Nh ững hiệu quả đạt được

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4. Nh ững kết quả và hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển

2.4.2. Nh ững hiệu quả đạt được

Trong bất kì chế độ xã hội nào, khi bỏ vốn để tiến hành sản xuất đều phải quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn, vốn bỏ ra đạt hiệu quả càng cao thì sản xuất càng có điều kiện để phát triển.

Để xác định hiệu quả tài chính trong đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ta không

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 59

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

thể xem xét 1 công trình cụ thể mà phải khảo sát tổng quát cả 1 hệ thống nhiều công trình. Vì vậy, việc tìm kiếm các chỉ số tính toán có phần phức tạp hơn do không có doanh thu cụ thể. Vì thế, thông qua bảng tổng hợp kinh phí miễn thủy lợi phí qua các năm trên địa bàn huyện Hòa Vang để thấy được hiệu quả về tài chính mà hệ thống công trình thủy lợi mang lại.

Biểu đồ 3: Tổng hợp kinh phí miễn thủy lợi phí huyện Hòa Vang giai đoạn 2011- 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Ngày 14/03/2007, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết số 190/2006/NQ-HĐND về việc miễn giảm thuỷ lợi phí nông nghiệp. Trong đó, miễn 100% thuỷ lợi phí gieo trồng cây vụ đông; giảm 50% thuỷ lợi phí theo mức thu thực tế của từng hộ nông dân dùng nước. Hằng năm ngân sách thành phố sẽ cấp bù hỗ trợ số tiền do miễn giảm này cho Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và các xã, huyện. Ngân sách thành phố chỉ cấp bù số tiền miễn giảm thực tế cho từng hộ nông dân; không cấp bù cho công tác quản lý và các chi phí khác.

Giai đoạn 2011 – 2015 thủy lợi phí trên địa bàn huyện Hòa Vang có nhiều biến động lên xuống nhưng cơ bản tăng: từ 2385 tỷ đồng (2011) đến 2675 tỷ đồng (2015).

Có thay đổi trong số liệu thủy lợi phí là do quá trình đô thị hóa đã làm mất đi một phần đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến vài công trình thủy lợi nhỏ như kênh mương, cống tưới tiêu. Cho nên quyết toán về phí tồn ngân sách thành phố cấp bù hỗ trợ cho người nông dân cũng thay đổi qua từng năm.

2011 2012 2013 2014 2015

Thủy lợi phí 2385 2366 2576 2557 2675

2385 2366

2576 2557 2675

2000 2200 2400 2600 2800

Thủy lợi phí Linear (Thủy lợi phí)

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 60

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực thủy lợi chính là đánh giá thông qua sản phẩm nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác và đời sống xã hội, môi trường. Sở dĩ như vậy vì thủy lợi là ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất kinh doanh mang tính chất phục vụ các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp và đời sống. Vì vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho ngành thủy lợi rất khó khăn. Hiệu quả của nó mang tính kinh tế xã hội chung và phụ thuộc vào ngành nó phục vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động mạnh mẽ và sâu sắc nhất các thay đổi của thủy lợi.

Cho nên thông qua sản xuất của nông nghiệp để phản ánh hiệu quả của thủy lợi.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 61

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Bảng 17: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thay đổi nhờ sự phát triển của thủy lợi giai đoạn 2011 – 2015 trên địa

bàn huyện Hòa Vang

Mục Đơn vị tính Số lượng 2015/2011

2011 2012 2013 2014 2015 +/- %

Diện tích gieo lúa cả năm Ha 5585,3 5293,1 5242,0 5190,0 5152,6 -432,7 -7,7

Đông xuân Ha 2756,3 2751,7 2713,3 2723,9 2710,5 -45,8 -1,7

Hè thu Ha 2829,0 2541,4 2528,7 2466,1 2442,1 -386,9 -13,6

Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 55,2 60,3 58,5 62,5 62,7 7,7 13,9

Đông xuân Tạ/ha 54,2 60,4 61,4 64,4 63,5 9,5 17,6

Hè thu Tạ/ha 56,2 60,2 54,2 61,3 61,9 5,9 40,5

Sản lượng lúa cả năm Tấn 30733,0 31883,1 30400,4 31545,5 31685,9 952,9 3,1

Đông xuân Tấn 15422,6 16441,5 15892,4 17532,8 17945,7 2523,1 16,4

Hè thu Tấn 15310,4 15441,6 14508,0 14012,7 13740,2 -1570,2 -10,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 62

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Như đã nói ở phần trên, do sự ảnh hưởng của đô thị hóa nên diện tích đất nông nhiệp nói chung và diện tích gieo trồng lúa nói riêng giảm dần qua 5 năm. Năm 2011 toàn huyện có diện tích lúa là 5585,3 ha, đến năm 2015 chỉ còn 5152,6 ha; giảm 432,7 ha. Diện tích lúa giảm đi không đồng nghĩa với việc sản lượng và năng suất lúa giảm theo. Qua các năm tuy có sự biến động lên xuống nhưng nhìn chung sản lượng và năng suất lúa tăng, mang lại hiệu quả cao cho đồng vốn đã bỏ ra. Năm 2011, năng suất lúa bình quân cả năm là 55,02 tạ/ha với sản lượng lúa đạt được là 30.733 tấn thì đến 2015 sản lượng lúa toàn huyện là 31.685,9 tấn với năng suất bình quân cả năm là 62,7 tạ/ha.

Sự cải thiện nâng cấp hệ thống thủy lợi đã mang lại hiệu quả cự kì rõ ràng. Không những năng suất lúa bình quân tăng lên đáng kể với 13,96% mà sản lượng cũng tăng lên mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm xuống. Các công trình thủy lợi đã phát huy năng lực của mình, tạo ra những lợi thế quan trọng nhằm tạo tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp cho những năm tiếp theo.

Thông qua bảng điều tra khảo sát, đề tài đã nhận được sự đóng góp ý kiến của người dân về vấn đề thu nhập trong những năm qua. Bảng tổng hợp sau cho biết thu nhập người dân như thế nào từ năm 2011 – 2015.

Bảng 18: Ý kiến của người dân về thu nhập qua từng năm

N %

Tăng 102 92,7

Không tăng 8 7,3

Giảm 0 0,0

Tổng 110 100,0

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát – phần mềm SPSS Theo như ý kiến người dân được khảo sát, thu nhập của họ trên địa bàn huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2011 – 2015 chủ yếu tăng. Quá trình hoàn thiện hệ thống thủy lợi đã nâng cao năng suất cây trồng, số lượng, chất lượng sản phẩm tăng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đồng thời, việc xây dựng và tu sửa các công trình đã tạo công ăn việc làm cho những ai thất nghiệp, hoặc muốn có thêm thu nhập.

Không chỉ đem lại hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp mà sự đầu tư vào hệ thống thủy lợi đã góp phần làm ổn định kinh tế, ngoài ngành nông nghiệp thủy lợi đang cố gắng cung cấp 100% nước sạch cho toàn huyện, phục vụ một số ngành công nghiệp và SVTH: Trương Thị Khánh Ly 63

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân, bộ mặt nông thôn được thay đổi lớn, giao thông được mở rộng, môi trường được cải thiện góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ phát triển nông thôn mới tại địa phương.

Với sự đầu tư kĩ lưỡng, thường xuyên cho thủy lợi đã mang lại hiệu quả cho cuộc sống người dân thông qua việc phòng chống bão lũ năm 2013, 2014…, tu bổ đê kè, kiểm tra giám sát với tần suất cao nhằm cải thiện những mất mát đã qua và hạn chế thấp nhất những khó khăn sắp đến. Đồng bộ hệ thống thủy lợi có ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết nạn hạn hán cấp bách hiện nay do hiện tượng elnino vào năm 2015, tạo điều kiện thuân lợi để tăng diện tích hồ cho nuôi trồng thủy sản, đảm bảo cho quá trình CNH – HĐH của huyện diễn ra mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu vào sự nghiệp tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, những năm qua so với nhu cầu đầu tư thì vốn đáp ứng còn thấp, nhiều công trình quan trọng buộc phải giảm tiến độ. Hiệu suất đầu tư nước ta còn thấp so với thế giới nên công trình chưa có tính đồng bộ cao, mức bảo đảm còn thấp, công trình còn thô sơ, thiết bị chưa tiên tiến. Với những hạn chế đó nếu khắc phục sớm thì hiệu quả vốn đầu tư và thủy lợi đem lại cao hơn, đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất và rút bớt thời gian thi công đưa công trình sớm vào hoạt động phát huy tác dụng, thực hiện tốt nhất mục tiêu đã định ra.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)