Ý ki ến của người dân về hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3. Ý ki ến của người dân về hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi

Bảng 10: Tổng hợp thông tin về hộ điều tra N Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất Trung bình

Trình độ học vấn (a) 110 1,00 2,00 1,55

Trình độ chuyên môn (b) 110 1,00 2,00 1,25

Số nhân khẩu hộ 110 2,00 7,00 4,72

Số lao động nông nghiệp 110 1,00 4,00 2,06

Thu nhập bình quân tháng 110 2,00 7,00 4,50

Nguồn: Xử lý phần thông tin hộ điều tra bằng SPSS-số liệu điều tra 2015 Ghi chú:

a: 1=cấp 1; 2=cấp 2; 3=cấp 3

b: 1 = chưa qua đào tạo; 2 = sơ cấp, trung cấp; 3 = cao đẳng, đại học; 4 = trên đại học Từ bảng trên ta nhận thấy những đối tượng được điều tra là nông dân có trình độ văn hóa và chuyên môn là khá thấp, bình quân mỗi người dân trong bảng điều tra chưa học đến cấp 2 (mean=1,55) và chưa qua đào tạo (mean=1,25). Do trước đây điều kiện khó khăn nên người nông dân không được đào tạo bài bản, trình độ văn hóa và chuyên môn khá thấp. Điều này gây cản trở lớn đến việc nhận thức của người dân về vai trò của hệ thống thủy lợi đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như sự sự phát triển kinh tế xã hội ở huyện nói chung. Qua thông tin điều tra, ta thấy mỗi hộ có từ 4-5 nhân khẩu, có từ 2-3 lao động nông nghiệp. Nhờ sự quan tâm đầu tư của chính quyền thành phố và địa phương cùng với nhân dân kết hợp đưa huyện ngày càng đi lên, đạt chuẩn nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH nên thu nhập bình quân tháng của người dân không quá thấp (mean=4,5).

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 53

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

* Đặc điểm kinh tế hộ điều tra:

Biều đồ sau thể hiện đặc điểm kinh tế hộ trên địa bàn huyện Hòa Vang chủ yếu ở mức trung bình khá (chiếm 95 %). Trong quá trình điều tra không có hộ giàu, hộ nghèo chiếm (5%). Với tình hình kinh tế hộ như vậy sẽ rất thuận lợi trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân của chính quyền địa phương tham gia, hợp tác đóng góp, hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi về nhiều mặt như nhân sự, tài chính…

Biểu đồ 1: Đặc điểm kinh tế hộ (nguồn số liệu điều tra năm 2015)

* Hình thức đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi thông qua ý kiến người dân Bảng 11: Ý kiến của người dân về hình thức đầu tư phát triển thủy lợi.

N %

Chính quyền địa phương đầu tư hoàn toàn 3 2,7

Hình thức xây dựng vận hành và chuyển giao 45 40,9 Chính quyền địa phương và nhân dân cùng làm 62 56,4

Tổng 110 100,0

Nguồn: Số liệu thống kê mô tả trong SPSS Sau khi xử lý thông tin điều tra cho thấy ý kiến của người dân về đầu tư phát triển thủy lợi chủ yếu theo hình thức chính quyền địa phương và nhân dân cùng làm (56,4%). Điều này chứng tỏ hệ thống thủy lợi có vai trò quan trọng đối với người dân nên họ sẵn sang hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền trong việc phát triển nó. Ngoài ra hình thức xây dựng vận hành và chuyển giao cũng chiếm tỷ lệ cao (40,9%). Hình thức này được sử dụng nhiều bên công ty KTCTTL dưới sự chỉ đạo của những kỹ sư, công nhân có tay nghề, qua đào tạo trong việc phát triển thủy lợi.

* Mức đóng góp của người dân xây dựng hệ thống thủy lợi.

Tất cả người dân đều sẵn sàng đóng góp vào việc phát triển hệ thống thủy lợi.

5

45 50

Đặc điểm kinh tế hộ

nghèo trung bình khá

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 54

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Trong đó, 50% người dân sẵn sàng đóng góp tiền, 28,2% trong số người được phỏng vấn sẵn sàng đóng góp công lao động và số còn lại sẵn sàng đóng góp tài sản vật chất.

Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của người dân đối với việc xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Bảng 12: Đóng góp của người dân cho đầu tư phát triển thủy lợi

N %

Tiền 55 50,0

Tài sản vật chất 24 21,8

Công lao động 31 28,2

Tổng 110 100,0

Nguồn: Số liệu xử lý thống kê frequencies trong SPSS

* Sự hài lòng của người dân về hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi ở địa phương.

Bảng 13: Mức độ hài lòng của người dân

N %

Không hài lòng 8 7,3

Không ý kiến 26 23,6

Hài lòng 64 58,2

Rất hài lòng 12 10,9

Tổng 110 100,0

Nguồn: Xử lý phần số liệu thống kê frequencies trong SPSS Trong quá trình điều tra ý kiến người dân thì mức độ hài lòng của họ đối với hệ thống thủy lợi rất quan trọng. Tỷ lệ người dân không hài lòng chỉ có 7,3%, còn lại 92,7% không có ý kiến hoặc hài lòng, rất hài lòng. Không khó để nhận thấy rằng con số cho chúng ta biết hệ thống thủy lợi đang được đầu tư hiệu quả, phù hợp với mục đích và lòng dân, nhận được sự đồng lòng, hợp tác của mọi người. Số lượng không hài lòng bởi những lý do khách quan khác nhau vì đất nông nghiệp bị thu hẹp lại do quá ảnh hưởng đô thị hóa, làm cho người dân đôi phần lo lắng cho những kênh mương bị lấp, chưa kịp xây dựng lại, làm ảnh hưởng đến chất lượng vụ mùa.

* Ý kiến của người dân về hoạt động đầu tư phát triển thủy lợi

SVTH: Trương Thị Khánh Ly 55

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

Bảng 14: Ý kiến của người dân về hình thức đầu tư phát triển thủy lợi

N %

Cần sự giúp đỡ của các ban ngành 30 27,3

Kết hợp giữa người dân và chính quyền địa phương 80 72,7

Tổng 110 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2015 phần– thống kê mềm SPSS Theo số liệu tìm hiểu ta nhận thấy chỉ có 27,3% ý kiến cho rằng cần đến sự giúp đỡ của ban ngành để việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi được hiệu quả. Trong khi đó có đến 72,7% ý kiến bày tỏ quan điểm về sự kết hợp giữa người dân và chính quyền địa phương trong quá trình hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Bởi vì họ cho rằng khi dân và chính quyền cùng làm thì chính quyền sẽ nắm được nguyện vọng, tâm tư của họ. Chỉ có người dân mới biết họ cần gì và phải làm như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống sinh hoạt của chính họ. Sự kết hợp sẽ tạo nên hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân đồng thời có thể kêu gọi vận động dân chúng trong quá trình triển khai thực hiện các ý định đầu tư trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)