Vai trò và lượng phân bón cho sắ n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 36 - 40)

Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [50] chỉ ra rằng: Độc canh sắn làm cho ñất bị thoái hóa, tăng ñộ chua của ñất, hàm lượng mùn trong ñất giảm, làm cho

ñộ phì cũng như lý, hoá tính của ñất bị suy giảm dẫn ñến giảm năng suất. Hàng năm cây sắn ñã lấy ñi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các cây trồng khác. Theo Reinhardt và Thái Phiên (2000) [51], ñể tạo ra 15 tấn sắn củ tươi và từ 15-18 tấn thân, lá thì cây sắn phải lấy một lượng dinh dưỡng trung bình là 74 kg N, 16 kg P, 87 kg K, 27 kg Ca và 12 kg Mg.

Như vậy, nếu không bón phân cho sắn sẽ làm cho ñất trồng sắn dần bị cạn kiệt về dinh dưỡng. Để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ ñặc tính và mức bón của từng loại phân bón cho sắn. Chúng tôi xin ñưa ra một số thông tin về mức bón và

ảnh hưởng của một số loại phân bón ñến năng suất và thành phần hóa học của củ, lá sắn trong các mục dưới ñây:

1.4.2.1. Phân ñạm

Tỷ lệ nitơ tổng số trong ñất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn nitơ nằm trong các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn). Do ñó, ñất càng giàu mùn thì nitơ tổng số

càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [37].

Đạm cần cho cấu tạo các vật chất hữu cơ, ñặc biệt trong phát triển thân, cành và lá sắn non. Đạm có trong thành phần protein, các amino acid và các hợp chất khác tạo nên tế bào (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006 [76]). Đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất, ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào và các men của cây (Ngô ThịĐào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [15].

Cây sắn phản ứng mạnh với phân ñạm, nhưng mức ñộ này còn phụ thuộc vào các phân bón khác, ñặc biệt là kali.

Cây ñược bón ñủñạm, lá có màu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [2]. Đủñạm, chồi búp, cành lá cây phát triển nhanh. Theo Duangpatra (1987) [102] thì ñạm là nguyên tố rất cần thiết ñối với sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thu một lượng N rất lớn từñất, nên bón ñạm làm tăng số lá trên thân, sốñốt, số rễ củ và năng suất củ. Tuy nhiên, bón ñạm làm giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ. Sắn phản ứng với ñạm rất mạnh, nhất là trên các loại

ñất nghèo dinh dưỡng. Hàm lượng N trong thân lá tăng khi mức bón ñạm tăng. Theo Howeler (1997) nếu bón dư thừa phân, ñặc biệt là ñạm ñối với một số

giống sắn có tốc ñộ sinh trưởng nhanh sẽ dẫn ñến thân lá phát triển nhiều, tỷ lệ tinh bột trong củ giảm làm năng suất củ tươi giảm, tăng tỷ lệ HCN, chỉ số thu hoạch thấp. Bón quá nhiều ñạm có thể làm thân, lá tăng 11 % nhưng lại làm giảm năng suất của củ tới 41 % (trích Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [49]). Việc cung cấp dư thừa ñạm dẫn ñến cây sắn phát triển rất mạnh về thân lá, tỷ lệ nước trong lá cao, lá non hơn dẫn ñến cây sắn dễ bị sâu bệnh phá hoại. Bón phân N dư thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và

ñôi khi làm giảm năng suất dẫn ñến hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy, duy trì việc cung cấp dinh dưỡng cân ñối cho cây sắn là rất cần thiết ñểñạt năng suất cao.

Nếu thiếu ñạm, khả năng sinh trưởng của cây giảm rõ rệt, thân, cành, lá nhỏ, lá có màu vàng. Lúc này, lá già sẽ chuyển ñạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Cây thiếu ñạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất củ và lá giảm rõ rệt.

Lượng ñạm bón tối ưu tùy thuộc vào ñất và giống sắn. Những kết quả nghiên cứu khác nhau tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin và Trung Quốc cho thấy mức bón ñạm thích hợp cho sắn từ 60 ñến 100 kg N/ha.

Trần Công Khanh và Nguyễn Văn Long (1998) [32] cho biết trên ñất nâu ñỏ ở

Bình Long, bón phân N cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân, ở mức bón N cho 1 ha là 160 và 120 kg/ha ñem lại hiệu quả cao nhất.

Theo tác giả Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh (2000) [36], ở những vùng

ñất phiến thạch sét và ñất bazan nâu ñỏ tại Đắc Lắc, lượng phân N bón cho sắn là 70 kg/ha, còn ñất ñỏ và ñất xám ở miền Đông Nam Bộ, thì mức bón phân N thích hợp cho sắn từ 80 ñến 160 kg/ha sẽñạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo Lozano và cs (1981) [135] thì bón ñạm cho những vùng ñất cát thường từ 50-100 kg/ha/năm và phải bón vào thời ñiểm trồng và sau trồng từ 2-3 tháng. Nếu sắn sinh trưởng sau khoảng thời gian chịu lạnh hay sau khoảng thời gian bị khô hạn kéo dài thì nên bón lượng phân ñạm gấp ñôi.

Theo Nguyen Hung và cs (2002) [154], khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N khác nhau trong 9 năm với các mức N là 0, 40, 80, 160 kg/ha/năm ñến sản lượng sắn với phân bón nền P. K (lân. kali) giữ nguyên ở mức 40: 80 kg/ha/năm thì sản lượng trung bình của củ sắn cao nhất ở mức bón 80 N là 17,1 tấn/ha.

Nguyễn Thế Đặng (2005) [14] cho biết: Khi nghiên cứu tổ hợp N.P.K cho nương sắn ñộc canh thì ở năm thứ 14, ñạm vẫn là nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng mạnh ñến khả năng sinh trưởng và phát triển của sắn. Bón ñạm cho giống Xanh Vĩnh Phú từ 0-110 kg N còn giống KM 60 từ 0-130 kg N/ha; kết quả cho thấy năng suất cao ở các mức bón ñạm cao. Nhưng bón cao hơn mức này thì các chỉ tiêu cấu thành năng suất không tăng mà giảm ñi rõ rệt.

Tác giả Sittibusaya (1984) [174] cho biết với hơn 100 thí nghiệm trên ñồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và Trung Quốc thì cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân ñạm từ 50 ñến 200 kg N/ha, nhưng cũng có sự khác nhau tuỳ theo giống (giống SC 205 phản ứng với mức bón 200 kg N/ha còn giống SC 201 ở mức 50 kg N/ha).

Theo Wargiono và cs (2002) [186], trồng sắn lấy lá với mật ñộ 25 cm x 25 cm thì bón ñạm ure ở mức 100 kg/ha/năm và bón 1 tấn phân trâu, bò/ha cho mỗi lần thu cắt, còn trồng với mật ñộ 60 cm x 60 cm thì bón 25 kg N/ha/lứa cắt.

1.4.2.2. Các loi phân khác * Phân lân

Photpho là một nguyên tố ña lượng ñóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và ñộng vật. Photpho còn có tác dụng làm tăng cường phát triển bộ rễ cây (ñặc biệt là thời kỳñầu sinh trưởng). Photpho giúp cho quá trình photphoril hóa cacbonhydrat ñể hình thành nên tinh bột (Nguyễn Công Vinh, 2002 [73], Woodhouse và Griffith, 1973 [190]).

Kết quả nghiên cứu của Ashokan và Sreedhanan (1985) [79] cho thấy cây sắn không giống như các cây trồng khác, chúng chỉ hấp thu một lượng P2O5 rất thấp, nhưng P2O5 có tác dụng làm tăng tỷ lệ tinh bột và làm giảm axit cyanhydric (HCN) trong củ.

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng photpho bón cho ñất thích hợp vào khoảng 40 kg ñến 120 kg P2O5/ha, tùy thuộc vào ñất có hàm lượng photpho nhiều hay ít

(Nguyễn ThếĐặng, 2005 [14]; Trần Công Khanh và Nguyễn Văn Long, 1998 [32]; Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh, 2000 [36]; Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám, 2000 [52]; Nguyen Hung và cs, 2002 [154]).

* Phân kali

Kali là một khoáng ña lượng vô cùng thiết yếu cho cây sắn sinh trưởng. Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào, kích thích sự hoạt ñộng của các men, làm cho cây tăng cường trao ñổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăng trao ñổi ñạm, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá. Nó còn giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tăng cường sự hình thành bó mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống ñổ lốp cho cây, chống bệnh, chống rét... (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006 [76]). Kali còn có vai trò vận chuyển hydratcacbon từ thân, lá về củ và làm tăng tỷ lệ tinh bột trong củ. Khi bón ñầy ñủ ñạm, lân nhưng thiếu kali thì năng suất giảm rõ rệt (Nguyễn ThếĐặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999 [12]). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức bón kali cho sắn dao ñộng từ 80 kg ñến 180 kg K2O/ha, tùy thuộc vào hàm lượng kali trong ñất nhiều hay ít (Nguyễn ThếĐặng, 2005 [14]; Trần Công Khanh và Nguyễn Văn Long, 1998 [32]; Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh, 2000 [36]; Trần Ngọc Ngoạn, 2007 [49]; Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám, 2000 [52]; Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [58]; Nguyen Hung, 2002 [154]).

* Phân chung

Phân chuồng là hỗn hợp các chất do gia súc bài tiết ra cùng với chất ñộn chuồng. Thành phần của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào loài gia súc và phương pháp bảo quản. Bón phân chuồng thường có tác dụng ngay, vì trong phân chuồng có một lượng

ñạm nhất ñịnh (Lê Văn Căn, 1978 [5]). Tuy nhiên, phân chuồng chưa phải là loại phân hoàn chỉnh. Vì vậy, khi dùng phân chuồng phải kết hợp với các phân giàu ñạm, lân, kali ñể tăng ñộ phì nhiêu cho ñất (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007 [2]).

Mức bón phân chuồng cho sắn dao ñộng từ 5 ñến 10 tấn/ha, tùy thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng và tỷ lệ mùn trong ñất cao hay thấp (Nguyễn Thị Bồng, 1997 [3]; Nguyễn Thế Đặng và cs, 2003 [13]; Reibhardt và Thái Phiên, 2000 [51]; Le Ha Chau, 1998 [130]; Poungchompu và cs, 2001 [163]).

* Nhn xét chung:

Có rất nhiều mật ñộ trồng sắn khác nhau phụ thuộc vào giống sắn, chất ñất, mục ñích sử dụng (lấy củ hay lá, hay lá-củ). Nếu trồng sắn lấy củ người ta thường trồng với mật ñộ từ 8.000 ñến 17.000 cây/ha; Còn trồng với mục ñích lấy lá có thể

48.000 cây/ha vì khi thu hoạch lá rất khó khăn và làm hỏng cây; Còn khi trồng sắn xen với các cây trồng khác thì tùy thuộc vào loại cây trồng xen và giống sắn mà có thể trồng với mật ñộ 5.000 ñến 16.667 cây/ha.

Phân ñạm ñược bón cho sắn ñể lấy củ với mức bón từ 80-160 kg N/ha, còn nếu bón phân ñạm với mục ñích lấy lá thì có thể bón từ 50 ñến 200 kg N/ha. Phân lân

ñược bón với mức bón từ 40 ñến 80 kg P2O5/ha là có hiệu quả nhất. Phân kali có vai trò rất quan trọng ñối với cây sắn, nếu bón hỗn hợp N.P.K thì kali thường ở mức từ

80-160 kg/ha. Phân chuồng thường ñược bón từ 5-15 tấn/ha tùy vào loại ñất, nhưng phải bón kết hợp với phân N.P.K thì mới ñảm bảo dinh dưỡng cho sắn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 36 - 40)