CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.5. Đánh giá những mặt đã làm được và tồn tại trong đầu tư
2.5.1. Những mặt đã làm được
Trong 5 năm 2011 – 2015 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào thủy lợi là 295,601 tỷ đồng. Đây là lượng vốn khá cao được Đảng và Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư. Với sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và công ty KTCTTL, gắn xây dựng cơ bản với các giải pháp thực hiện mục tiêu, kết quả đạt được khá. Nhờ vậy nhiều công trình đã được bố trí đủ vốn để hoàn thành đúng tiến độ, góp phần phát triển sản xuất và phục vụ đời sống cho nhân dân.
Một số công trình đang thi công dở dang đã khai thác từng phần, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng trung du với diện tích gieo trồng rộng lớn đạt kết quả tốt như trạm bơm Lệ Sơn 2, Bắc An, Cống tưới La Bông, Kè sông Cu Đê dọc Hòa Nhơn, Túy Loan… Các dự án đại tu, sửa chữa nâng cấp ở vùng đồng bằng được thúc đẩy đã tham gia tưới tiêu nước đạt kết quả tốt như Hồ Đồng Nghệ, đập An Trạch, SVTH: Trương Thị Khánh Ly 64
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Trạm bơm Bích Bắc…
Nhiều công trình đã được đẩy nhanh tiến độ thi công, có công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến, nhiều công trình được chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật để có thể khởi công vào năm 2016 như hệ thống tưới nhỏ giọt Isarel ở Hòa Khương, nạo vét lòng hồ Hố Cau, các tuyến kênh từ trạm Cẩm Toại… và một số công trình sử dụng vốn dư của dự án ADB, WB.
Chương trình kiên cố hóa kênh mương: Không chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước, nhiều địa phương đã có mô hình tự ứng vốn, huy động nghĩa vụ lao động, thủy lợi phí để xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, cung ứng hóa kênh mương nội đồng theo phương châm Trung ương, địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm thủy lợi đạt hiệu quả cao.
Hệ thống các công trình tạo nguồn, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn để mở rộng sản xuất có vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 89 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương, sức dân.
Công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đã tích cực chuẩn bị kỹ thuật cho những công trình thủy lợi mới để tiếp tục sự nghiệp phát triển nông thôn mới.
Với ưu điểm về công tác đầu tư xây dựng cơ bản vào thủy lợi đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, phục vụ cho một số ngành công nghiệp, đời sống nhân dân nâng lên.
2.5.2. Những tồn tại
Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác đầu tư vào thủy lợi thì nó còn một số những tồn tại cần khắc phục:
Trước hết, miền núi là vùng có nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thủy lợi chủ yếu phục vụ xóa đói giảm nghèo, ổn định dân đặc biệt là dân cư thuộc dân tộc thiểu số, để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định trên đất dốc, nhưng đầu tư chưa ngang tầm, nhiệm vụ do công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa kịp thời, thiếu cán bộ có năng lực, chưa có trình độ để điều hành thực hiện các dự án.
Nhà nước ưu tiên bố trí vốn lớn nhưng công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, chậm trễ… làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Các dự án ODA giải ngân chậm do các thủ tục xây dựng cơ bản chậm như đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, tổ chức thực hiện chậm, lúng túng…
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 65
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là sự phân cấp giữa trung ương và địa phương trên địa bàn chưa có những quy định cụ thể… chưa phát huy được nguồn lực của địa phương, tham gia đầu tư dẫn đến công trình thiếu đồng bộ giữa đầu mối, kênh chính và hệ thống thủy lợi nội đồng… hiệu quả khai thác thấp.
Công tác thông tin báo cáo thiếu kịp thời về thời gian thiếu đồng bộ về nội dung nên gặp khó khăn trong điều hành chỉ đạo, một số đơn vị thiếu nghiêm túc trong báo cáo gây bị động trong điều hành.
Tóm lại, trên đây là toàn bộ thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển thủy lợi tại huyện Hòa Vang trong những năm gần đây. Bên cạnh những việc đã làm được thì nó còn tồn tại những mặt yếu. Tuy nhiên công tác đầu tư phát triển thủy lợi đã góp phần rất lớn tạo ra sự tăng trưởng và phát triên kinh tế của thành phố thông qua việc thúc đẩy sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được cải thiện, môi trường, sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, cung cấp nước sạch cho toàn huyện nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 66
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Kết luận chương II
Chương II là chương quan trọng của đề tài. Nội dung của chương thể hiện cụ thể vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên – xã hội trên địa bàn huyện Hòa Vang. Từ đó, chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn tồn tại mà huyện quan tâm. Chương đề cập đến thực trạng hiện tại của hệ thống thủy lợi trên địa bàn bao gồm số lượng, chất lượng, công suất hoạt động, năng lực thiết kế, năng lực thực tế… của hệ thống công trình thủy lợi;
đánh giá rõ ràng, chân thực tình hình đầu tư phát triển hệ thống trên toàn huyện và từng vùng, từng địa phương. Nhận định về thực trạng quản lý sử dụng công trình, cơ cấu đầu tư cho các hạng mục công trình và cơ cấu nguồn vốn đầu tư một cách chi tiết để rút ra những nhận xét về mặt đã làm được cũng như những thiếu sót tồn tại trong việc đầu tư thủy lợi của địa bàn. Không những vậy, chương còn mô tả số liệu điều tra thực tế được thu thập từ ý kiến người dân, đánh giá chính xác, khách quan, trung thực tác động của hệ thống công trình lên sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Học hỏi, tiếp thu tất cả kiến thức liên quan từ tài liệu thứ cấp và sơ cấp để đúc kết đưa ra các kết quả, hiệu quả mà hệ thống thủy lợi mang lại; đồng thời, chỉ ra những khuyết điểm, sai sót cần phải chỉnh sửa kịp thời trong tương lai. Không những vậy, chương II sẽ tạo tiền đề để đưa ra những định hướng và giải pháp khắc phục tối ưu nhằm giải quyết thực trạng khó khăn tồn tại, hoàn thiện bộ máy quản lý, quá trình hoạt động đồng bộ của hệ thống thủy lợi trong thời gian tiếp theo.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 67
Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn