Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động ở Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hiện nay công ty tập trung SXKD hai sản phẩm chính là: Vỏ bao xi măng và Lưới thép lót nóc lò. Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu quy trình sản xuất hai sản phẩm này:
Quy trình sản xuất vỏ bao xi măng
Vỏ bao xi măng của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhập khẩu từ Ấn Độ và Nhật Bản sẽ cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Là quy trình công nghệ sản xuất dây chuyền liên tục và khép kín, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau: (Hình 2.1)
Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng có quy trình công nghệ sản xuất bao gồm các giai đoạn:
+ Giai đoạn tạo sợi: Hạt nhựa PP và các phụ gia được đưa vào máy trộn. Sau đó đưa sang hệ thống tạo sợi để nấu chảy, kéo thành màng mỏng, chẻ thành sợi gia công cho sợi PP theo tiêu chuẩn yêu cầu, cuối cùng các sợi vải này sẽ được cuộn thành các ống sợi. Do đặc điểm công nghệ và yêu cầu sản phẩm mà mỗi công ty sản xuất ra những bán thành phẩm sợi có kích thước lõi khác nhau. Chính sự không đồng bộ về kích thước lõi sợi đó khiến cho bán thành phẩm ở giai đoạn này không có giá trị thương phẩm. Giai đoạn này thì máy hoạt động liên tục, không ngừng giữa các ca. Thời gian ủ nhựa khoảng 30 phút, tạo màng 10 phút, thời gian chẻ thành sợi
và cuốn thành quả rất nhanhh. Trung bình 1 ca làm việc của công nhân tạo ra được 2 mẻ bán thành phẩm này, trong đó mỗi mẻ được 240 quả sợi.
+ Giai đoạn tạo manh dệt: Các ống sợi PP sau khi gia công sẽ được đan sợi ngang bằng thoi vào giàn sợi dọc theo quy trình thiết kế sẵn trên máy dệt tròn để tạo thành vải PP dạng manh dệt. Các manh dệt này được cuộn vào các ống thép • 80 lắp trên máy cuộn bao cuộn thành từng cuộn có trọng lượng nhất định. Cứ 10 phút thì thu được 1m2 manh dệt bán thành phẩm. Bán thành phẩm giai đoạn này không có giá trị thương phẩm.
Hình 2.1 : Quy trình sản xuất vỏ bao xi măng
Nguồn: Phòng Kỹ thuật-cơ điện-an toàn công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI + Giai đoạn tạo mành tráng: Các cuộn mành tráng cùng với giấy Krapt được đưa vào hệ thống tráng mành phức hợp nhằm ép, dàn giấy Krapt và vải mành tráng PP bằng một số liên kết là nhựa tráng M 9600 để tạo thành mành tráng KP. Sau đó
Nhựa PP Phụ gia
Máy trộn
Hệ thống tạo sợi
Máy dệt tròn
Hệ thống tráng mành phức hợp
Hệ thống in + tạo ống cắt
Máy may đầu bao Máy ép kiện
Kiện thành phẩm Giấy Krapt
Mực in
Nhựa PP
Giấy Krapt
mành tráng KP này được cuộn thành các cuộn mành. Thời gian của giai đoạn này là: 1 phút tráng được 40 m mành tráng. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt được là mành không có hiện tượng bong, rộp, đảm bảo độ bám, dính; định lượng khoảng 153g manh dệt/1m2 .
+ Giai đoạn dựng bao: Các nguyên liệu được sử dụng trong giai đoạn này là mành tráng, mực in, giấy Krapt, hạt Taikal, hạt PE. Các nguyên liệu này được đưa vào hệ thống in + tạo ống + cắt, mành tráng KP được chuyển tới bộ phận in và được in theo đúng mẫu mã của khách hàng. Sau đó được chuyển đến công đoạn lồng ruột bao, đục lỗ thoát khí và bôi keo rán ruột, tạo ống và định dạng bao, cắt theo kích thước không đổi theo đúng yêu cầu. Một phút ở giai đoạn này có thể tạo ra khoảng 20 bao bán thành phẩm và bán thành phẩm này cũng không có giá trị thương phẩm.
+ Giai đoạn may đầu bao: Các bao đã dựng đạt yêu cầu kỹ thuật được chuyển tiếp sang bộ phận may đầu bao. Giai đoạn này được thực hiện cả bằng thủ công và bằng máy. Các ống trước khi may được gấp tạo van để nạp xi măng, quá trình này được thực hiện hiện thủ công. Sau khi tạo van bao sẽ được công nhân đưa đến máy may đầu bao để may đầu bao bằng lớp nẹp để được vỏ bao xi măng hoàn chỉnh.
Thời gian giai đoạn này cũng rất nhanh khoảng 1 phút may được 10 bao.
+ Giai đoạn thành phẩm: Các vỏ bao hoàn chỉnh sau khi được kiểm tra lại một lần nữa bởi phòng kỹ thuật nếu đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa sang máy ép kiện thành phẩm với số lượng 100 vỏ bao/kiện và nhập kho. Yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm vỏ bao xi măng là: Khổ bao chưa có van dài 760cm; van :50 cm; hông bao :80 cm. Về hình thức thì mặt bao phải in rõ nét, đẹp, các mối dán phải chắc, không có hiện tượng bong , rộp và các lỗ xăm thoát khí phải được đảm bảo.
Quy trình sản xuất lưới thép
- Thông số kỹ thuật về lưới thép lót nóc lò:
+ Đường kính dây thép kéo nguội: 2,2 ÷ 4mm.
+ Chiều dài mắt lỗ lưới – Mắt lưới: 30 ÷ 80mm.
+ Chiều rộng tấm lưới (W): 0,8 ÷ 2,5 m.
+ Chiều dài tấm lưới (L) : Theo yêu cầu của khách hàng.
+ Chiều dầy tấm lưới: (14 ÷ 20) mm.
- Quy trình sản xuất lưới thép lót nóc lò được biểu diễn qua sơ đồ 2.2
Hình 2.2 : Quy trình sản xuất lưới thép lót nóc lò
Nguồn: Phòng Kỹ thuật-cơ điện-an toàn công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI Xưởng sản xuất lưới thép lót nóc lò trải qua quy trình công nghệ sản xuất bao gồm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị. Ở giai đoạn này, phân xưởng lưới thép sử dụng các nguyên vật liệu như , vòng bi côn… để tạo kết cấu thép.
+ Giai đoạn gia công: Đối với thép chưa qua xử lý được đưa vào máy rèn, đột, dập
… để được các chi tiết như yêu cầu. Thời gian giai đoạn này tùy thuộc vào loại thép mà công ty sử dụng.
+ Giai đoạn tạo khuôn: Thời gian giai đoạn này khoảng 15 phút tạo ra được 1m2 lưới bán thành phẩm. Giai đoạn gồm 2 bước
Bước 1: Nguyên vật liệu sau khi gia công được đưa vào hệ thống và cắt gọt.
Bước 2: Các phôi tạo ra sẽ được xử lý qua máy tạo khuôn đan và lắp ráp lại với nhau.
+ Giai đoạn nhập kho: Ở giai đoạn này các sản phẩm có thể trải qua công đoạn mạ sau khi hoàn thành, giai đoạn nhập kho gồm 2 bước:
Nguyên vật liệu
Gia công (rèn, đột, dập) Hệ thống tạo ống + cắt gọt
Máy tạo khuôn Lắp ráp
Nhập kho thành phẩm
Thử nghiệmchất lượng lưới thép
Bước 1: Sản phẩm được thử nghiệm chất lượng.
Bước 2: Nhập kho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.