- Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2008 tăng 105.479 nghìn đồng (36,83%) so với năm 2007 Năm 2009 tăng 10.699 nghìn đồng (2,73%) so với năm
9. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và mức độ đa dạng hóa
3.1.1 Biện pháp 1: Mở rộng nguồn vốn của công ty.
Sự cần thiết của biện pháp:
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Vì có vốn thì công ty mới có thể:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị hiện đại, giảm chi phí và tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Mua nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
- Công ty có thể thực hiện các chiến lược cạnh tranh một cách mạnh mẽ và nhanh nhạy, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trường và xúc tiến bán hàng.
- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để huy động tối đa nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ưu điểm của nguồn vốn này là an toàn hơn so với nguồn vốn huy động từ bên ngoài, gắn được trách nhiệm với quyền lợi của người lao động, kích thích tinh thần làm việc. Nguồn vố huy động được này sẽ làm tăng năng lực tài chính của công ty.
- Tăng nguồn vốn vay có kì hạn, duy trì quan hệ với các tổ chức tính dụng, ngân hàng để dễ dàng hơn khi công ty cần vay lượng vốn lớn để đầu tư sản xuất.
- Tạo vốn bằng việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
- Thanh lý các vật tư tồn kho, máy móc thiết bị cũ sử dụng không có hiệu quả, nhằm thu hồi vốn đầu tư và giảm chi phí quản lý sữa chữa, bảo dưỡng,…
Hiệu quả của biện pháp:
- Góp phần làm mạnh tài chính của công ty, đáp ứng nhu cầu về vốn, tăng năng lực cạnh tranh của công ty.
- Có đủ vốn phục vụ cho những mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.