Tình hình đầu tư vào hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. Th ực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi

2.2.2. Tình hình đầu tư vào hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang

Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nẵng nên nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, huyện luôn quan tâm đầu tư, tập trung nguồn vốn cho nông nghiệp. Trong đó, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi chiếm một phần lớn để xây dựng, nâng cấp và sửa chữa phục vụ nhu cầu cần thiết của huyện được thể hiện qua bảng 6.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 45

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Bảng 5: Tình hình thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp tại huyện Hòa Vang

Đơn vị: tỷ đồng Mục

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2015/2011

Vốn

tỷ trọng

(%)

Vốn

Tỷ trọng

(%)

Vốn

Tỷ trọng

(%)

Vốn

Tỷ trọng

(%)

Vốn

Tỷ trọng

(%)

+/- %

Tổng số 23,04 100 12,73 100 30,34 100 48,60 100 180,88 100 157,84 685,07 1. Cải tạo, nâng cấp

các công trình thủy lợi, trạm bơm

18,94 82,21 8,52 66,92 24,09 79,40 6,350 13,07 160,59 88,78 141,65 747,89 2. Kiên cố hóa kênh

mương nội đồng 4,10 17,79 4,21 33,08 6,259 20,60 14,65 30,14 5,650 3,12 1,55 37,80 3. Cải tạo đê, bờ bao

chống lũ 0 0 0 0 0 0 27,60 56,79 15,14 8,10 15,14 54,86

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 42

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Qua bảng trên ta thấy huyện có sự quan tâm đến phát triển thủy lợi, coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi từ 2011 – 2015 là 295,601 tỷ đồng. Mặc dầu năm 2011 – 2012 vốn đầu tư suy giảm, do không có nhiều công trình phải sửa chữa hoặc xây thêm. Tuy nhiên, năm 2013, 2014, 2015 vốn đầu tư tăng liên tục. Đặc biệt, vốn đầu tư lớn 180,882 tỷ đồng vào năm 2015. Vốn đầu tư chủ yếu phục vụ cho quá trình cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi, trạm bơm. Phần còn lại là kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Đây là 2 công việc cần thiết phải đầu tư thực hiện hằng năm để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra vốn đầu tư được sử dụng cho việc cải tạo đê, bờ bao chống lũ, xây dựng, nâng cấp kè sạt lở ven sông nhằm phòng chống bão lũ, thiên tai.

Lượng vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 được bố trí như sau: Trong tổng 295,601 tỷ đồng, có đến 218,498 tỷ đồng được sử dụng vào quá trình xây dựng cơ bản trạm bơm, xây dựng mới đập dâng, hồ chứa, khôi phục các cống tưới chiếm 73,92%

tổng vốn đầu tư. Việc kiên cố hóa kênh mương, nạo vét các công trình thủy nông sử dụng 34,872 tỷ đồng chiếm 11,79 % tổng vốn đầu tư. Còn lại 42,74 tỷ đồng dùng để quản lý, duy tu sửa chữa đê bao, cải tạo bờ kè sạt lở ven sông chiếm 14,29 % tổng vốn đầu tư.

Với sự phân bố vốn đầu tư như trên thì tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản thủy lợi như sau:

- Cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi: Kế hoạch tu bổ, sửa chữa công trình thủy lợi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn đầu tư, được thực hiện thường xuyên, hằng năm, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Hòa Vang và Công ty KTCTTL.

Trên cơ sở xin ý kiến của Sở, Ban ngành liên quan, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi trên toàn 11 xã. Củng cố hồ chứa, đập dâng và trạm bơm rất quan trọng, nhằm khắc phục các sự cố của thiên tai và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp.

Sửa chữa kiên cố các trạm bơm có diện tích tưới lớn như trạm bơm Bích Bắc, An Trạch, Đồng Nghệ. Đồng thời, quan tâm, kiểm tra giám sát các trạm bơm chống hạn, cầu máng ống thép, cống tưới nội đồng để kịp thời đáp ứng nhu cầu khi mùa hạn đến.

Việc sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi thường rất phức tạp do công trình chìm sâu dưới nước khuất trong thân hồ chứa thường gặp một số vấn đề như tràn xả lũ SVTH: Trương Thị Khánh Ly 42

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

bị nứt, có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng; hư hỏng tháp cống và cống hỏng tháp van, dàn phai nhưng các đơn vị thiết kế thi công đã có nhiều cố gắng tìm ra nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa đảm bảo phục vụ sản xuất. Đầu tư xây dựng giếng khơi lên đến gần 100 cái cho toàn huyện, nạo vét lòng hồ nhỏ, nâng cấp hồ lớn luôn được theo dõi, thực hiện để đảm bảo chủ động điều tiết nước đúng kì hạn. Đáng chú ý là vốn đầu tư cho việc nâng cấp các đập dâng trong toàn huyện được chú trọng.

Năm 2015, gần 100 tỷ đồng được sử dụng nhằm tu bổ và kiên cố đập An Trạch đảm bảo đập dâng lớn nhất trên địa bàn hoạt động hiệu quả.

- Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Thực hiện nhiệm vụ được giao bộ phận quản lý nước và công tác thủy lợi của phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các địa phương thi công, sửa chữa kênh mương. Đầu tư bê tông hóa, kiên cố hóa các tuyến kênh chính, kênh nhánh cấp 1, cấp 2 đáp ứng nguồn nước phục vụ sản xuất. Ngoài ra huyện còn tổ chức, huy động tham gia dọn vệ sinh kênh mương, chống ách tắt trong quá trình truyền nước. Số vốn sử dụng cho kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn ít, chủ yếu vốn và công sức nhân dân góp, chỉ nâng cấp chứ không xây thêm.

- Cải tạo đê, bờ bao chống lũ, kè sạt lở ven sông:Để khắc phục hậu quả của một số cơn bão dọc theo bờ biển đặc biệt là 2 cơn bão ảnh hưởng lớn đến Đà Nẵng là bão Nari và bão Hayan năm 2013, kè sạt lở ven sông đã được đầu tư để xây thêm, nâng cấp và tu bổ. Vốn đầu tư cho mảng này chủ yếu dùng cho 2 năm gần đây kể từ năm 2011 nhưng lại chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư (14,29%)

Tóm lại, những việc làm nhằm cải thiện hệ thống thủy lợi trong 5 năm qua cùng với lượng vốn ngày càng tăng đã khẳng định sự quan tâm của các cơ quan chính quyền địa phương đến việc phát triển thủy lợi cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2011 – 2015, lượng vốn tăng thêm là 157,84 tỷ đồng, phần trăm tăng thêm là 685,07 %. Đây là những con số không hề nhỏ, nên để đáp ứng đủ vốn đầu tư, huyện và công ty đã huy động vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, nguồn vốn từ nhân dân đóng góp, vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài FDI, vốn viện trợ ODA, vốn vay, ADB…

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)