CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, nên cơ bản nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện được thể hiện qua bảng sau:
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 33
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hòa Vang qua 5 năm (2011-2015)
Chỉ tiêu Đơn
vị 2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011 (+/-) Tổng giá trị
sản xuất Tỷ
đồng 4.913,5 5.677,6 6.548,7 7.421,0 8.343,1 3.429,6 Nông-lâm-
thủy sản '' 907,6 1.018,9 1.116,2 1.196,7 1.278,8 371,2 Công nghiệp-
xây dựng '' 2.204,1 2.475,4 2.839,7 3.246,8 3.678,0 1.473,9
Dịch vụ-
thương mại ' 1.801,9 2.183,3 2.592,8 2.977,5 3.386,3 1.584,4 Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 69,8 Nông-lâm-
thủy sản '' 21,70 21,3 20,1 19,1 18,1 40,9 Công nghiệp-
xây dựng '' 30,70 29,6 29,9 30,2 30,5 66,9 Dịch vụ-
thương mại '' 47,60 49,1 50,0 50,7 51,4 87,9
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội thường niên của UBND huyện Hòa Vang Sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế của huyện chuyển biến theo hướng tích cực. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 4913,5 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên 8343,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng:
Lĩnh vực Dịch vụ - thương mại tăng từ 47,6% năm 2011 lên 51,4% năm 2015; Công nghiệp – xây dựng giảm từ 30,7% năm 2011 xuống còn 29,6% năm 2012 nhưng có xu hướng tăng lại từ 29,6% năm 2012 lên 30,5% năm 2015; Nông – lâm – thủy sản giảm dần từ 21,7% xuống còn 18,1% năm 2015. Cụ thể như sau:
- Ngành dịch vụ - thương mại: Dịch vụ phát triển khá về quy mô, đa dạng về loại hình, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 12,8%/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân. Giá trị sản xuất tăng từ 1801,9 tỷ đồng năm 2011 lên 3386,3 tỷ đồng năm 2015 chiếm tỷ trọng 51,4% trong cơ cấu kinh tế (2015). Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện. Ngành nghề liên quan đến dịch vụ SVTH: Trương Thị Khánh Ly 34
ngày càng mở rộng quy mô như dịch vụ giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ thủy lợi, sữa chữa cơ khí, dịch vụ chế biến thủy – hải sản, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, phân bón, xăng dầu, thức ăn nuôi trồng thủy sản…Việc giao thương buôn bán ngày càng phát triển giữa các vùng trong thành phố, huyện Hoà Vang là nơi cung cấp nguồn lương thực thực phẩm, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản lớn nhất thành phố.
Dịch vụ du lịch đặc biệt được chú trọng quan tâm nâng cao. Hình thành một số tour du lịch sinh thái, kết hợp với tìm hiểu lịch sử phục vụ khách trong và ngoài nước:
Di tích Gò Hà - Bàu Năng - Bia di tích Phổ Lỗ Sĩ; Đồng Nghệ, nước nóng Phước Nhơn, khu căn cứ Huyện ủy; kết hợp với đồng quê, làng nghề truyền thống: Làng quê Phong Nam - Làng nghề Hòa Tiến; kết hợp với văn hóa các dân tốc miền núi: Ngầm Đôi - Suối Hoa (Hòa Phú); tour du lịch sông nước trên sông Cu Đê, kết hợp với lễ hội của đồng bào dân tộc Cơ Tu… Triển khai xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa làng quê Phong Nam - Hòa Châu và đề án phát triển điểm du lịch sinh thái kết hợp chữa bệnh tại suối nước nóng Phước Nhơn - Hòa Khương.Các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đưa vào khai thác hiệu quả, nổi tiếng như: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nước nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa. Hạ tầng Thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,6%/năm. Ngoài ra, việc phát triển mạnh các loại hình du lịch ẩm thực, dịch vụ nhà hàng, giải khát, văn hóa địa phương… thu hút đông đảo khách trong nước và nước ngoài vào tham quan, nghỉ ngơi, du lịch.
- Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất tăng bình quân 9,4%/năm; Từ 2204,1 tỷ đồng năm 2011 lên đến 3678,0 tỷ đồng năm 2015, chiếm tỷ trọng 30,5 % trong cơ cấu kinh tế.
Do tác động của đô thị hóa nên công tác xúc tiến về công nghiệp, xây dựng luôn được quan tâm, tổ chức thực hiện. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và các sản phẩm chủ lực theo quy hoạch chung của thành phố và thế mạnh của huyện như: Hàng dệt may, đồ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, đưa các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 35
Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp + xây dựng thời kỳ 2011- 2015 đạt 14%/năm.
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Huyện đang duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, chủ động phát triển các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, nhằm tăng thu nhập và giải quyết lao động.
- Nông – lâm – thủy sản: Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm từ 21,7% năm 2011 xuống còn 18,1% năm 2015. Mặc dầu diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhưng sản lượng lương thực vẫn được duy trì ở mức 32.000- 35.000 tấn là nhờ áp dụng các biện pháp tăng năng suất cho cây trồng, nhất là công tác giống, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bước phát triển theo hướng hàng hóa phục vụ đô thị,
+ Trồng trọt: Ổn định vùng lúa khoảng 3200-3300 ha, tập trung ở các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Khương và Hòa Phong. Tiếp tục xây dựng mới và mở rộng các vùng trồng rau chuyên canh, trồng nấm ăn tại các xã Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương.
+ Phát triển chăn nuôi: Chuyển dịch mạnh mẽ, từ một nền chăn nuôi mang tính truyền thống sang nền chăn nuôi công nghiệp. Đặc biệt phát triển các trang trại chăn nuôi heo, gà và bò thịt. Gia cầm: Phát triển theo quy mô hộ gia đình kết hợp với quy mô chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại.
+ Lâm nghiệp: Phát triển ngành lâm nghiệp một các toàn diện, bền vững, xây dựng và bảo vệ vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện và thành phố. Kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính đối với các xã miền núi, hằng năm trồng mới 1.400ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%.Cơ cấu đất lâm nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng rừng sản xuất và rừng phòng hộ, giảm diện tích rừng đặc dụng.
+ Nuôi trồng thủy sản: Năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản là 467 ha, sản SVTH: Trương Thị Khánh Ly 36
lượng khai thác hơn 700 tấn/năm. Tập trung nuôi ở các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Phú. Đối tượng nuôi chính là: Cá mè, cá trắm cỏ, rô phi, diêu hồng, chép và các thủy đặc sản khác như ba ba, lươn, ếch.
* Điều kiện xã hội:
- Dân số, lao động: Năm 2015, dân số toàn huyện Hòa Vang là 128.151 người (trong đó tỷ lệ nam là 50,17 %, nữ 49,83%). Mật độ dân số là 172 người/km2, dân số trong độ tuổi lao động 72.491 người. Huyện có 03 thôn với gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu (thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú)) và 01 thôn người Hoa sinh sống (thôn Trung Nghĩa, Hòa Ninh).
Trong mấy năm gần đây, do quá trình đô thị hóa và do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần. Năm 2015 lao động trong ngành nông nghiệp là 18.732 người, chiếm 25,84% giảm so với năm 2014 là 21.642 người, chiếm 30,5%. Trong khi lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng lên.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,75 triệu đồng/ người / năm, tăng 1,8 lần so với đầu năm 2010.
Bảng 2: Cơ cấu lao động của huyện Hòa Vang năm 2014 - 2015 Năm
Chỉ tiêu
2014 2015
SL (người) % SL
(người) %
70.96 100 72.491 100
Phân theo trình độ
Công nhân kỹ thuật 5.198 7,33 5.328 7,35
Trung học chuyên nghiệp 4.737 6,67 4.857 6,7
Cao đẳng, Đại học trở lên 5.454 7,69 5.589 7,71
Khác 55.571 78,31 56.717 78,24
Phân theo ngành nghề
Nông,lâm,thủy sản 21.642 30,5 18.732 25,84
Công nghiệp,xây dựng 22.374 31,53 24.364 33,61
Thương mại,dịch vụ 26.944 37,97 29.395 40,55
Nguồn: Báo cáo thống kê của huyện Hòa Vang năm 2015
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 37
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của huyện
+ Hệ thống giao thông: Mạng lưới kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được đầu tư. Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông đựợc nhựa hóa, bê tông hóa (tỷ lệ đường giao thông liên xã, thôn, xóm và kiệt hẽm được nhựa hoặc bê tông hóa trên 95%); tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100 %; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh ngày càng tăng. Đặc biệt, toàn huyện có 7 tuyến đường chính. Trong đó có 3 tuyến quốc lộ là 1A, 14B, 14G, tuyến Nam Hải Vân; 4 tuyến thuộc tỉnh lộ là ĐT601, ĐT602, ĐT604, ĐT605 có ý nghĩa về mặt chiến lược trong việc phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh. Cùng với quá trình đô thị hóa theo xu hướng phát triển chung của thành phố, Huyện đã tập trung thực hiện công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định cư gần 200 dự án trên địa bàn, với hơn 15.000 ha đất thu hồi, gần 8.000 hộ giải tỏa và bố trí tái định cư, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Hệ thống điện – nước: Huyện Hòa Vang nằm trong hệ thống điện của thành phố Đà Nẵng, được cung cấp từ hệ thống đường dây 550KV nguồn điện lưới quốc gia.
Hệ thống điện đảm bảo đúng theo yêu cầu của ngành điện. Đến nay, 100% số hộ trên địa bàn huyện dùng điện lưới quốc gia. Đối với điện chiếu sáng: Từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều nguồn lực đã đầu tư hơn 50,29km điện chiếu sáng, với tổng số kinh phí là 14,65 tỷ đồng. Đến nay, tổng số hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên toàn huyện 32.748/32.754 đạt tỷ lệ 98,2%, tỷ lệ này ở 11 xã đã đạt trên 95%.
- Văn hóa xã hội, môi trường: Có nhiều kết quả nổi bậc, chất lượng giáo dục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường lớp được mở rộng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục, toàn huyện có 29/53 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục, có 11/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo người có công cách mạng, đời sống hầu hết các gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt, đầu tư hơn 114 tỷ đồng để thực hiện giảm 8.133 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 6,3% xuống còn 0,52%, xây mới và sửa chữa 1.405 nhà chính sách, hỗ trợ xây dựng 2.415 công trình vệ sinh tự hoại, giải quyết việc làm hằng năm trên 2.000 lao động.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 38
- Công tác quốc phòng, an ninh: được đảm bảo, ổn định. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay đạt nhiều kết quả, nhận thức, ý thức tu dưỡng rèn luyện, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên chuyển biến tích cực, công tác kiểm tra giám sát thi hành kỷ luật trong Đảng được tăng cường, hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, MTTQVN, các Hội, đoàn thể nhiều năm liền được công nhận là đơn vị vững mạnh, xuất sắc, Đảng bộ huyện không có Chi bộ, Đảng bộ cơ sở yếu kém, nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.