Đánh giá tình hình vốn của Công ty Cổ phần Thủy sản 584NhaTrang

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 44 - 48)

- Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2008 tăng 105.479 nghìn đồng (36,83%) so với năm 2007 Năm 2009 tăng 10.699 nghìn đồng (2,73%) so với năm

a.Đánh giá tình hình vốn của Công ty Cổ phần Thủy sản 584NhaTrang

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty CPTS 584 Nha Trang từ năm 2007-2009

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

A- Nợ phải trả 6.061.139 11.536.136 17.027.413 5.474.997 90,33 5.491.277 47,60

I. Nợ ngắn hạn 6.061.139 11.536.136 16.994.139 5.474.997 90,33 5.458.003 47,31 1. Vay và nợ ngắn hạn 4.673.437 9.404.769 11.026.515 4.731.332 101,24 1.621.746 17,24 2. Phải trả người bán 346.075 987.254 691.801 641.179 185,27 -295.453 -29,93 3. Người mua trả tiền trước 134.852 2.191 15.133 -132.661 -98,38 12.942 590,69 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 189.015 169.420 444.982 -19.595 -10,37 275.562 162,65 5. Phải trả người lao động 574.020 737.772 846.640 163.752 28,53 108.868 14,76

6. Chi phí phải trả 111.812 128.233 72.990 16.421 14,67 -55.243 -43,08 7. Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 31.927 106.496 3.896.077 74.569 233,56 3.789.581 3558,43 II. Nợ dài hạn - - 33.274 - - 33.274 100,00 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - 33.274 - - 33.274 100,00 B- Vốn chủ sở hữu 3.734.359 5.528.638 6.340.952 1.794.279 48,05 812.314 14,69 I. Vốn chủ sở hữu 3.524.257 5.455.935 6.162.033 1.931.678 54,81 706.098 12,94 1. Vốn đầu tư của CSH 2.500.000 3.964.980 3.964.980 1.464.980 58,60 0 0

2. Thặng dư vốn cổ phần - 505.994 505.994 505.994 100,00 0 0

3. Quỹ đầu tư phát triển 171.971 602.014 833.074 430.043 250,07 231.060 38,38 4. Quỹ dự phòng tài chính 85.986 117.873 191.304 31.887 37,08 73.431 62,30 5. LNST chưa phân phối 766.300 265.074 666.682 -501.226 -65,41 401.608 151,51 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 210.102 72.703 178.919 -137.399 -65,40 106.216 146,10 Quỹ khen thưởng phúc lợi 210.101 72.703 178.919 -137.398 -65,40 106.216 146,10

Tổng nguồn vốn 9.795.498 17.064.774 23.368.365 7.269.276 74,21 6.303.591 36,94

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 7.269.276 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng 74,21%. Năm 2009 tăng tăng 6.303.592 nghìn đồng, tương ứng 36.94%. Điều này cho thấy công ty ngày càng chú trọng đến việc huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên do ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Nợ phải trả tăng lên cụ thể là năm 2008 tăng 5.474.997 nghìn đồng so với năm 2007 tương ứng 90,33%. Năm 2009 tăng 5.491.277 nghìn đồng so với năm 2008 tương ứng với 47,60%. Do sản phẩm của công ty được sản xuất theo phương pháp truyền thống thủ công nên công ty không đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Do đó, nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu muối, cá và một số dụng cụ cần thiết khác để phục vụ quá trình sản xuất thủ công. Trong đó:

+ Vay và nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 4.731.332 nghìn đồng so với năm 2007 (101,24%). Năm 2009 tăng 1.621.746 nghìn đồng so với năm 2008 (17,24%). Công ty đã vay một lượng vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty lớn.

+ Người mua trả tiền trước năm 2008 giảm 132.661 nghìn đồng so với năm 2007 (98.38%). Năm 2009 tăng 12.942 nghìn đồng so với năm 2008 (590,69%) nhưng tốc độ tăng ít. Chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng thấp, nguyên nhân có thể là công ty chưa tạo được lòng tin nơi khách hàng.

+ Phải trả người bán năm 2008 tăng 641.178 nghìn đồng so với năm 2007 (185,27%). Chứng tỏ công ty đã không tận dụng được khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Nhưng năm 2009 giảm 295.452 nghìn đồng so với năm 2008 (29,93%).

+ Phải trả người lao động năm 2008 tăng 163.752 nghìn đồng so với năm 2007 (28,53%). Năm 2009 tăng 108.868 nghìn đồng so với năm 2008 (14,76%). Nguyên nhân là công ty đã tuyển thêm nhân sự, tăng lương,…

+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2008 giảm 19.595 nghìn đồng (10,37%). Năm 2009 tăng 275.561 nghìn đồng so với năm 2008 (162,65%). Điều này cho thấy công ty thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

+ Phải trả phải nộp ngắn hạn khác năm 2008 tăng 74.570 nghìn đồng (233,56%). Năm 2009 tăng 3.789.581 nghìn đồng so với năm 2008 (3558,43%). - Nợ dài hạn: Năm 2009 có thêm khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: 33.274 nghìn đồng.

Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 1.794.297 nghìn đồng so với năm 2007 ứng với 48,05%. Năm 2009 tăng lên 812.314 nghìn đồng so với năm 2008 tương ứng 14,69%. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng vào việc tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 1.931.677 nghìn đồng so với năm 2007 (54,81%). Năm 2009 tăng 706.098 nghìn đồng so với năm 2008 (12.94%) bao gồm:

+ Vốn đầu tư chủ sở hữu năm 2008 tăng 1.464.980 nghìn đồng so với năm 2007 (58,60%). Nguyên nhân là công ty ngày càng quan tâm đến việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, vì nguồn vốn này có ưu điểm là giúp cho công ty có thể chủ động hơn khi kinh doanh.

+ Thặng dư vốn cổ phần năm 2008 tăng 505.994 nghìn đồng so với năm 2007, (100%). Cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả.

+ Quỹ đầu tư phát triển năm 2008 tăng 430.043 nghìn đồng so với năm 2007 (250,07%). Năm 2009 tăng 231.060 nghìn đồng so với năm 2008 (38,38%). Cho thấy công ty ngày càng chú trọng vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm. Quỹ dự phòng tài chính năm 2008 tăng 31.887 nghìn đồng so với năm 2007 (37,08%). Năm 2009 tăng 73.431 nghìn đồng (62,30%). Điều này cho thấy công ty ngày càng quan tâm nhiều hơn cho các quỹ, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển.

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2008 giảm 501.226 nghìn đồng so với năm 2007 (65,41%). Năm 2009 tăng 401.608 nghìn đồng so với năm 2008 (151,51%). Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao nên đã hưởng đến lợi nhuận của công ty rất nhiều.

- Nguồn kinh phí và quỹ khác (quỹ khen thưởng phúc lợi) năm 2008 giảm 137.399 nghìn đồng so với năm 2007 (65,40%). Năm 2009 tăng 106.216 nghìn đồng so với năm 2008 (146,10 %).

Nhận xét Sau khi phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang qua bảng nguồn vốn năm 2007-2009, ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp nhưng hoạt động tương đối tốt qua các năm, các khoản nợ phải trả tăng và năm 2009 khoản phải trả phải nộp khác quá lớn, đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Và nguồn vốn của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay vì vậy công ty sẽ ít chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 44 - 48)