Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động ở Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
2.5 Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động của Công ty
2.5.3 Đánh giá khái quát hoạt động tạo động lực cho lao động của Công ty
2.5.3.1 Nhu cầu của người lao động
Theo thông tin (bảng 2.25), nhu cầu “công việc ổn định” là nhu cầu được người lao động trong Công ty cho là quan trọng nhất và điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nhu cầu “công việc ổn định” sẽ làm cho thu nhập người lao động ổn định, đảm bảo cuộc sống của gia đình họ. Khi có công việc ổn định rồi thì người lao động lại muốn có thu nhập mức cao hơn để thoả mãn các nhu cầu khác cao hơn. Do đó, nhu cầu “lương cao” được coi trọng xếp thứ 2 trong tổng số 11 nhu cầu. Nhu cầu “công việc phù hợp với khả năng sở trường” cũng được người lao động trong Công ty đề cao thứ 3 trong tổng số 11 nhu cầu, khi người lao động nhận được một công việc phù hợp sẽ tạo điều kiện giúp họ hoàn thành tốt công việc và điều này cũng góp phần vào thoả mãn nhu cầu lương cao. “Tính đa dạng trong công việc” và “lịch trình làm việc phù hợp” ở thời điềm hiện tại chưa được người lao động trong Công ty đề cao nhưng về lâu dài khi mức sống được nâng cao và số lượng công việc nhiều lên. Khi đó, sự đa dạng trong công việc và thời gian làm việc thích hợp sẽ góp phần giảm sự nhàm chán để thúc đẩy động lực làm việc.
Bảng 2.25 Thứ bậc nhu cầu của lao động trong công ty
Nhu cầu Thứ hạng
(1: quan trọng nhất)
Công việc ổn định 1
Lương cao 2
Công việc phù hợp khả năng sở trường 3
Công việc thú vị 4
Có cơ hội phát triển 5
Điều kiện làm việc tốt 6
Được tự chủ trong công việc 7
Quan hệ đồng nghiệp tốt 8
Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 9
Tính đa dạng trong công việc 10
Lịch trình làm việc phù hợp 11
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
2.5.3.2 Mức độ hài lòng của người lao động
Để hiểu rõ hơn về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động trong Công ty, tác giả đi sâu phân tích tiêu thức “Ông/bà hài lòng với vị trí công việc hiện tại” theo sự khác biệt về tuổi, loại lao động, giới tính của họ trong Công ty.
Bảng 2.26 Mức độ hài lòng với công việc hiện tại phân theo độ tuổi
Đơn vị: Người, %
Nhóm tuổi Mức độ lựa chọn
≤30 30 - 40 > 40
Tổng số
1 Số người lựa chọn (người) % trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
3 75,0 15,0 4,9
1 25,0 6,7 1,6
0 0,0 0,0 0,0
4 100,0 6,6 6,6 2 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
4 57,1 20,0 6,6
2 28,6 13,3 3,3
1 14,3 3,8 1,6
7 100,0 11,5 11,5 3 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
2 20,0 10,0 3,3
5 50,0 33,3 8,2
3 30,0 11,5 4,9
10 100,0 16,4 16,4 4 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
8 34,8 40,0 13,1
5 21,7 33,3 8,2
10 43,5 38,5 16,4
23 100,0 37,7 37,7 5 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
3 17,6 15,0 4,9
2 11,8 13,3 3,3
12 70,6 46,2 19,9
20 100,0 27,9 27,9 Tổng số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong tổ tuổi (%) % trong tổng số (%)
20 32,8 100,0 32,8
15 24,6 100,0 24,6
26 42,6 100,0 42,6
61 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần
SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Ghi chú: 1: rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: không có ý kiến rõ ràng, 4: gần như đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý
Theo thông tin (bảng 2.26), theo độ tuổi lao động, những người trên 40 tuổi không ai lựa chọn cấp độ 1 (rất không hài lòng với công việc hiện tại) và mức độ lựa chọn tăng dần theo các cấp độ, có tới 46,2% số người trên 40 tuổi lựa chọn cấp độ 5 tức là sự hài lòng về công việc hiện tại là rất cao. Như vậy, có thể thấy ở độ tuổi này vị trí làm việc của họ tương đối đối ổn định đáp ứng được nhu cầu của họ nên học cảm thấy được thỏa mãn cao. Nhóm tuổi này nhu cầu di chuyển công việc thấp, họ muốn có được sự ổn định vì cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu, nên họ cũng dễ chấp nhận với các điều kiện thực tại hơn. Ở nhóm tuổi thấp hơn mức độ lựa chọn cao nhất trong nhóm tuổi chủ yếu tập trung vào cấp độ 4 (có 33,3% số người từ 30- 40 tuổi và 40,0% số người dưới 30 tuổi), cho thấy sự thoả mãn với công việc nhưng mức độ chưa cao, bởi ở độ tuổi này sự đóng góp của họ cho Công ty chưa nhiều.
Hơn nữa, ở nhóm tuổi trẻ dưới 30 có 15,0% lựa chọn cấp độ 1 (rất không hài lòng với công việc hiện tại) và 20,0% lựa chọn cấp độ 2 (không hài lòng với công việc hiện tại), đây có thể xem là một dấu hiệu doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi vì ở nhóm tuổi trẻ thường có xu hướng so sánh các quyền lợi nhận được với quyền lợi của các doanh nghiệp khác trong vùng cung cấp để quyết định ra đi hay ở lại Công ty. Bởi vậy, Công ty cần có những chính sách hợp lý để giữ chân nhóm lao động tiềm năng này ở lại với Công ty.
Bảng 2.27 Mức độ hài lòng với công việc hiện tại phân theo loại lao động
Đơn vị: Người, %
Loại lao động Mức độ lựa chọn
Lao động gián tiêp
Lao động trực tiếp
Tổng số
1 Số người lựa chọn (người) % trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
1 25,0 3,3 1,6
3 75,0 9,7 4,9
4 100,0 6,6 6,6
2 Số người lựa chọn (người) 4 3 7
% trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
57,1 13,3 6,6
42,9 9,7 4,9
100,0 11,5 11,5 3 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
7 70,0 23,3 11,5
3 30,0 9,7 4,9
10 100,0 16,4 16,4 4 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
8 34,8 26,7 13,1
15 65,2 48,4 24,6
23 100,0 37,7 37,7 5 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
10 58,8 33,3 16,4
7 41,2 22,6 11,5
17 100,0 27,9 29,4 Tổng số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong loại lao động (%) % trong tổng số (%)
30 49,2 100,0 49,2
31 50,8 100,0 50,8
61 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Ghi chú: 1: rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: không có ý kiến rõ ràng, 4: gần như đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý
Nhìn nhận theo loại lao động (bảng 2.27), cho thấy trong tổng số những người lựa chọn cấp độ 1 (rất không hài lòng với công việc hiện tại) thì có 75% số người lựa chọn là lao động trực tiếp, chiếm 9,7% số lao động trực tiếp được điều tra. Ở cấp độ 2 (không hài lòng với công việc hiện tại) có tới 13,3% trong số lao động gián tiếp và 9,7% trong số lao động trực tiếp được điều tra lựa chọn. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ lao động trực tiếp chưa hài lòng với công việc hiện tại cao hơn lao động gián tiếp.
Có thể là do lao động trực tiếp phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, có hại cho sức khoẻ mà thu nhập của họ không cao, chưa tương xứng với công sức
mình bỏ ra. Hơn nữa, áp lực trong công việc đối với lao động trực tiếp trong Công ty được xem là thấp hơn đối với lao động gián tiếp.
Bảng 2.28 Mức độ hài lòng với công việc hiện tại phân theo giới tính
Đơn vị: Người, %
Giới tính Mức độ lựa chọn
Nam Nữ
Tổng số
1 Số người lựa chọn (người) % trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
3 75,0 7,1 4,9
1 25,0 5,3 1,6
4 100,0 6,6 6,6 2 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
4 57,1 9,5 6,6
3 42,9 15,8 4,9
7 100,0 11,5 11,5 3 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
8 80,0 19,0 13,1
2 20,0 10,5 3,3
10 100,0 16,4 16,4 4 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
17 73,9 40,5 27,9
6 26,1 31,6 9,8
23 100,0 37,7 37,7 5 Số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
10 58,8 23,8 16,4
7 41,2 36,8 11,5
20 100,0 27,9 27,9 Tổng số người lựa chọn (người)
% trong số trả lời (%) % trong giới tính (%) % trong tổng số (%)
42 68,9 100,0 68,9
19 31,1 100,0 31,1
61 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Ghi chú: 1: rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: không có ý kiến rõ ràng, 4: gần như đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý
Theo thông tin (bảng 2.28), cho thấy trong số những người lựa chọn cấp độ 1 (rất không hài lòng với công việc hiện tại) thì có tới 75% lựa chọn là nam, chiếm 7,1% số nam lao động được điều tra. Ở cấp độ 5 (rất hài lòng với công việc hiện tại) tỷ lệ lao động nữ lựa chọn chiếm tới 36,8% trong tổng số nữ được điều tra cao hơn cùng mức độ đó với lao động nam là 23,8%. Như vậy, có thể thấy rằng nức độ hài lòng với công việc hiện tại của lao động nữ cao hơn lao động nam. Lý do có thể tuy thu nhập của lao động nữ trong Công ty chưa cao nhưng xét theo khía cạnh ổn định trong công việc và cung cấp các phúc lợi của Công ty tương đối tốt mà những vấn đề này được nữ giới trong Công ty rất quan tâm khi đi làm.
2.5.3.3 Thái độ làm việc của người lao động trong Công ty
Người lao động trong quá trình làm việc thì mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại sẽ có ảnh hưởng tới thái độ làm việc, điều này sẽ làm cho hiệu quả công việc đạt được không cao. Để đánh giá thái độ làm việc của người lao động trong công ty, tác giả đưa ra câu hỏi “Thái độ làm việc của ông/bà đối với công việc hiện tại ra sao?”, với các mức độ: Tích cực làm việc, chán nản, không hài lòng, bình thường và không quan tâm. Tác giả đã thu được kết quả (bảng 2.29) sau.
Bảng 2.29 Thái độ làm việc cuả người lao động trong Công ty
Mức độ lựa chọn Tỷ lệ (%)
1. Tích cực làm việc 29,4
2. Chán nản 4,4
3. Không hài lòng 30,9
4. Bình thường 33,8
5. Không quan tâm 1,5
Tổng 100
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Theo kết quả (bảng 2.29), thái độ chán nản với công việc hiện tại là 4,4%, tỷ lệ này tương đối thấp đây là một điều đáng mừng đối với Công ty. Tuy nhiên, thái độ tích cực làm việc của người lao động trong Công ty chỉ đạt 29,4% một tỷ lệ thấp, thái độ không hài lòng và bình thường trong công việc còn ở mức cao đạt tỷ lệ
tương ứng là 30,9% và 33,8%. Điều đó thể hiện người lao động trong Công ty chưa tích cực làm việc, nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc mà người lao động đảm nhận. Do đó, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để tăng cường tính tích cực trong quá trình làm việc của người lao động.
2.5.3.4 Tác động của sự chưa thoả mãn trong công việc tới ý muốn chuyển việc của người lao động trong Công ty
Sự thoả mãn đối với công việc hiện tại của người lao động trong Công ty làm cho một số người lao động trong công ty có ý muốn chuyển sang làm một công việc khác phù hợp hơn nhằm đạt được những quyền lợi tốt hơn so với đóng góp của họ.
Nếu ngưới lao động có trình độ, kinh nghiệm, năng lực mà chuyển đi sẽ gây lãng phí và khó khăn cho Công ty.
Theo số liệu (bảng 2.30), có tới 57,3% số người trả lời không muốn chuyển sang làm ở một doanh nghiệp khác, đó là một tỷ lệ cao. Điều này cho thấy Sự thoả mãn nhu cầu của Công ty đối với người lao động đang chuyển biến theo xu hướng tích cực nên đã giữ chân họ, làm cho họ yên tâm với công việc hơn.. Tỷ lệ lựa chọn có muốn chuyển sang doanh nghiệp khác đạt 10,3%, đây cũng không phải là một tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ những người có ý kiến phân vân giữa đi và ở “không biết” chiếm tỷ lệ khá cao (32,4%), điều này cho thấy họ vẫn rất lưu luyến với công việc hiện tại nếu những quyền lợi mà Công ty trả cho họ hấp dẫn hơn trong tương lai sẽ giữ chân họ ở lại với Công ty nhiều hơn, nếu không được thoả mãn họ sẽ ra đi điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.30 Mong muốn chuyển sang doanh nghiệp khác trong điều kiện hiện nay
Mức độ lựa chọn Tỷ lệ (%)
1. Có muốn chuyển 10,3
2. Không biết 32,4
3. Không muốn chuyển 57,3
Tổng 100
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
2.5.3.5 Nguyên nhân hạn chế động lực làm việc của lao động trong Công ty Khi tìm hiểu sâu về yếu tố làm hạn chế mức độ hài lòng với công việc hiện tại của lao động trong Công ty cho thấy phần lớn số người trả lời nhấn mạnh yếu tố tiền lương thấp gây ra chiếm tỷ lệ 37,8% số người được hỏi (bảng 2.31). Điều này cũng đã được phân tích ở trên, khi tiền lương trả cho người lao động trong Công ty còn thấp hơn so với một số doanh nghiệp khác trong vùng và còn chưa tương xứng với sự đóng góp của người lao động. Tiền lương được xem là khoản thu nhập chính của người lao động trong Công ty để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình họ, do đó khi tiền lương thấp, chưa tương xứng với sự đóng góp của mình thì không thể làm cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến cho Công ty.
Bảng 2.31 Yếu tố làm cho lao động trong Công ty hiện tại chưa hài lòng với công việc đảm nhận
Đơn vị: %
Yếu tố Tỷ lệ Yếu tố Tỷ lệ
Tiền lương thấp 37,8 Tổ chức lao động không hợp lý 12,4
Quan hệ trong tập thể không tốt 10,4 Lãnh đạo trực tiếp không quan tâm 15,5 Điều kiện lao động không đảm bảo 8,2 Lịch trình làm việc không phù hợp 1,5
Công việc không thú vị 10,5 Lý do khác 3,7
Nguồn: Khảo sát về động lực làm việc của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Hơn nữa, lãnh đạo trực tiếp không quan tâm cũng có ảnh hưởng đến tâm lý làm việc, điều này thể hiện thông qua việc hướng dẫn trong công việc, phân quyền chưa tốt cũng là nguyên nhân chính làm giảm động lực làm việc của lao động trong Công ty (chiếm 15,5%). Tiếp đó, vấn đề tổ chức lao động không hợp lý như bố trí sử dụng lao động chưa đúng với ngành nghề đào tạo và khả năng sở trường, định mức lao động ở một số công đoạn sản xuất chưa hợp lý, thời gian làm việc chưa khoa học, không gian làm việc chưa đảm bảo cũng ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc trong Công ty (chiếm 12,4%). Công việc không thú vị cũng làm hạn chế sự hài lòng của người lao động (10,5%). Tiếp theo là yếu tố quan hệ trong tập thể không
tốt (chiếm 10,4%) và điều kiện lao động không đảm bảo (chiếm 8,2%) cũng có ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động.
Sự không thoả mãn có xu hướng tăng khi người lao động cảm thấy không phù hợp với nghề đang làm. Theo thông tin (bảng 2.32), nghề nghiệp không đòi hỏi nâng cao trình độ được xem là nguyên nhân tác động lớn nhất đến sự kém thỏa mãn với nghề chiếm tới 39,6%. Điều này xẩy ra có thể là do lãnh đạo Công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, luân chuyển người lao động nên người lao động không có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ để làm việc tốt hơn. Nghề nghiệp mang tính đơn điệu, nhàm chán cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự kém thỏa mãn với nghề chiếm 27,1%, điều này xẩy ra có thể là do lãnh đạo Công ty chưa quan tâm đến việc thiết kế và thiết kế lại công việc nên làm cho công việc chưa được phù hợp với khả năng, sở trường của người lao động. Yếu tố công việc đang làm không liên quan đến nghề được học cũng nhiều người lựa chọn chiếm 16,7%, điều này có thể là do hậu quả của việc tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động chưa đúng với yêu cầu của công việc, làm giảm khả năng hoàn thành tốt công việc được giao.
Bảng 2.32 Yếu tố làm cho lao động chưa hài lòng với nghề nghiệp hiện tại
Yếu tố Tỷ lệ (%)
Công việc không liên quan đến nghề được học 16,7
Nghề chỉ mang tính tạm thời 14,6
Nghề không đòi hỏi nâng cao trình độ 39,6
Nghề mang tính đơn điệu, nhàm chán 27,1
Lý do khác 2,1
Nguồn: Khảo sát về động lực làm việc của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Theo thông tin (bảng 2.33), nếu đánh giá sự nhìn nhận về “tính công bằng”
trong việc trả công là yếu tố nhu cầu được đề cao cho thấy chưa có sự công bằng trong đối xử của Công ty đối với những đóng góp của người lao động. Vì “trình độ chuyên môn, bằng cấp” là yếu tố được người lao động cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nhập của họ. Điều này cũng kích thích người lao
động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng Công ty cần phải bố trí công việc theo chuyên môn thì mới thực sự phát huy hết khả năng của họ trong công việc. Yếu tố “tính chất công việc” được người lao động cho là quan trọng thứ 2 ảnh hưởng đến thu nhập của họ, việc nhấn mạnh yếu tố này sẽ đảm bảo công bằng hơn trong trả công để khuyến khích người lao động chấp nhận làm nhận đảm nhận những công việc khó trong Công ty. Yếu tố “mức độ hoàn thành công việc” được người lao động xếp ở vị trí thứ 3 trong các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
Như vậy, Công ty cần phải coi trọng hơn nữa yếu tố mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong thời gian tới để đảm bảo sự công bằng hơn nữa trong việc trả công và thăng tiến cho họ.
Bảng 2.33 Yếu tố ảnh hưởng quan trọng thu nhập của người lao động (theo khía cạnh của quan trọng nhất)
Yếu tố Thứ hạng
(1: quan trọng nhất)
Trình độ chuyên môn, bằng cấp 1
Tính chất công việc 2
Mức độ hoàn thành công việc 3
Thâm niên công tác 4
Lý do khác 5
Nguồn: Khảo sát về động lực làm việc của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Khi phân tích yếu tố ảnh hưởng xấu đến trạng thái tinh thần của người lao động, theo thông tin (bảng 2.34) thì yếu tố “công việc chưa thú vị, cụ thể” được người lao động trong Công ty cho là quan trọng nhất chiếm 28,3% trong tổng số người trả lời. Thực tế thì công tác phân tích công việc của Công ty chưa được thực hiện tốt. Ở tất cả các vị trí công việc Công ty công tác phân tích công việc được thể hiện ở trong quy định sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phân xưởng, phòng ban, trong quy định đó mới chỉ đưa ra quy định nhiệm vụ, chức năng của từng công việc, yêu cầu của người thực hiện công việc về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm. Như vậy, công tác phân tích công việc chưa hoàn chỉnh, còn điều kiện làm