Nh ững kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4. Nh ững kết quả và hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển

2.4.1. Nh ững kết quả đạt được

Với số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang đã được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa tạo thành hệ thống đồng bộ, hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi, cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư tăng cao không đồng nghĩa với xây dựng thêm nhiều mà vốn đầu tư chủ yếu được sử dụng cho việc nâng cấp, đồng bộ hệ thống thủy lợi. Tuy còn nhiều bất cập, nhưng bao quát sự tăng lên về các công trình cả về số lượng và chất lượng đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng trên địa bàn huyện. Đặc biệt là đập dâng An Trạch, Hồ chứa Đồng Nghệ, Trạm bơm Bích Bắc...là 3 công trình lớn, chủ chốt, được quan tâm đầu tư đảm bảo chúng hoạt động mạnh mẽ và mang lại thành quả như kì vọng.

Ngoài ra, các công trình khác được kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện và giải quyết các sai sót hợp lý đã góp phần lớn vào công cuộc phát triển nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình nông thôn mới, giải quyết hạn hán, công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương.

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 56

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi huyện Hòa Vang chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ nhưng hoạt động rất tốt với năng lực phục vụ đạt hơn 70% và mang lại hiệu quả lâu dài. Trong 5 năm qua đã có 6 trạm bơm, 2 hồ chứa, 3 đập dâng và 56km kênh mương, 13km kè sạt lở ven sông và 15 cống tưới được xây dựng thêm. Hơn 60%

lượng công trình thủy lợi được nâng cấp sửa chữa. Để chi tiết về kết quả đạt được ta hãy xem bảng sau.

Bảng 15: Số lượng các công trình xây dựng mới và nâng cấp tăng lên nhờ hoạt động đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015

STT Tên công trình Xây mới Nâng cấp

1 Hồ chứa (hồ) 0 15

2 Đập dâng (đập) 0 20

3 Trạm bơm (trạm) 6 11

4 Cống nước (cái) 7 32

5 Kênh tưới (km) 56 162,03

6 Kè sạt lở ven sông (km) 13 42,74

7 Giếng khơi 99

Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Qua bảng số liệu ta nhận thấy chính sách của huyện không chú trọng việc xây dựng thêm mà chủ yếu là nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm nâng cao năng lực thực tế, tăng diện tích tưới cho đất nông nghiệp. Ngoài các công trình thủy lợi lớn, huyện cũng quan tâm đến các công trình thủy lợ nhỏ dể đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống. Thời gian qua, với lượng vốn 318 triệu bỏ ra, huyện đã xây dựng được 99 giếng khơi dưới sự giúp sức của nhân dân là chính trên địa bàn 2 xã Hòa Bắc, Hòa Ninh đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi tại những vùng đồi núi khó khăn.

Chính nhờ sự cải thiện và phát triển của thủy lợi mà diện tích lúa được tưới trực tiếp đã tăng lên đáng kể từ hồ, đập thông qua kênh rạch được điều hòa bởi trạm bơm điện. Năm 2011, diện tích lúa toàn huyện được tưới qua trạm bơm điện là 3.119 ha, đến năm 2015 đã tăng lên 4.141 ha. Ngoài ra, diện tích hoa màu cũng tăng lên không ngừng, năm 2011 (2.097 ha) đến năm 2015 (2.783 ha). Sự gia tăng được thể hiện chi tiết ở bảng sau

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 57

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Biểu đồ 2: Diện tích lúa và hoa màu được tưới tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Hòa Vang

Đơn vị tính: ha

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Sau khi được nâng cấp và sửa chữa, các công trình thủy lợi đã phát huy năng lực làm tăng diện tích tưới lúa và hoa màu. Tuy các công trình có công suất cao, năng lực thiết kế đã được nâng cao nhưng năng lực tưới thực tế vẫn chưa đạt đến mức tối đa.

2011 2012 2013 2014 2015

Công trình thủy lợi 2097 2287 2554 2669 2783

Tự chảy 1716 1526 1259 1144 1030

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Diện tích hoa màu

Công trình thủy lợi Tự chảy

2011 2012 2013 2014 2015

Công trình thủy lợi 3119 3403 3801 3970 4141

Tự chảy 2553 2269 1871 1702 1531

0 1000 2000 3000 4000 5000

Diện tích lúa

Công trình thủy lợi Tự chảy

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 58

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Bảng 16: Năng lực các trạm bơm điện hiện có năm 2015 trên địa bàn huyện Hòa Vang

Đơn vị tính: ha

STT Năng lực thiết kế Năng lực thực tế

Tưới Tiêu Tưới Tiêu

1 Hòa Bắc 850 856 610 651

2 Hòa Ninh 325 300 282 153

3 Hòa Phú 126 100 70,56 65

4 Hòa Liên 480 350 378,4 198

5 Hòa Phong 790 625 465 560

6 Hòa Nhơn 752 710 654 630

7 Hòa Sơn 630 590 513 420

8 Hòa Khương 510 450 412 320

9 Hòa Châu 465 385 350 221

10 Hoà Tiến 480 320 338 200

11 Hòa Phước 357 251 257 156

Tổng 5765 4937 3881 3574

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Theo báo cáo tổng kết năm 2009 của Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang phần đánh giá hệ thống thủy lợi có nêu năng lực tưới thiết kế của trạm bơm điện toàn huyện là 4.256 ha và tiêu là 3.562 ha với năng lực thực tế đạt 2.897 ha và tiêu 2.450 ha. Sau 5 năm tiến hành đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi thì năng lực tưới thiết kế là 5.765 ha; tiêu là 4.937 ha. Khi đó năng lực thực tế tưới cũng được tăng lên đáng kể với diện tích 3.881 ha; tiêu là 3.574 ha. Tuy chưa đạt công suất tối đa nhưng các công trình sau khi được nâng cấp đã tăng năng lực rõ rệt cả phần thiết kế và thực tế. Vì vậy để phát huy hiệu quả hơn nữa các công trình cần được tiếp tục đầu tư khai thác và nâng cấp hơn trong thời gian tiếp đến.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)