một số kinh nghiệm của các nước, đã có tác dụng và đạt được những hiệu quả nhất định mà chúng ta có thể xem xét, đánh giá, học tập, vận dụng đúng vào hoàn cảnh của nước mình, hoặc có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết để từ đó có hướng đầu tư phát triển thủy lợi phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là đầu tư thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nước ta, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp. Xu hướng chung của các nước hiện nay đối với chính sách đầu tư phát triển thủy lợi là giảm xây dựng vào các công trình có quy mô lớn thay vào đó Chính phủ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dự án có quy mô vừa và nhỏ nhằm phát huy nguồn nước tại chỗ, giải quyết nhu cầu về nước cho nhân dân. Đối với các công trình thủy lợi lớn nhiều nhà kinh tế cho rằng nên duy trì mức thu thủy lợi phí nhằm đảm bảo kinh phí cho khai SVTH: Trương Thị Khánh Ly 22

thác, vận hành công trình, còn chi phí sữa chữa nâng cấp công trình thì do Chính phủ cấp. Theo họ thì nước là hàng hóa công cộng do đó cần có đầu tư của Nhà nước và đầu tư của dự án quốc tế.

1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng

* Ở Việt Nam:

Báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược phát triển hệ thống thủy lợi hiện tại của Việt Nam, việc chú trọng đầu tư vào công tác thủy lợi đã đưa lại cho đất nước những kết quả rất to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và cải tạo môi trường.

- Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp: Đến năm 2009, cả nước đã xây được trên 500 hồ đập thủy nông loại lớn và vừa, trong đó có những đập cao như: Cấm Sơn cao 40,5 m chứa 338 triệu 𝑚3, Kẽ Gỗ cao 40 m chứa 425 triệu 𝑚3… Các hồ đập cùng các công trình thủy lợi khác như trạm bơm, cống, kênh đã đảm bảo cho trên 7 triệu ha đất lúa được tưới, trong đó: vụ đông xuân 2,94 triệu ha, hè thu 2,3 triệu ha, vụ mùa 2,51 triệu ha. Các công trình thủy lợi cũng đã tạo nguồn nước tưới cho 1,15 triệu ha; tiêu úng cho 1,8 triệu ha ( trong đó 1,45 triệu ha đất ruộng trũng); ngăn mặn cho trên 800 nghìn ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long; cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha.

Thành quả trên đã góp phần tăng sản lượng lúa từ 32,5 triệu tấn năm 2000 lên 38,7 triệu tấn năm 2008, cùng với lúa, sản xuất ngô và các loại hoa màu cây công nghiệp cũng phát triển nhanh chóng góp phần phát triển chăn nuôi gia súc từ đó tạo vành đai thực phẩm ổn định cho các đô thị.

- Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản: Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong thời gian qua liên tục được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng của đất nước phục vụ sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình, nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), cụm hồ Thủy Yên –Thủy Cam ( Thừa Thiên Huế), hồ Đồng Nghệ (Đà Nẵng)… Nổi bật nhất là đã xây dựng được các công trình cấp nước cho 30 vạn đồng bào vùng cao đặc biệt là những vùng núi đá vôi như Trà SVTH: Trương Thị Khánh Ly 23

Lĩnh, Hà Quảng, Lục Khu (Cao Bằng), Yên Ninh, Quảng Bạ, Đồng Văn (Hà Giang)…

nhiều huyện vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…

Thủy lợi cũng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, hàng vạn mặt nước của các ao hồ nuôi trồng thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ các hệ thống thủy lợi;

đối với các vùng ven biển, phần lớn các công trình thủy lợi đều ít nhiều góp phần vào việc tạo ra môi trường nước lợ, nước mặn để nuôi tôm và một số loại thủy sản quý hiếm, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong nước và xuất khẩu.

- Về công tác đê điều – phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và gần một trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới, hàng năm Việt Nam phải chịu hàng chục cơn bão lớn, thông thường bão đều kèm theo mưa lớn gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp. Ở đồng bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên bị ngập từ 1,2 – 1,6 triệu ha về mùa lũ và có đến 700 nghìn ha bị mặn xâm nhập. Từ sau năm 1975 đã đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ, hệ thống đê biển cũng từng bước được xây dựng ở nhiều địa phương, nhờ vậy đã bảo vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè thu ở vùng lũ và lúa đông xuân ở vùng trũng không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập.

* Ở thành phố Đà Nẵng

Trong thời gian qua, hệ thống thủy lợi thành phố Đà Nẵng đã được quan tâm, đầu tư đồng bộ, tiết kiệm và hiệu quả. Các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng, kè, kênh, trạm bơm, cống tưới tiêu… được nâng cấp, phân cấp quản lý đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, an toàn với thiên tai, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác.

Theo thống kê, trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng hiện có 85 công trình thủy lợi, bao gồm 21 hồ chứa, 31 đập dâng, 27 trạm bơm tưới và 6 công trình dùng biện pháp khác tưới, khai thác nguồn nước trên lưu vực các sông Yên, Túy Loan, Vĩnh Điện, Quá Giáng và Cu Đê, năng lực tưới theo thiết kế là 6.947 ha/01 vụ, thực tế hiện nay tưới 3.890 ha/01 vụ, đạt tỷ lệ 56% thiết kế. Trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sữa chữa hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, SVTH: Trương Thị Khánh Ly 24

đảm bảo an toàn hồ, đập trên địa bàn, hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Hiện nay, tổ chức thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 02 hình thức tổ chức chính đó là Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi và các Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp sản xuất nông nghiệp làm dịch vụ khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Hàng năm thành phố đều quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình để đảm bảo an toàn hồ chứa nước, bảo vệ dân cư sinh sống ở hạ lưu công trình; giữ ổn định nguồn nước để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan môi trường nông thôn. Trong 5 năm, thành phố đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 85 công trình thủy lợi, bêtông kiên cố hóa 162,03 km kênh mương, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn 190,18/208,912 km (đạt tỷ lệ 91,03%). Ngoài ra, đầu tư xây dựng lại 6 trạm bơm điện phục vụ sản xuất và chống hạn. Hỗ trợ khoan 99 giếng khơi ở 2 xã Hòa Bắc và Hòa Ninh. Thực hiện hỗ trợ nạo vét, sữa chữa hồ Hố Cái (xã Hòa Sơn), Hồ Trường Loan (xã Hòa Nhơn)…Ngoài ra, đã hỗ trợ hàng trăm giếng khoan và máy bơm cho các vùng chuyên canh rau, hoa trên địa bàn thành phố.

1.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống thủy lợi

Đầu tư là chìa khóa trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thiết phải đầu tư thỏa đáng. Trong lý thuyết đầu tư của Keyness đã chứng minh: “ Đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của cầu tiêu dùng từ đó tăng số lượng việc làm, thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và kích thích sản xuất phát triển”. Điều đó càng đúng với các quốc gia có xuất phát điểm thấp, phát triển kinh tế từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.

Như các phần trước đã nói thủy lợi có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần phát triển sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, trong các ngành sản xuất dịch vụ phục vụ nông nghiệp thì thủy lợi được coi là ngành mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng nhất. Mặt khác thủy lợi còn tác động đến đời sống xã hội như chiến thắng thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho nhân dân.

Với những đóng góp rất lớn của thủy lợi vào nền kinh tế thì việc quan tâm và đưa ra nhiều phương hướng phát triển thủy lợi là những việc cần làm. Một trong SVTH: Trương Thị Khánh Ly 25

những phương hướng thúc đẩy phát triển thủy lợi là cần vốn để đầu tư mới cho thủy lợi.

Ở những nước kinh tế phát triển, cơ sở vật chất thủy lợi được đầu tư rất cao khoảng 10.000 USD/ ha. Vì đầu tư cao như vậy kết quả sản xuất nông nghiệp ở những nước này cho năng suất cao, đời sống của nhân dân được cải thiện, diện tích đất tưới tiêu được mở rộng. Với sự đầu tư cao nên hệ thống kênh mương được bê tông hóa làm việc rất ổn định và chống thấm tốt. Các hệ thống tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt người ta dùng ống thép hoặc ống nhựa chôn ngầm dưới đất, vừa kín vừa an toàn thuận lợi cho canh tác, tiết kiệm đất đai…

Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng gần 70% dân số sống và làm việc ở nông thôn nên sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế. Chính vì thế hệ thống thủy lợi tương đối phát triển do Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đầu tư tương đối cao so với các ngành khác. Chính vì vậy nó đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh mẽ và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.

Với việc tăng vốn đầu tư vào thủy lợi kết hợp với nhiều chính sách và biện pháp khác đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp nước ta phát triển ổn định, không những đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn. Bên cạnh đó nó còn giải quyết được phần nào các vấn đề nước sinh hoạt cho nhân dân miền cao, cải thiện đời sống nhân dân.

Như vậy viêc đầu tư vào thủy lợi là việc cần thiết, không chỉ tạo sự phát triển cho nông nghiệp mà thủy lợi góp phần phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác và đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)