Th ực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. Th ực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi

2.2.6. Th ực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

Phân cấp Quản lý khai thác công trình thủy lợi là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thủy lợi an toàn với thiên tai, phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Hiện nay nội dung về phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã được quy định trong các Văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy lợi, bao gồm: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL (2001), Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ và Thông tư số 65/2009/TT-NNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ NN-PTNT. Các nội dung hướng dẫn phân cấp quản lý, khai thác CTTL được cụ thể hóa, chi tiết trong Thông tư 65.

Trong thời gian qua, tổ chức thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hòa Vang có 02 hình thức tổ chức đó là Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi (gọi tắt là Công ty) và các Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp sản xuất nông nghiệp (Hợp tác xã) làm dịch vụ khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi hiện quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn (được đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước) gồm: 02 hồ chứa lớn là Đồng Nghệ và Hòa Trung (có dung tích trên 10 triệu 𝑚3), 03 trạm bơm điện lớn (Túy Loan, Bích Bắc, An Trạch), 11 trạm bơm điện nhỏ, 02 đập dâng lớn (An Trạch, Hà Thanh) và 03 đập dâng nhỏ. Công ty thành lập 03 cụm thủy nông, gồm Cụm thủy nông An Trạch – Bích Bắc – Túy Loan, cụm Thủy nông Đồng Nghệ - Hòa Trung và cụm cấp nước Phú Sơn - Hòa Phú, trực tiếp quản lý khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn và hệ thống kênh tưới đến cuối kênh cấp 2, đầu hệ thống tưới SVTH: Trương Thị Khánh Ly 50

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

nội đồng. Hợp đồng dịch vụ dùng nước được ký kết giữa Công ty với các đơn vị dùng nước bằng Hợp đồng kinh tế dịch vụ tưới nước. Chi phí dịch vụ tưới nước được nhà nước trả hộ cho đơn vị dùng nước thông qua ngân sách.

Các công trình thủy lợi nhỏ còn lại được UBND huyện phân cấp xuống cấp UBND xã quản lý và cấp xã ủy quyền cho các Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp sản xuất nông nghiệp (gọi tắt là Hợp tác xã) quản lý, khai thác và bảo vệ. Toàn huyện có 11 Hợp tác xã được giao nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi và làm dịch vụ thủy nông nội đồng, quản lý 19 hồ chứa nước ( chỉ có 01 hồ Trước Đông do HTX Hòa Nhơn quản lý có dung tích gần 3 triệu 𝑚3, còn các hồ chứa nhỏ còn lại có dung tích dưới 01 triệu 𝑚3), 7 trạm bơm điện, 26 đập dâng nhỏ và hệ thống thủy nông nội đồng toàn huyện.

Ngoài các tổ chức quản lý công trình thủy lợi nêu trên, để đảm bảo nước được phân phối đến từng hộ nông dân, ở từng địa phương có tổ chức các tổ thủy nông nội đồng. Các tổ chức thủy nông nội đồng tiếp nhận nước từ các tuyên kênh cấp trên, do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi hoặc do các HTX DVTHSXNN quản lý, để điều phối nước đến từng thửa ruộng theo yêu cầu sản xuất, tu bổ, nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo nước tưới.

Bảng 9: Phân cấp quản lý công trình

Công trình Đơn vị quản lý

HTX Công ty

Hồ chứa (hồ) 19 2

Đập dâng (đập) 26 5

Kênh tưới (km) 80,63 120,482

Cống lấy nước (cái) 53 33

Kè sạt lở đất ven sông (km) 50,726 -

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang Qua kiểm tra, đánh giá hiện trạng năng lực thực hiện quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các đơn vị quản lý cho thấy, trong các năm qua chỉ có các công trình thủy lợi lớn do Công ty quản lý là thường xuyên được tập trung đầu tư tu sửa, nâng cấp còn các công trình thủy lợi nhỏ do địa phương quản lý thì hầu như chưa được quan tâm, sửa chữa do kinh phí của các địa phương và đơn vị quản lý hồ còn SVTH: Trương Thị Khánh Ly 51

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

nhiều khó khăn.

Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ chuyên môn, được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm về quản lý vận hành công trình thủy lợi, số lượng cán bộ công nhân viên, người lao động toàn Công ty: 55 – 57 người, trong đó có 38 kỹ sư, cử nhân. Còn lại là trung cấp, sơ cấp, hầu hết được đào tạo, tập huấn về quản lý vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa. Việc thực hiện các quy định của văn bản pháp luật về an toàn công trình thủy lợi, hồ chứa như lập quy trình vận hành, phương án bảo vệ công trình, phương án phòng chống lụt bão, phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du được thực hiện tương đối đầy đủ. Công tác an toàn đập được thường xuyên quan tâm và thực hiện nên ít xảy ra sự cố. Hiện nay Công ty đã tổ chức kiểm định an toàn 02 hồ chứa lớn Hòa Trung và Đồng Nghệ, kết quả đã được UBND thành phố phê duyệt. Bộ máy phòng chống lụt bão của Công ty đối với từng hồ được rà soát, kiện toàn hàng năm, hoạt động khá hiệu quả. Nhân lực, phương tiện, vật tư đề phòng các sự cố đập vỡ đập cũng được trang bị khá đầy đủ. Các hồ chứa luôn được tổ chức trực ban phòng chống thiên tai, sự cố 24/24 để theo dõi và kịp thời xử lý các sự cố có nguy cơ gây mất an toàn cho công trình và dân cư sống hạ du. Các công trình thủy lợi do Công ty quản lý cơ bản hoạt động, vận hành tốt và theo đúng quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Các Hợp tác xã theo đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý công trình thủy lợi còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đập, công việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm nên công tác quản lý, vận hành và phát hiện những hư hỏng, duy tu, sửa chữa chưa đạt yêu cầu, nhất là việc thực hiện công tác quản lý, đảm bảo các quy định về an toàn công trình. Việc thực hiện các quy định của văn bản pháp luật về an toàn công trình thủy lợi, hồ chứa như lập quy trình vận hành, phương án bảo vệ công trình, phương án phòng chống lụt bão chưa được các chủ đập thực hiện hoặc thực hiện sơ sài, thiếu chất lượng. Công tác kiểm định an toàn đập của các hồ nhỏ không thực hiện được do ngân sách của địa phương khó khăn. Nhân lực, phương tiện, vật tư đề phòng các sự cố đập vỡ thường không có hoặc không được chuẩn bị đầy đủ.

Trong thời điểm mưa bão các hồ chứa nhỏ thường không có người trực tiếp kiểm tra, giám sát và trực ban. Các công trình thủy lợi do các Hợp tác xã quản lý cơ bản hoạt SVTH: Trương Thị Khánh Ly 52

Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn

động, vận hành đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên do dung tích của các hồ nhỏ, tình trạng nắng nóng kéo dài, ít mưa bổ sung cùng với tình trạng bồi lấp lòng hồ do khai thác lâu năm và xuống cấp, hư hỏng các hạng mục nên nước trong hồ bị thấm, rò rỉ, tổn thất, một số hồ thường bị thiếu nước vào cuối vụ sản xuất, phải bổ sung nguồn nước từ các công trình của Công ty nên tính chủ động không cao.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)