Chương 3: Các giải pháp tạo động lực cho lao động trong Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
3.2 Một số giải pháp tạo động lực cho lao động trong Công ty
3.2.2 Các giải pháp từ chính bản thân người lao động
Để có động lực cao trong công việc thì chính bản thân người lao động trong Công ty cần phải quan tâm cải tiến hành vi của chính bản thân mình và có thái độ hợp tác trong công việc. Để làm được điều đó thì bản thân người lao động cần quan tâm làm tốt một số khía cạnh sau:
3.2.2.1 Người lao động phải có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt công việc
Đối với lao động trong Công ty, phần lớn là những người lao động trực tiếp làm việc trong môi trường tương đối nặng nhọc, phải tiếp xúc với nhiều yếu tố có hại cho sức khỏe. Vì vậy người lao động trong Công ty cần phải có một sức khỏe dồi dào để hoàn thành tốt công việc. Người lao động có sức khỏe tốt sẽ tạo ra những
lực đẩy quan trọng để thúc đẩy cá nhân làm việc chăm chỉ. Do đó, chính bản thân người lao động ngoài giờ làm việc cần tự tìm cho mình một môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe và giảm sức ép trong công việc. Tham gia các chương trình thể thao còn làm cho bản thân có cơ hội giao lưu với bạn bè, học hỏi thêm từ những người bạn vì thể thao dễ làm cho mọi người xít lại gần nhau hơn. Các chương trình thể thao mà người lao động trong Công ty có thể tham gia như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn.
3.2.2.2 Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính Theo nghiên cứu, có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa trình độ cao với việc tăng động lực làm việc. Bởi vậy chính bản thân mỗi người lao động trong Công ty cần nhận biết rõ nhu cầu tự học tập của mình để nâng cao trình độ chuyên môn. Người lao động cần xác định việc trau dồi kiến thức chuyên môn là việc làm hết sức cần thiết, phải tự giác học tập thông qua những người đi trước, những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong Công ty, có thể tham gia các khóa học nâng cao, tham quan các doanh nghiệp hiện đại để nâng cao kiến thức. Chi phí học tập có thể một phần do chính bản thân người lao động chi trả bởi việc học tập đó là để khẳng định chính địa vị của họ trong Công ty nên việc tự đầu tư là cần thiết.
Nếu có thời gian, người lao động trong Công ty cũng cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh vì ngôn ngữ này rất thông dụng trong kinh doanh quốc tế. Hiểu biết về ngoại ngữ giúp chính bản thân họ có thể tự đọc những sách viết về chuyên môn, về kinh doanh hiện đại để nâng cao kiến thức. Kiến thức về vi tính cũng quan trong với người lao động. Người lao động trong Công ty cũng cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về vi tính như soạn thảo văn bản trên, lập bảng biểu, làm kế toán, quản lý nhân sự trên máy tính. Qua mạng, người lao động cũng có thể tìm kiếm được nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho quá công tác. Bởi vậy, người lao động có thể học vi tính thông qua các lớp do công ty mở hay cần tự học để cập nhật cách sử dụng các chương trình, phần mềm hiện đại để hỗ trợ cho công việc thực hiện nhanh, hiệu quả và đồng thời tiết kiệm rất nhiều chi phí
trung gian không đáng có trong công việc. Điều đó góp phần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
3.2.2.3 Người lao động cần biết cách tự xác lập mục tiêu cho mình trong công việc và tìm cách hoàn thành mục tiêu đó
Người lao động dựa vào mục tiêu chung của Công ty và nhiệm vụ, trách nhiệm được giao để lập ra các mục tiêu cụ thể cho từng nỗ lực công việc của bản thân trong từng kỳ, từng giai đoạn để tự bản thân thấy được cần phải làm gì và có thể đạt được gì trong từng giai đoạn thực hiện công việc. Từ việc làm rõ các mục tiêu cụ thể người lao động sẽ thấy cần tập trung nỗ lực cho từng nhiệm vụ như thế nào, việc gì cần ưu tiên thực hiện trước, việc gì có thể từ từ thực hiện mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để thực hiện có hiệu quả, thì người lao động có thể ra các khẩu hiệu riêng để tự thu hút sự tập trung tư tưởng và tạo cảm giác phấn khích trong thực hiện công việc. Các khẩu hiệu cần được thiết kế ngắn gọn, dễ nhớ, thu hút sự chú ý, và có tính khơi dậy tinh thần hăng say làm việc.
Trong quá trình thực hiện, người lao động tự theo dõi các hành vi thực hiện công việc của bản thân theo các mục tiêu đã được xác lập. Người lao động tự đánh giá xem hành vi nào tốt? Hành vi nào không tốt? nguyên nhân là gì? Từ đó người lao động có thể xác định bằng cách nào có thể tự thay đổi hành vi đó theo hướng tích cực hơn. Khi một nhiệm vụ thực hiện hoàn thành như mong đợi của bản thân, người lao động cần tiến hành tự thưởng cho chính mình. Trước hết, người lao động cũng nên có những lời tự khen ngợi bản thân, tự nở nụ cười với chính bạn tại nơi làm việc. Nếu có đủ khả năng về tài chính và có thời gian thì nên thực hiện ngay phần thưởng cạnh thưởng tài chính cho mình để giải tỏa căng thẳng và phục hồi sức khỏe, còn nếu chưa đủ điều kiện thì nên tự hứa với bản thân và lập lịch trình cho tương lai sẽ thực hiện để khích lệ tinh thần của chính bạn. Khi một nhiệm vụ tự đánh giá là chưa hoàn thành như mong đợi thì chính người lao động cần phải nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân. Trong quá trình kiểm điểm chính bản thân, người lao động cũng cần xác định những sự an ủi và động viên để hướng hành vi
theo những hướng tích cực theo nguyên tắc “khen trước - chê sau” để tự mở cho bản thân một hướng đi mới và từ đó lại làm tăng động lực cho bản thân.
3.2.2.4 Người lao động cần tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể do Công ty tổ chức, hay do phòng ban, phân xưởng của mình tổ chức
Người lao động trong Công ty ngoài thời gian làm việc thì ngoài việc tham gia các hoạt động đoàn thể như tham gia các hoạt động thể thao để nâng cao sức khỏe.
Khi Công ty tổ chức các hoạt động khác như hội thi văn nghệ, hội thi tay nghề giỏi v.v. Để tăng cường sự giao lưu, học hỏi đoàn kết giữa các bộ phận, giữa những người lao động thì cần phải tham gia tích cực các hoạt động này. Hay khi Công ty tổ chức các cuộc tham quan, dã ngoại thì bản thân người lao động cần phải tích cực hưởng ứng tham gia, một phần người lao động có được thời gian nghỉ ngơi, tăng cường, hồi phục sức khỏe sau thời gian làm việc vất vả, đồng thời qua đó mọi người trong Công ty gần gũi nhau hơn, hiểu về nhau nhiều hơn và mọi người đoàn kết với nhau hơn từ đó tinh thần làm việc của người lao động được nâng cao. Người lao động cũng cần phải tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động trong bộ phận công tác của mình như thăm hỏi lẫn nhau khi ốm đau, tổ chức sinh nhận, hay những khi có việc vui, buồn. Điều này làm tăng thêm sự tin tưởng, đoàn kết trong bộ phận và tạo ra bầu không khí chân tình, ấm áp mọi người trong Công ty như là một gia đình lớn.