Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động ở Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
2.5 Phân tích thực trạng tạo động lực cho lao động của Công ty
2.5.2 Các hình thức tạo động lực phi vật chất
Hiện nay, đội ngũ lao động của Công ty đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt đáp ứng được nhu cầu đặt ra của sản xuất kinh doanh cả về số và chất lượng.
Có được điều này là do một mặt công ty nâng cao đổi mới phương pháp, đảm bảo chất lượng lao động, tuyển thêm và chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của công việc này thông qua chính sách đào tạo người lao động tương đối phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công việc.
Hàng năm người phụ trách các bộ phận nghiên cứu tình hình chất lượng lao động hiện có, tính chất công việc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhu cầu bổ sung lao động bị thiếu do nghỉ việc, thai sản, ốm đau, nghỉ chế độ...để xác định các nhu cầu đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý sau đó được chuyển lên phòng Tổ chức. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo được xác định, trưởng phòng Tổ chức xem xét các nhu cầu đó và lập kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm sao cho phù hợp với nguồn nhân lực và tổ chức kỹ thuật trong sản xuất và hơn nữa là quỹ dành cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Công ty.
Hiện nay Công ty đang áp dụng các loại hình đào tạo như đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung tại các trường chính quy. Tuy nhiên đối với mỗi đối tượng cụ thể thì hình thức đào tạo cũng có sự khác nhau.
Vì các công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề, có kỹ năng, kỹ xảo mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Do đó Công ty không chỉ liên tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, các tổ trưởng, quản đốc phân xưởng như các lớp tổ chức điều hành sản xuất, nghiệp vụ văn phòng v.v. công ty còn có các lớp đào tạo để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, một số người thị được Công ty cử đi học ở các trường chuyên nghiệp, một số công nhân mới vào làm việc tại Công ty được sự kèm cặp chỉ bảo trực tiếp của những lao động đã có kinh nghiệm, trình độ lành nghề. Qua đó họ vừa được học vừa được thực hành và trình độ sẽ được nâng lên.
Bảng 2.13 Số lượng lao động được đào tạo của Công ty từ năm 2005-2009
ĐVT: người Năm
Hình thức Đào tạo
2005 2006 2007 2008 2009 Tổng
Đại học 2 2 2 2 3 11
Cao đẳng 1 1 1 3
Trung cấp 1 2 2
Kèm cặp 15 14 13 15 13 70
Bồi dưỡng ngắn ngày 8 7 10 32 46 103
Tổng: 25 23 26 51 65 189
Nguồn: Báo cáo báo cáo tổng hợp tình hình đào tạo lao động 2005-2009, Phòng Tổ chức-Hành chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
Qua số liệu (bảng 2.13), ta thấy số lượng lao động của công ty được đào tạo qua các năm ngày càng tăng, đặc biệt là trong hai năm 2008, 2009 tăng gần 3 lần so với các năm 2005, 2006, 2007. Điều này thể hiện sự quan tâm của công ty đến việc đào tạo cho người lao động. Tuy nhiên, số lượng lao động được đào tạo tăng chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn ngày, trong năm 2008, 2009 tổ chức các lớp tập huấn tại công ty về quản lý sản xuất cho tất cả các lãnh đạo các cấp trong công ty từ ban giám đốc, trưởng, phó các phòng, các phân xưởng đến các tổ trưởng các tổ sản xuất nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất người lao động. Riêng năm 2009, Công ty tổ chức lớp quản trị văn phòng cho ban giám đốc, trưởng, phó các phòng, các phân xưởng. Các hình thức đào tạo này đã làm cho kỹ năng quả lý điều hành sản xuất, kỹ năng soạn thảo các loại văn bản của các bộ quản lý trong công ty tăng lên, và họ cảm thấy tự tin hơn trong công việc.
Đối với hình thức đào tạo Đại học, Cao đẳng thì số lượng lao động được đi đào tạo hàng năm là 2-3 người. Số lao động được đi đào tạo đại học là ở các phân xưởng với 7 người, các phòng ban 4 người. Trong số 11 người được đi đào tạo đại học từ năm 2005 đến 2009, thì có 5 người thuộc khối kỹ thuật, có 6 người được đào tạo ngành kinh tế.
Ngoài ra, Công ty còn tiến hành tổ chức các đợt thi nâng bậc cho công nhân dưới sự giám sát của cán bộ phòng tổ chức, phòng kỹ thuật và Ban Giám đốc, áp dụng theo thông tư số 05/BLĐTB-XH ngày 22/3/1995 và nghị định 06/CP ngày 26/3/1995 quy định thi nâng bậc đối với công nhân tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc mà người đó đang đảm nhiệm. Người công nhân mới ra trường có bậc thợ là 3/7, khi về làm việc tại Công ty được xếp bậc 1, năm thứ 2 được xếp bậc 2, đến năm thứ 3 được xếp bậc 3. Hết năm thứ 3, Công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc để công nhân có bậc thợ 4/7. Từ bậc 4/7 đến bậc 7/7 thì 4 năm Công ty tổ chức thi nâng bậc 1 lần. Đây là công tác rất quan trọng đối với người lao động, khuyến khích họ nỗ lực làm việc có hiệu quả, làm cho họ phấn khởi cố gắng làm việc để tăng thu nhập.
Tất cả các hoạt động trên đều nhằm cho việc thực hiện công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động đạt hiệu quả cao nhất, từ đó giúp người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình, không ngừng nâng cao năng suất lao động cũng chính là phục vụ cho chính mình nói riêng và cho Công ty nói chung.
Người lao động trong Công ty nếu được cử đi học thì sẽ được công ty hỗ trợ kinh phí học tập, tuỳ theo từng đối tượng có thể hỗ trợ 100% kinh phí, 50% kinh phí. Còn nếu người lao động đi học theo diện tự do, không theo kế hoạch của Công ty thì sẽ không được hỗ trợ kinh phí.
Qua số liệu (bảng 2.14), cho thấy chi phí đào tạo tăng lên hàng năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10,2 % (3,4 triệu đồng), năm 2007 tăng so với năm 2006 là 22,4% (8,2 triệu đồng), năm 2008 tăng so với năm 2007 là 56,25% (25,2 triệu đồng), năm 2009 tăng so với năm 2008 là 12% (8,4 triệu đồng). Điều này thể hiện công tác đào tạo của Công ty luôn được sự quan tâm của ban Giám đốc. Mọi đối tượng trong công ty không ngừng được học hỏi, bồi dưỡng, đào tạo để làm giàu thêm kiến thức cho bản thân cũng như cho Công ty. Tuy vậy, để đáp ứng được hết nhu cầu này đạt hiệu quả cao thì Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu đòi hỏi thực tiễn hiện có trong doanh nghiệp.
Bảng 2.14 Chi phí đào tạo của Công ty từ năm 2005-2009
ĐVT: triệu đồng Năm
Hình thức Đào tạo
2005 2006 2007 2008 2009 Tổng
Đại học 7,5 11,7 17,3 23,4 25 84,9
Cao đẳng 2,1 4,6 4,6 11,3
Trung cấp 1,5 1,5 3,0
Kèm cặp 20,9 19,1 18,7 21,3 19,7 99,7
Bồi dưỡng ngắn ngày 4,8 5,8 6,7 19,2 27,8 64,3
Tổng: 33,2 36,6 44,8 70 78,4 263,2
Nguồn: Chi phí đào tạo lao động 2005-2009, Phòng Kế toán-Tài chính công ty cổ phần SX&KDVTTB - VVMI
Để đánh giá về nội dung chương trình học của Công ty, với câu hỏi: Nội dung chương trình học có giúp ích nhiều cho công việc hiện tại và tương lai của Ông/bà không? Tác giả đã thu được bảng kết quả sau:
Theo thông tin (bảng 2.15), ta thấy nội dung các chương trình đào tạo của Công ty tương đối phù hợp. Trong tổng số 50,8% người trả lời được đi học có 35,5% trả lời là nội dung chương trình học giúp ích rất nhiều cho công việc hiện tại và tương lai, 51,6% là giúp ích nhiều, chỉ có 12,9% là giúp hút ít và không có ai trả lời là không giúp ích gì.
Bảng 2.15 Đánh giá nội dung chương trình đào tạo của Công ty Mức độ lựa chọn Số người lựa
chọn (người)
Tỷ lệ (%) trong tổng số
Tỷ lệ (%) trong tổng số trả lời
1. Rất nhiều 11 18,0 35,5
2. Chút ít 4 6,6 12,9
3. Nhiều 16 26,2 51,6
Tổng số người trả lời 31 50,8 100.0
Tổng số người không trả lời 30 49,2
Tổng số 61 100.0
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Để đánh giá về hiệu quả chương trình đào tạo của Công ty, với câu hỏi:
Ông/bà đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của chương trình đào tạo? Tác giả đã thu được bảng kết quả sau:
Bảng 2.16 Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của Công ty Mức độ lựa chọn Số người lựa
chọn (người)
Tỷ lệ (%) trong tổng số
Tỷ lệ (%) trong tổng số trả lời
1. Rất hiệu quả 16 26,2 51,6
2. Bình thường 14 23,0 45,2
3. Chưa hiệu quả 1 1,6 3,2
Tổng số người trả lời 31 50,8 100.0
Tổng số người không trả lời 30 49,2
Tổng số 61 100.0
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
Qua số liệu (bảng 2.16), ta thấy hiệu quả của chương trình đào tạo là cao. Trong tổng số 50,8% người trả lời được đi học có tới 51,6% cho là chương trình đào tạo rất hiệu quả, 45,2% cho là bình thường và chỉ có 3,2% cho là không hiệu quả.
2.5.2.2 Xây dựng định mức lao động
Công ty có quy mô sản xuất lớn, theo đơn đặt hàng, chủng loại sản phẩm ít. Do đó, công tác xây dựng định mức trong Công ty tương đối đơn giản, dựa trên mức định biên lao động cho từng đơn vị.
Bảng 2.17 Định mức lao động chế tạo 01 vỏ bao xi măng năm 2009-2010 TT Công việc ĐVT Định mức 2009
(giờ)
KH định mức 2010 (giờ)
Tỷ lệ (%) thực hiện nhiệm vụ kế hoạch
1 Tạo sợi kg 0,02 0,01305 65,2
2 Dệt m 0,005 0,00325 64,9
3 Tráng m 0,00109 0,00077 71,0
4 In-Dựng Vỏ 0,00109 0,00075 68,6
5 May Vỏ 0,008 0,00261 32,7
Cộng: 0,035 0,02043 51,8
Nguồn: Tổng hợp định mức lao động, Phòng Kỹ thuật-Cơ điện-An toàn; Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI
Theo số liệu (bảng 2.17), có thể thấy rằng hệ thống định mức hiện tại của công ty là chưa hợp lý, định mức năm 2010 là quá cao so với năm 2009, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động.
Để đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về định mức hiện tại của Công ty, tác giả đã tiến hành điều tra và thu được bảng kết quả: Theo kết quả (bảng 2.18), trong tổng số người trả lời về định mức lao động tại công ty. Có 8,2% số người lựa chọn cấp độ 1 (rất không hài lòng về định mức lao động), 26,2% lựa chọn cấp độ 2 (không hài lòng ), 29,5% số người lựa chọn cấp độ 3 (không có ý kiến rõ ràng), 24,6% số người lựa chọn cấp độ 4 (hài lòng với định mức lao động), 11,5%
số người lựa chọn cấp độ 5 ( hoàn toàn hài lòng). Như vậy, mức độ không hài lòng về định mức lao động việc tại Công ty là tương đối cao. Công ty cần xem xét lại công tác định mức nên áp dụng phương pháp phân tích khảo sát, phân tích tính toán đối với công việc chính có thể định mức, đối với công việc phụ, làm bằng tay không thể tính toán, khảo sát được thì dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm. Công ty nên giao mức phù hợp đối với trình độ người lao động từ đó sẽ tạo động lực đối với người lao động, tiền lương của người lao động sẽ được trả đúng với công sức của họ đã bỏ ra, hơn nữa Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất nên việc xác định mức hợp lý là điều rất cần thiết.
Bảng 2.18 Đánh giá mức độ hài lòng về định mức lao động của người lao động trong Công ty
Mức độ lựa chọn Số người lựa chọn (người)
Tỷ lệ (%)
1. Rất không đồng ý 4 8,2
2. Không đồng ý 17 26,2
3. Không có ý kiến rõ ràng 20 29,5
4. Gần như đồng ý 18 24,6
5. Hoàn toàn đồng ý 9 11,5
Tổng 61 100.0
Nguồn: Khảo sát về động lực lao động của lao động trong Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI năm 2010, tác giả
2.5.2.3 Điều kiện lao động
Với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty với nhiều yếu tố nguy hiểm tại nơi sản xuất như phải tiếp xúc với các loại máy móc, thiết bị phát sinh tiếng ồn, nguy hiểm cao, điều này có ảnh hưởng tới người lao động trong quá trình làm việc thì việc cải thiện điều kiện làm việc là rất cần thiết. Điều kiện lao động tốt kích thích động lực làm việc của người lao động và ngược lại. Khi sắp xếp, bố trí tốt nơi làm việc, trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật phục vụ trong tác nghiệp sẽ tạo cho người lao động cảm giác thoải mái, tích cực làm việc nâng cao năng suất, hiệu quả lao động cũng chính là thu nhập của họ được cải thiện. Bên cạnh đó, điều kiện lao động còn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, đến sức khoẻ của người lao động trong quá trình tác nghiệp thông qua các nhân tố như: trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc dây chuyền sản xuất, môi trường làm việc, độ bụi, tiếng ồn, ánh sáng v.v.
Việc đảm bảo tốt điều kiện lao động sẽ tạo tâm lý an toàn, nâng cao hứng thú, nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động.Trên thực tế, Công ty đã chú ý nhiều tới công tác này đồng thời cũng có những bước đi thực hiện khá hợp lý phù hợp với điều kiện sản xuất cùng điều kiện sẵn có của công ty.
Đối với người lao động trực tiếp sản xuất được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, mũ, găng tay, giầy, kính. Cơ sở vật chất, máy móc được tổ chức với mức độ tương đối phù hợp, các thiết bị máy móc có tính nguy hiểm cao được lắp lưới bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất có thể phục vụ cho người lao động trong quá trình làm việc.
Với các phòng ban đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc như bàn ghế, máy tính, máy điều hoà, văn phòng phẩm và các phương tiện làm việc khá tốt, đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả trong công việc của các phòng ban.
Tuy nhiên ở khu vực sản xuất thì độ bụi, tiếng ồn còn cao, nó ảnh hưởng tới đến thị giác, sức khoẻ người lao động trong lúc làm việc. Trong điều kiện cơ khí hoá ngày càng cao, gia tốc nhịp điệu thiết bị máy móc tập trung tại nơi làm việc
cộng thêm sự hiểu biết không đầy đủ làm cho tác hại rủi ro do tiếng ồn gây ra ngày càng nguy hiểm
Bảng 2.19 Kết quả đánh giá điều kiện lao động tại Công ty năm 2009
Vi khí hậu Ánh sáng-tiếng ồn- rung
Bụi Hơi khí độc
Nhiệ t độ (0c)
Độ ẩm (%)
Gió (m/s)
Anh sáng (lux)
Tiếng ồn (dbA
Rung (m/s2
Bụi (mg/
m3) Bụi silic (hạt/
cm3 CÔ2 (mg/
m3)
CO (mg/
m3) NO (mg/
m3) Tiêu chuẩn cho phép
≤ 30 ≤ 80 1-5 ≥ 150
≤ 85 ≤ 4 ≤ 4 ≤ 1000
≤ 1800 ≤ 40 20- 21 T
T
Vị trí đo Kq Kq Kq Kq Kq Kq Kq Kq Kq Kq Kq
1 Phân xưởng bao bì
Khu vực may bao 27,5 66 1,54 150 88,5 1,91 1028
Dây chuyền dựng bao 27,5 67 1,64 190 84,6 1,66 1027
Máy tráng 27,5 67 1,62 150 87.6 0,96 985
Dây chuyền dệt 28,6 66 1,54 200 86.5 2,79 1126
Dây truyền máy tạo sợi 27,9 65 1,62 160 89,0 3,2 1260 2 Phân xưởng lưới thép
Máy đan lưới đơn 26,5 66 1,84 160 88,2 1245 2,14
Máy đan lưới liên hoàn 26,8 67 1,72 150 88,0 1324
Đầu xưởng 27,0 67 1,42 140 88,3 1235
Giữa xưởng 27,1 67 1,05 150 88,7 1220
Cuối xưởng 27,0 68 1,59 150 88,3 1190
3 Trạm than Việt Hùng
Giữa bãi than 29,0 67 1,52 77,5 1,41
Phòng cân điện tử 29,6 67 1,73 350 79,4 1453
Nguồn: Tổng hợp báo cáo đánh giá điều kiện, môi trường làm việc, Phòng TC-HC Công ty cổ phần SX&KDVTTB – VVMI
Theo số liệu (bảng 2.19), kết quả kiểm tra điều kiện lao động tại Công ty năm 2009, Các điêu kiện lao động về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gó, rung, bụi, nồng độ hơi khí độc ở các điểm đo đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tiếng ồn tại tại nhiều bộ phận vượt ngưỡng báo động báo động 85 Db.A.
Tình trạng tiếng ồn đang tăng cao vượt quá mức cho phép có ảnh hưởng rất lớn đến lao động trực tiếp sản xuất. Độ ồn cao quá sẽ làm cho người lao động mệt
mỏi, khó tập trung tư tưởng, sinh ra tâm lý không tốt, phân biệt màu sắc kém, đánh giá khoảng cách, độ nhấp nhô, độ phẳng bề mặt không chính xác dễ dẫn đến điếc nghề nghiệp, hiệu quả sản xuất không cao, năng suất chất lượng sản phẩm giảm.
Hàng năm, công ty thường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên, vì thế mà có thể nắm bắt được tình hình sức khoẻ của người lao động để có được những chính sách đãi ngộ kịp thời. Trong đợt khám sức khoẻ đợt I cho CBCNV của Công ty năm 2010, trong tổng số 275 người khám có 33 người (12%) chỉ đạt sức khoẻ loại IV. Số người bị bệnh liên quan đến mắt như giảm thị lực, cận thị có 25 người (9%), số người bị bệnh liên quan đến tai như giảm thính lực 2 tai, viêm tai có 13 người (4,7%), bị viêm mũi có 6 người (2,2%). Như vậy, ta thấy bệnh nghề nghiệp mà công nhân mắc phải chủ yếu là do tiếng ồn, ánh sáng, tuy vậy số người mắc bệnh chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Ngoài ra để tạo điều kiện cho người lao động làm việc được nhanh chóng không bị đứt đoạn, nâng cao hiệu quả công việc thì cần phải tổ chức phục vụ hợp lý nơi làm việc. Nơi làm việc được tổ chức và phục vụ hợp lý thoả mãn đồng bộ các yêu cầu về mặt sinh lý, vệ sinh lao động, về tâm lý và xã hội học lao động.Với việc này công ty cũng thực hiện khá tốt, nguyên vât liệu được cung cấp đầy đủ và kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Hơn nữa, công nhân được phục vụ tốt khi làm việc. Điều đó đã giúp cho người lao động tập trung hết năng lực vào công việc mà không bị yếu tố nào chi phối, hạn chế được thời gian lãng phí không đáng có đồng thời cũng bảo đảm công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động trong Công ty.
Như vậy công tác cải thiện điều kiện lao động của Công ty được thực hiện khá tốt, dần dần nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, đảm bảo cho người lao động luôn an tâm tin tưởng và thoải mái trong lúc làm việc, đồng thời tạo điều kiện cho họ gắn kết với Doanh nghiệp, không ngừng nâng cao tinh thần cho người lao động trong quá trình làm việc.