Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 48 - 49)

- Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2008 tăng 105.479 nghìn đồng (36,83%) so với năm 2007 Năm 2009 tăng 10.699 nghìn đồng (2,73%) so với năm

b.Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Hiệu quả kinh tế giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó quyết định việc trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật sản xuất, quyết định ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến là nhân tố bảo đảm sự tái sản xuất mở rộng và không ngừng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phân tích các nội dung sau:

Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2007 – 2009 ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Tổng vốn kinh doanh 9.795.497.704 17.064.773.549 23.368.365.482 2. Lợi nhuận sau thuế 1.159.683.711 1.158.953.176 1.485.413.268 3. Vốn chủ sở hữu 3.734.359.184 5.528.637.695 6.340.952.363 4. Doanh thu thuần 21.960.187.251 28.663.310.988 30.527.541.030

Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn KD (2/1) 0,12 0,07 0,11

Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (2/3) 0,31 0,21 0,23

Tỷ suất lợi nhuận/ DT (2/4) 0,05 0,04 0,05

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét: Qua các chỉ tiêu đánh giá phản ánh qua bảng 2.4 có thể thấy được hoạt

động kinh doanh của công ty qua các năm đều có hiệu quả. Cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/Vốn KD năm 2007 là 0,12 có nghĩa là với 1 đồng vốn sử dụng trong năm đã mang lại cho công ty 0,12 đồng lợi nhuận. Năm 2008 là 0,07 đồng giảm 0,05 đồng so với năm 2007. Năm 2009 là 0,11 đồng tăng 0,04 đồng so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế

năm 2008 kèm theo đó lạm phát tăng cao, làm cho chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/VCSH năm 2007 là 0,31 có nghĩa là với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì đã mang lại cho công ty 0,31 đồng lợi nhuận. Năm 2008 là 0,21 đồng giảm 0,1 đồng so với năm 2007. Năm 2009 là 0,23 đồng tăng 0,02 đồng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sỡ hữu đều tăng, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận/ VCSH giảm ở năm 2008.

+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ DT năm 2007 là 0,05 có nghĩa là với 1 đồng doanh

thu thu được trong năm đã mang lại cho công ty 0,05 đồng lợi nhuận và năm 2008 là 0,04 giảm 0,01 đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 là 0,05 tăng 0,01 đồng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là do sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao do ngày càng có nhiều cơ sơ sản xuất nước mắm trên thị trường, làm cho chi phí cho hoạt động kinh doanh tăng theo vì vậy đã làm giảm chỉ số tỷ suất lợi nhuận/DT thuần.

Nhìn chung ta thấy tỷ suất lợi nhuận/ VKD, tỷ suất lợi nhuận/ DT và tỷ suất lợi nhuận/ VCSH tăng giảm không ổn định, cho thấy lợi nhuận thu được của công ty là không ổn định qua các năm, đặc biệt là năm 2008 lợi nhuận giảm rất nhiều, nhưng đến năm 2009 thì công ty đã dần dần khắc phục được.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 48 - 49)