Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động ở Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
2.4 Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty
Theo số liệu (bảng 2.2), Ban giám đốc chiếm tỷ lệ trong tổng số lao động của Công ty là 0,7%. Nếu tính bình quân lao động quản lý gồm các vị trí ban giám đốc và trưởng phó phòng ban và quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng và chi nhánh thì trong công ty là 6,3 % trong tổng số lao động. Còn nếu xét tỷ lệ lao động quản lý bao gồm cả lao động chuyên môn nghiệp vụ trong các phòng ban thì tỷ lệ lao động quản lý trong Công ty là (lao động gián tiếp) 23,5 %, còn lao động trực tiếp làm ra sản phẩm 70,2 %. Điều đó cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty nói chung còn cồng kềnh làm tăng chi phí quản lý và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu (triệu đồng) 450.433 477.910 514.231 556.912 604.250 Tốc độ tăng so với năm
trước (%)
- 6,1 7,6 8,3 8,5
Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước
(triệu đồng)
- 27.477 36.321 42.681 47.338
của Công ty. Với cơ cấu lao động như trên, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực cho người lao động trong Công ty. Bởi vì, với hai loại lao động gián tiếp và lao động trực tiếp thì nhu cầu của mỗi loại lao động là khác nhau, do đó Công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong vấn đề tạo động lực làm việc, Công ty cần phải chú ý nhiều hơn đối với loại lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty theo vị trí, bộ phận
ĐVT: người, %
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2009, Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
Trong đó
Cán bộ Nhân viên Công nhân
Bộ phận Tổng
số LĐ Tỷ trọng
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
A 1 2 3 4 5 6 7 8
Ban giám đốc 2 0,7 2 0,7
Phòng KT-TK-TC 7 2,5 2 0,7 5 1,8
Phòng TC-HC 16 5,8 2 0,7 14 5,2
Phòng KH-VT 11 4,0 2 0,7 9 3,3
Phòng KTCĐ-AT 13 4,7 2 0,7 11 4,0
Phòng KD-TT 11 4,0 2 0,7 9 3,3
Xưởng SX vỏ bao XM
56 20,4 2 0,7 5 1,8 49 17,8
Xưởng SX lưới thép
114 41,5 2 0,7 6 2,3 106 28,5
CN than Việt Hùng 45 16,4 2 0,7 5 1,8 38 13,8
Cộng: 275 100 18 6,3 64 23,5 193 70,2
2.4.2 Độ tuổi và giới tính
Bảng 2.3 Tỷ lệ lao động theo nhóm tuổi, giới tính, loại lao động
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2009, Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
Theo số liệu (bảng 2.3) trên, nhìn chung ở trong Công ty thì tỷ lệ lao động nam chiếm đa số so với nữ, Điều đó cho thấy tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty là ngành cơ khí, do đó tỷ lệ lao động nam giới cần phải lớn hơn nữ giới, lao động nữ ở chiếm 22,4%, lao động nam chiếm 77,6%. Nhu cầu của con người là khác nhau theo giới tính, nam giới thường năng động, thích di chuyển, còn nữ giới thích an phận, không thích di chuyển. Bởi vậy, với cơ cấu giới tính như trên Công ty cần hết sức quan tâm tới lao động là nam giới, cần có những yếu tố kích thích trong công việc, tạo cho họ có sự cạnh tranh, tìm tòi sáng tạo trong công việc.
Nhóm tuổi của lao động của công ty tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ trên 40, đối với lao động gián tiếp là 15,9% còn lao động trực tiếp là 26,8%. Tuy nhiên nhóm tuổi dưới 30 tuổi trở xuống cũng có tỷ lệ khá cao 30,1%, chủ yếu thuộc lao động trực tiếp (27,2%). Đối với độ tuổi, do độ tuỏi khác nhau thì mức độ thoả mãn nhu cầu của người lao động cũng khác nhau, những người trẻ tuổi (nhóm tuổi dưới 30 chiếm 30,1%) thường mới bắt đầu đi làm tại Công ty do vậy nhu cầu thu nhập cao đặt lên hàng đầu, và thích thuyên chuyển. Còn đối với nhóm tuổi cao hơn (nhóm tuổi trên 40 chiếm 42,7%) thì nhu cầu công việc ổn định, không thích thuyên
Giới tính Nhóm tuổi chung
Nam Nữ
Loại lao động Tổng số
Số lượng (người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (người)
Tỷ trọng
(%)
< 30 (%)
30-40 (%)
>40 (%)
A 1 2 3= 2:1 4 5= 4:1 6 7 8
Lao động gián tiếp 82 50 74,6 17 25,4 2,9 5,9 15,9
Lao động trực tiếp 193 161 78,5 44 21,5 27,2 21,3 26,8 Tổng số: 275 211 77,6 61 22,4 30,1 27,2 42,7
chuyển, được đào tạo và thăng tiến đặt lên hàng đầu. Do vậy trong hoạt động tạo động lực Công ty hết sức chú ý những nhóm tuổi này.
2.4.3 Trình độ học vấn, chuyên môn
Bảng 2.4 Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn
ĐVT: người, %
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2009 Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
Công ty luôn chú trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lao động nhằm đáp ứng tốt nhất với yêu cầu công việc thông qua những chính sách đúng đắn, thu hút nhân tài. Theo thông tin (bảng2.4), doanh nghiệp có một đội ngũ người lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn khá đầy đủ với nhiều ngành nghề được đào tạo, tập chung nhiều nhất ở công nhân kỹ thuật với 216người chiếm 78,5% (trong
Trong đó
Đại học Cao đảng Trung học C.N kỹ thuật
Bộ phận Tổng
số LĐ SL
LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
SL LĐ
Tỷ trọng so với tổng số
LĐ
A 1 3 4 5 6 7 8
Ban giám đốc 2 2 0,7
Phòng KT-TK-TC 7 4 1,5 3 1,1
Phòng TC-HC 16 3 1,1 2 0,7 4 1,5 7 2,6
Phòng KH-VT 11 4 1,5 2 0,7 5 1,8
Phòng KTCĐ-AT 13 4 1,5 1 0,4 8 1,1
Phòng KD-TT 11 4 1,5 7 3,3
Xưởng SX vỏ bao XM
56 5 1,8 1 0,4 4 1,5 46 14,7
Xưởng SX lưới thép
114 4 1,5 2 0,7 108 28,6
CN than Việt Hùng
45 6 2,2 3 1,1 1 0,4 35 16,5
Cộng: 275 36 13,1 9 3,3 14 5,1 216 78,5
đó tỷ lệ lao động có tay nghề bậc 7/7 là 14,7%, bậc 6/7 chiếm 23,5%, các bậc còn lại lại chiếm 61,8%), đại học có 36 người chiếm 13,1%, trung học có 14 người chiếm 5,1%, thấp nhất là trình độ cao đẳng với 9 người chiếm 3,3%.
Điều này cũng phản ánh đúng với nhu cầu công tác cũng như mức độ đáp ứng trình độ đào tạo với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công việc chủ yếu cần nhiều lao động có tay nghề, công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sản phẩm. Còn lại, trình độ chuyên môn đào tạo Đại học- Cao đẳng chỉ chiếm số ít. Bộ phận này tập trung chủ yếu trong bộ máy quản lý, ở đây là các phòng ban, quản lý các phân xưởng trong Công ty.
Như vậy, nhìn vào cơ cấu chất lượng lao động tại công ty ta thấy đã có sự hợp lý về các mặt, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần tập trung để giải quyết cho hợp lý hơn, như tỷ lệ lao động quản lý cần giảm hơn nữa xuống còn 5 đến 7% trong khi đó không ngừng tăng số công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm đáp ứng phù hợp cho công việc sản xuất kinh doanh thực tiễn tại doanh nghiệp. Luôn luôn đảm bảo cơ cấu trình độ cũng như độ tuổi của người lao động trong Công ty ổn định, từ đó tạo cơ sở tốt nhất cho sự phát triển lâu dài và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.4.4 Thâm niên công tác
Theo thông tin (bảng2.5), Công ty đã có một lực lượng lao động với nhiều thế hệ kết hợp trong đó số lao động có thâm niên từ 15 năm trở lên là phần lớn với 139 người chiếm 50,5%, từ 5-15 năm có 65 người chiếm 23,6%. Còn lại từ 1- 5 năm có 47 người chiếm 17,2%, dưới 1 năm có 24 người chiếm 8,7%.
Qua những số liệu trên ta thấy được mức độ thâm niên nghề nghiệp ở đây cũng tương đối hợp lý, phù hợp với sự thay đổi về mặt nhân sự cũng như tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Những người có thâm niên nghề cao, có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ những lao động trẻ có năng lực, sức khoẻ nhiệt tình cùng hoàn thành công việc trong quá trình sản xuất. Giữa các bậc thâm niên công tác luôn có sự gắn kết tạo ra một tập thể vững mạnh, giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lao động mới được được tuyển vào
công ty trong vòng 5 năm trở lại đây chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm 25,9 % so với tổng số lao động trong công ty. Công ty cần phải có những biện pháp quan tâm thích đáng đối với lực lượng lao động này. Bởi vì, họ là những người mới vào làm trong Công ty, thích sự thay đổi, nếu được đãi ngộ thoả đáng thì họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Công ty.
Bảng 2.5 Cơ cấu theo giới tính thâm niên, trình độ.
ĐVT: người, %
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2008, Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
2.4.5 Bố trí công việc
Bảng 2.6 Nghề được đào tạo và công việc đang làm tại các phòng ban
TT Họ và tên Bộ phận
làm việc
Công việc
đang làm Nghề đào tạo Trình độ chuyên môn
1 Phạm Minh Tuấn P.Kế toán TP K. tế mỏ Đại học
2 Hồ Thị Huệ P.Kế toán PP Cử nhân kinh tế Đại học
3 Ứng Thị Tân P.Kế toán Thủ quỹ Cử nhân kinh tế Đại học 4 Lê Thị Mai Hương P.Kế toán Kế toán Kế toán Đại học 5 Phạm Văn Trung P.Kế toán Kế toán Tiện+kế toán T/cấp
6 Phạm Ngọc Thạch P.Kỹ thuật TP Kỹ sư điện Đại học
Thâm niên nghề nghiệp Dưới 1 năm Từ 1-5 năm Từ 5-15
năm
Từ 15 năm trở lên TT
Trình độ chuyên môn được
đào tạo
Tổng số LĐ
SL LĐ
% so với tổng số LĐ
SL LĐ
% so với tổng số LĐ
SL LĐ
% so với tổng số LĐ
SL LĐ
% so với tổng
số LĐ
1 Đại học 36 3 1,1 4 1,5 11 4,0 19 6,9
2 Cao đẳng 9 2 0,7 5 1,8 2 0,7 2 0,7
3 Trung cấp 14 2 0,7 4 1,5 3 1,1 6 2,2
4 CN kỹ thuật 216 17 6,2 34 12,4 49 17,8 112 40,7
5 Tổng: 275 24 8,7 47 17,2 65 23,6 139 50,5
7 Nguyễn Xuân Diễn P.Kỹ thuật PP Kỹ sư TB điện tử Đại học
8 Hoàng Lâm P.Kỹ thuật KTV Điện khí hoá Đại học
9 Trần Thanh Phương P.Kỹ thuật KTV Máy-thiết bị Đại học
10 Hà Ngọc Ân P.Kỹ thuật KTV Điện Cao đẳng
11 Đỗ Thị Tâm P.Kỹ thuật KTV Cơ khí CN kỹ thuật
12 Bùi Quang Hạnh P.Kỹ thuật KTV Tiện CN kỹ thuật
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2009, Phòng Tổ chức-Hành chính Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
Qua bảng số liệu (bảng 2.6 ), ta thấy sự phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp của các phòng ban trong công ty tương đối hợp lý. Đây cũng đúng với thực tế của doanh nghiệp trong vấn đề tuyển chọn nguồn nhân lực luôn tìm kiếm những người có năng lực phù hợp với công việc, phân công bố trí lao động hợp lý đáp ứng tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tại phòng Kỹ thuật- Cơ điện – An toàn, với chức năng nhiệm vụ của mình thì số người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật chiếm đa số. Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính, số người được đào tạo chuyên môn tài chính kế toán chiếm tỷ lệ cao. Qua hai phòng trên, thấy được rõ mức độ phân công lao động hợp lý trong công việc.
Tuy nhiên bên cạnh đó, tại các phân xưởng sản xuất việc bố trí lao động làm việc chưa phù hợp với ngành nghề được đào tạo còn xảy ra ở một số bộ phận. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu (bảng 2.7). Việc bố trí không phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý làm việc của người lao động, hiệu quả làm việc không cao. Do đó, công ty cần có biện pháp đào tạo lại người lao động và bố trí họ làm những công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, để cho họ phát huy hết khả năng, tăng cường sự tích cực, tạo động lực trong quá trình thực hiện công việc.
Bảng 2.7 Nghề được đào tạo và công việc đang làm tại các phân xưởng
TT Họ và tên Bộ phận
làm việc
Công việc
đang làm Nghề đào tạo Trình độ chuyên môn
1 Ngô Thị Tinh PX lưới thép VH máy Thợ phay CN kỹ thuật
2 Nguyễn Văn Lương PX lưới thép VH máy Thợ nguội CN kỹ thuật
3 Nguyễn Đức Minh PX lưới thép VH máy Thợ nguội T/cấp
4 Phạm Ngọc Tuyên PX lưới thép Rèn, dập Hàn CN kỹ thuật 5 Nguyễn Bá Thắng PX lưới thép Rèn, dập Điện lạnh CN kỹ thuật 6 Đỗ Thị Thinh PX lưới thép VSCN Lắp máy CN kỹ thuật
7 Nguyễn Như Minh PX lưới thép VSCN Tiện Cao đẳng
8 Nguyễn Như Hợp PX lưới thép Lắp ráp Sửa chữa T/cấp
9 Nguyễn Thanh Tuấn PX lưới thép Cắt sắt Nguội CN kỹ thuật
10 Nguyễn Văn Mạnh PX lưới thép VH máy Nguội CN kỹ thuật
11 Lê Đức Trọng PX lưới thép Nguội Sửa chửa T/cấp
12 Đoàn Thị Hiền PX lưới thép Nguội Sửa chửa T/cấp
13 Trần Văn Thiềm PX lưới thép VH máy Sửa chửa T/cấp
14 Trần Văn Quang PX lưới thép Rèn, dập Sửa chửa T/cấp
15 Phạm Hữu tình PX bao bì VH máy trộn Sửa chửa T/cấp
16 Lê Văn chiến PX bao bì VH máy trộn Phay CN kỹ thuật
17 Nguyễn Thế Mạnh PX bao bì VHM tạo sợi Sửa chữa T/cấp 18 Trần Văn Trung PX bao bì VHM tạo Sợi Chế tạo Cao đẳng 19 Nguyễn Đình Cảnh PX bao bì VH máy trộn Sửa chữa CN kỹ thuật 20 Nguyễn Văn Hiệp PX bao bì VH máy dệt Sửa chữa CN kỹ thuật
21 Nguyễn Thị Lý PX bao bì VH máy dệt Hàn CN kỹ thuật
22 Hoàng Thị Mai PX bao bì In Hàn CN kỹ thuật
23 Nguyễn Thị Tuyên PX bao bì In Hàn CN kỹ thuật
24 Vũ Thị Thúy PX bao bì VH máy dệt Ké toán Trung cấp
25 Trần Thị Hồng PX bao bì In Nguội CN kỹ thuật
26 Mai Thị Nhất PX bao bì VH máy trộn Thợ nề CN kỹ thuật
27 Trần Thị Sáu PX bao bì VH máy trộn Tiện CN kỹ thuật
28 Đoàn Thị Lịch PX bao bì VHM tạo sợi Thợ hàn CN kỹ thuật
29 Lê Thị Bình PX bao bì VH máy dệt Thợ điện CN kỹ thuật
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình lao động 2009, Phòng Tổ chức-Hành chính Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI