Mật ñộ trồng sắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 33 - 36)

Mật ñộ hay khoảng cách trồng sắn ñã ñược nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên cứu. Weite và cs (1987) [187] cho rằng mật ñộ trồng sắn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: loại ñất, mùa vụ trồng, ñặc tính phân cành, sự hình thành lá của giống... Đối với ñất có ñộ phì cao thì trồng sắn với mật ñộ thưa hơn, ngược lại với ñất nghèo dinh dưỡng thì trồng với mật ñộ dầy hơn. Bởi vì ñất có ñộ

phì cao cây sắn sẽ phát triển cành lá xum xuê và nhanh chóng che phủ kín ñất. Mặt khác dựa vào ñặc tính phân cành, lá thì giống sắn phân cành nhiều, thân lá phát triển nhanh thì nên trồng với mật ñộ thưa và ngược lại. Weite (1992) cho biết mật ñộ

trồng thích hợp với các giống sắn ở phía Nam Trung Quốc thay ñổi từ 10.000- 15.000 cây/ha (trích Nguyễn Viết Hưng, 2006) [28].

Theo tác giả Villamayor (1983) [182] mật ñộ trồng sắn chịu ảnh hưởng bởi các ñặc ñiểm về hình thái của giống. Nếu giống sắn nào phân nhánh ít và có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hưởng bởi khoảng cách, mật ñộ trồng. Trái lại những giống có khả năng phân cành cao, thân lá phát triển nhiều thì trồng với mật ñộ cao, năng suất sẽ giảm. Mật ñộ trồng sắn thích hợp có thể thay ñổi từ 13.000-20.000 cây/ha. Tại Malayxia và Indonexia, nhiều tác giả ñã nghiên cứu và cho biết mật ñộ trồng sắn thích hợp với những giống sắn có thân lá phát triển mạnh và phân nhánh nhiều là 10.000-12.000 cây/ha sẽ cho năng suất cao nhất.

Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [49] nếu trồng sắn thuần, với các cây có chiều cao cây trung bình, thân thẳng không phân cành, có thể áp dụng mật ñộ trồng 12.500 cây/ha, ngược lại nếu giống sắn có ñặc tính phân nhiều cành nên trồng mật

ñộ 10.000 cây/ha. Theo tác giả Ociano (1980) [157] thì khoảng cách trồng sắn thích hợp nhất ñối với giống sắn có mức ñộ phân cành ít, thân gọn là 17.700 cây/ha.

Các tác giả khác nhau khi nghiên cứu về mật ñộ trồng giống sắn KM 94 ở

Việt Nam ñã thông báo kết quả như sau: theo Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1997) [29] khi nghiên cứu trồng sắn KM 94, KM 60 tại Đồng Nai với các mật ñộ 8.000; 10.000; 12.345; 13.840; 15.625 và 17.774 cây/ha thì nên trồng với mật ñộ từ 10.000 ñến 15.625 cây/ha ñối với KM 94, còn giống KM 60 thì trồng với mật ñộ từ 10.000 ñến 17.778 cây/ha. Nhưng tác giả lại cho biết: trồng sắn vào ñầu mùa mưa năm 2001 trên ñất ñỏở vùng Đông Nam Bộ khi tăng mật ñộ từ 10.000 cây/ha lên 17.780 cây/ha

thì năng suất giảm từ 30,10 tấn/ha xuống còn 27,28 tấn/ha ñối với giống KM 94, còn giống KM 60 năng suất giảm từ 26,28 tấn/ha xuống còn 22,28 tấn/ha; trồng trên

ñất xám với mật ñộ 11.080 cây/ha ñối với cả 2 giống KM 94 và KM 60 sẽñạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo Nguyễn Viết Hưng (2006) [28], trồng sắn KM 94

ở Sơn Dương, Tuyên Quang thì mật ñộ trồng 15.625 cây/ha cho năng suất sinh vật học cao nhất từ 78,74 ñến 91,71 tấn/ha/năm, sau ñó ñến mức trồng 10.000 cây/ha là 58,40 ñến 64,50 và thấp nhất ở mức trồng 8.333 cây/ha là 59,99 và 62,32 tấn/ha/năm. Theo Lại Đình Hòe (2005) [25], mật ñộ trồng sắn KM 94 thích hợp nhất tại huyện Vân Canh - Bình Định là 12.500 cây/ha.

Tongglum và cs (1987) [180] cho biết mật ñộ trồng sắn có ảnh hưởng rất lớn

ñến năng suất củ sắn. Mật ñộ trồng (hay khoảng cách trồng) phụ thuộc vào từng giống: Giống Rayong 2 mật ñộ trồng thích hợp từ 7.000-27.000 cây/ha, còn giống Rayong 3 là 10.000-15.000cây/ha.

Wyllie và Chammanga (1979) [191] thông báo như sau: Ở phương thức trồng sắn lấy lá và lấy lá củ thì trồng với mật ñộ 10.000 cây/ha cho năng suất củ, lá cao nhất.

Wanapat (1997) [183] cho biết trồng sắn lấy lá với mật ñộ dầy và thu hoạch lần ñầu sau khi trồng 3 tháng còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì sản lượng VCK có thểñạt 12,6 tấn/ha/năm.

Wanapat (2002) [185] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật ñộ 27.778 cây/ha

ñể thu cắt lấy lá ñã thấy: Sản lượng VCK qua 3 lứa cắt từ 4,043 ñến 7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật ñộ 111.111 cây/ha thì cho sản lượng VCK dao ñộng từ 2,651 ñến 8,239 tấn/ha/năm.

Atchara và cs (2002) [80] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khoảng cách cắt từ năm 1977 ñến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1, tác giả cho biết người ta có thể

trồng sắn với nhiều mật ñộ khác nhau như 62.500; 50.000; 40.000; 31.250; 20.000; 10.000 cây/ha. Các kết quả nghiên cứu ñều cho thấy sản lượng ñạt từ 6,94 ñến 8,85 tấn lá tươi/ha/năm và không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa giữa sản lượng lá tươi ñược trồng với mật ñộ khác nhau.

Theo Cadavid (2002) [91] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia có mật ñộ

từ 20.000 ñến 62.000 cây/ha thì sản lượng chất khô thu ñược khoảng trên dưới 24 tấn/ha/2 năm. Cũng theo ông ñối với giống CM 4843-1 với mật ñộ 11.200 cây/ha ở

CM 2758 với mật ñộ 11.2000 cây/ha trong 2 năm có thể thu 83,01 tấn chất tươi/ha; giống CM 523-7 là 86,81 tấn chất tươi/ha; giống MCol 2737 là 102,9 tấn/ha, trồng dòng HMC 1 với mật ñộ 31.250 cây/ha ñạt 58,2 tấn chất tươi/ha/11 tháng. Ông cũng kết luận trồng sắn lấy lá có thể trồng với mật ñộ từ 31.250 ñến 112.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lượng lá thu ñược khoảng trên dưới 80 tấn/ha. Tuy nhiên, ở mật ñộ này thu hoạch rất khó khăn và cây thường bị tổn hại trong quá trình thu hoạch. Nên trồng với mật ñộ 31.250 cây/ha sẽ thuận lợi hơn. Cần lưu ý là sản lượng chất tươi nói trên bao gồm cả thân, cành, lá sắn. Ở các thông báo khác; sản lượng lá sắn thấp hơn nhiều so với thông báo nêu trên là vì sản lượng này chỉ có riêng lá, không bao gồm thân, cành, ngọn và cuống lá sắn.

Li Kaimian và cs (2002) [131] khi nghiên cứu các mật ñộ trồng sắn lấy lá ở

Trung Quốc với các mật ñộ 27.778; 15.625; 10.000 cây/ha, cho biết sản lượng VCK

ñạt cao nhất ở mật ñộ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha.

Nguyễn Hữu Hỷ (2002) [30] khi nghiên cứu khoảng cách trồng ñối với các giống KM 94, KM 140-2; KM 98-5 và SM 937-26 với các mật ñộ 12.345 cây/ha và

ở 24.690 cây/ha và thu lá 3 lần vào các thời ñiểm 5 tháng, 7 tháng sau trồng và lần cuối vào lúc thu hoạch củ. Kết quả cho thấy giống KM 98-5 cho sản lượng VCK của lá cao nhất ở mật ñộ 24.690 cây/ha, sau ñó ñến giống KM 94, nhưng sản lượng củ thì ngược lại. Sản lượng củ và lá của các khoảng cách khác ñều thấp hơn, trừ sắn KM 140-2 có sản lượng củ cao nhất trong các giống sắn.

Theo Wargiono (2002) [186] thì năng suất lá phụ thuộc vào số lần thu hoạch lá. Theo ông trồng sắn với mật ñộ 8.000 cây/ha thu hoạch lá hàng tuần từ tháng thứ

3 ñến tháng thứ 7 (4 tầng lá/lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất còn tiếp tục thu từ

tháng thứ 7 trở ñi sẽ làm giảm năng suất của củ. Trồng sắn xen với các cây trồng khác với mật ñộ 5.000 ñến 10.000 cây/ha, còn trồng thuần sắn với mật ñộ 10.000

ñến 12.000 cây/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Wyllie và Chammanga (1979) [191] cho rằng trồng sắn lấy lá với mật

ñộ 31.250 cây/ha ñạt sản lượng lá và củ cao nhất.

Theo Wanapat (1997) [183], trồng sắn với mật ñộ 60 cm x 40 cm (41.668 cây/ha) xen vào giữa hai hàng của cây keo giậu sẽ vừa cải thiện ñược dinh dưỡng ñất ñồng thời lại vừa cung cấp thức ăn cho người và ñộng vật.

Theo Trần Ngọc Ngoạn (2007) [49], trồng sắn với mật ñộ trồng 1,2 x 0,8 m (10.417 cây/ha) và trồng xen 2-3 hàng lạc giữa hai hàng sắn sẽ cho năng suất tốt nhất.

Theo Nguyễn Thế Đặng và Đinh Ngọc Lan (1999) [11], trồng lạc 1, 2 ñến 3 hàng xen giữa 2 hàng sắn; sắn ñược trồng với các mật ñộ lần lượt là 1,0 x 0,6 m (16.667 cây/ha); 1,0 x 0,8 m (12.500 cây/ha) và 1,2 x 0,8 (10.417 cây/ha) thì công thức 16.667 cây/ha cho sản lượng sắn cao nhất và cho hiệu quả kinh tế nhất. Do ñó, nông dân thường hay lựa chọn mật ñộ này sau ñó ñến mật ñộ 12.500 cây/ha.

Theo Lê Sĩ Lợi (1999) [43], khi trồng giống KM 60 xen với lạc thì ở mật ñộ

trồng sắn là 16.667 cây/ha ñược trồng xen với 1 hàng lạc và 12.500 cây/ha trồng xen với 2 hàng lạc sẽ cho năng suất củ cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng (Trang 33 - 36)