CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3 Các ch ỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi
Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm.
* Vốn cố định huy động: Là vốn cho từng công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập, làm ra sản phẩm hoặc tiến hành phục vụ trực tiếp cho họat động sản xuất nông nghiệp được ghi nhận trong dự án SVTH: Trương Thị Khánh Ly 26
đầu tư, đã kết thúc quá trình xây lắp, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng ngay
* Vốn cố định được huy động toàn bộ hay huy động bộ phận:
+ Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc cho tất cả các đối tượng hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập trong dự án đã kết thúc quá trình xây dựng và sẵn sàng có thể huy động được ngay.
+ Huy động bộ phận là huy động cho từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình và hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.
* Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Là khả năng phục vụ (sản xuất) tính theo thiết kế đã được phê chuẩn của công trình hoàn thành đã bàn giao cho từng địa phương sử dụng theo đúng chế độ nghiệm thu bàn giao công trình.
Các công trình thủy lợi chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp vì vậy mà năng lực mới tăng thêm của kết quả đầu tư là năng lực phục vụ sản xuất của công trình tính theo thiết kế. Trường hợp mở rộng hoặc khôi phục từng phần của công trình thì chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do đầu tư cơ bản tạo ra.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi.
* Khái niệm: Hiệu quả đầu tư là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi thường được xem xét dưới 3 góc độ: hiệu quả tài chính,hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả về môi trường.
Đối với một hệ thống với nhiều công trình thủy lợi thì thì hiệu quả tài chính sẽ biểu hiện thông qua các chỉ số sau:
- Chi phí quản lý: Khoản phí trả cho công nhân, nhân viên làm việc trong hệ thống thủy lợi. Các công trình sau khi nâng cấp sẽ có năng lực thiết kế và thực tế tăng, như vậy chi phí quản lý giải quyết những vụ ngập úng hay hạn hán ngoài ý muốn sẽ được giảm thiểu.
- Tỷ suất thu thủy lợi phí nội đồng: là phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp vào chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi SVTH: Trương Thị Khánh Ly 27
và "tiền nước“ là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp. Như vậy đối tượng phải trả thủy lợi phí chủ yếu là nông dân và khi nói đến thủy lợi phí là nói đến nông dân.
- Doanh thu từ cấp nước cho các nhu cầu ngoài nông nghiệp: Bao gồm cung cấp nước sạch cho các hộ dân sinh hoạt, các nhà máy công nghiệp và những vùng nuôi trồng thủy sản tại vùng…
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tạo ra cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng Trong đầu tư đối với các hàng hóa công cộng nói chung, hệ thống thủy lợi nói riêng hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất.
Khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực thủy lợi chính là đánh giá thông qua sản phẩm nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác với đời sống xã hội, môi trường. Sở dĩ như vậy vì thủy lợi là ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất kinh doanh mang tính chất phục vụ các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp và đời sống. Vì vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho ngành thủy lợi là rất khó khăn. Cho nên chỉ có thể thông qua hiệu quả sản xuất nông nghiệp và hiệu quả xã hội để phản ánh hiệu quả của thủy lợi như:
- Diện tích tưới, tiêu được mở rộng: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh diện tích gieo trồng tăng lên trong kỳ nghiên cứu so với diện tích gieo trồng trước đây.
- Năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng: Chỉ tiêu này phản ánh sản lượng, năng suất nông nghiệp trên địa bàn tăng lên ở mức độ nào so với những năm trước đây khi mà hệ thống thủy lợi chưa phát triển.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân: Các công trình thủy lợi được xây dựng và tu sửa thường xuyên hằng năm, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nhiều đối tượng.
- Tăng thu nhập cho người nông dân: Việc cải tạo và đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi giúp tăng cường hoạt động của công trình thủy lợi, chống mất mùa, nông sản được làm ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn, lượng tiền kiếm được từ hoạt động nông nghiệp SVTH: Trương Thị Khánh Ly 28
tăng lên, cải thiện đời sống người dân.
Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống thủy lợi còn mang đến cho môi trường những lợi ích đáng ghi nhận:
- Giảm nhẹ thiên tai: Việc xây dựng các hồ chứa nước, các tuyến đê bao, đê kè ngăn mặn đã góp phần giảm nhẹ các thiệt hại về tài sản và quá trình sản xuất của người dân được nâng cao sau khi các công trình này được xây dựng một cách đồng bộ và hiện đại.
- Chất lượng môi trường nước: Theo thời gian, các công trình thủy lợi tăng làm tăng khả năng tạo nguồn, lưu trữ và điều tiết nguồn nước, đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, góp phần lọc nước để dùng trong sinh hoạt. Môi trường ngày càng được cải thiện nhiều hơn.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 29
Kết luận chương I
Chương I trình bày những cơ sở lí luận chung, một số vấn đề cơ bản của đầu tư và hệ thống thủy lợi. Thông qua tài liệu đã được học để giải thích một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng bao gồm khái niệm đầu tư phát triển, vại trò và đặc điểm của hoạt động đầu tư, các nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, nội dung của chương còn đề cập đến một số vấn đề cơ bản của thủy lợi như khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn đầu tư hệ thống thủy lợi. Từ đó hình thành nên cơ sở thực tiễn về tăng cường phát triển hệ thống thủy lợi. Dựa vào các lý thuyết kinh nghiệm thủy lợi của các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia...rút ra bài học về thủy lợi áp dụng vào Việt Nam. Nhận xét tình hình đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở Đà Nẵng nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng; hiểu rõ vai trò của thủy lợi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thể hiện qua những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực, sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống thủy lợi. Cuối chương, đề tài phân tích sơ bộ các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi. Các chỉ tiêu tính toán toàn bộ hệ thống khác với một công trình hay một dự án. Vì vậy, luận văn đã đưa ra một số khái niệm chỉ tiêu liên quan đến chuyên ngành thủy lợi để lấy đó làm nền tảng nghiên cứu sâu vào những vấn đề của chương II và chương III.
SVTH: Trương Thị Khánh Ly 30