CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
1.2. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng
Một ngành công nghiệp ở mức độ cơ bản có thể được xem như là một đơn vị gia tăng giá trị lấy đầu vào từ các ngành công nghiệp thượng nguồn và xử lý nguồn tài nguyên đầu vào đó để tạo ra thành phẩm. Những thành phẩm này có thể được sử dụng bởi khách hàng cuối hoặc có thể là nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệp hạ nguồn khác. Mối quan hệ này được thể hiện bởi một vòng phản hồi như trong Hình 1.1. Ba
thành phần trong mối quan hệ này có thể được thể hiện qua ba khía cạnh của năng lực cạnh tranh: tài sản cạnh tranh (đầu vào), quy trình cạnh tranh (quy trình xử lý làm tăng giá trị) và hiệu suất cạnh tranh (thành phẩm). Việc định lượng một khái niệm mang tính trừu tượng và nhiều mặt như sự cạnh tranh là điều rất khó, tuy nhiên, có thể chia khả năng cạnh tranh thành những tiêu chí riêng biệt có thể định lượng độc lập.
Hình 1.1. Quan niệm về ngành công nghiệp như một đơn vị gia tăng giá trị.
Nguồn: Momaya (1998) Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) là một hiệp hội thương mại đặc biệt trong lĩnh vực hàng không. Được thành lập từ năm 1945, đến nay thành viên của IATA đã lên đến khoảng 290 hãng hàng không trên khắp thế giới, đại diện cho khoảng 82% năng suất chuyên chở của toàn ngành hàng không thế giới. Hàng năm IATA đều tiến hành đánh giá ngành hàng không của các quốc gia là thành viên của hiệp hội, đồng thời cũng tiến hành dự báo xu hướng ngành hàng không thế giới trong các năm tiếp theo. Để thuận tiện cho việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không các quốc gia nói chung, IATA chia ngành hàng không thành 5 nhóm theo khu vực địa lí bao gồm: Trung Quốc và Bắc Á, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông, Châu Âu, và Châu Mỹ. Qua báo cáo của IATA, mỗi quốc gia sẽ thấy rõ thứ hạng và khả năng cạnh tranh của ngành hàng không của nước mình so với các quốc gia khác trên thế giới. Các tiêu chí đánh giá thứ hạng và năng lực cạnh tranh của ngành hàng không được IATA sử dụng bao gồm: (i) số lượng điểm đến,
(ii)số lượng khách luân chuyển (RPKs), (iii) tốc độ tăng trưởng về số lượng khách luân chuyển, (iv) số lượng ghế luân chuyển (ASKs), (v) tốc độ tăng trưởng về số lượng ghế luân chuyển, (vi) chỉ tiêu tài chính, (vii) chất lượng nguồn nhân lực và (viii) số lượng tàu bay.
Năm 2015, các tác giả Seyyed Ali Delbari, Siew Imm Ng, Yuhanis Abdul Aziz và Jo Ann Ho đã sử dụng phương pháp Delphi và AHP để nghiên cứu và đánh giá mức độ ưu tiên đối với các tiêu chí cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không phục vụ theo mô hình cung cấp đầy đủ dịch vụ (full-service). Các tác giả đã nghiên cứu qua hai giai đoạn bao gồm: phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khảo sát tuần tự mà mở đầu là nghiên cứu định tính (phương pháp Delphi), sau đó là giai đoạn nghiên cứu định lượng (phương pháp Analytic Hierachy Process). Kết quả thu
được sau nghiên cứu định tính đã cho thấy đối với các hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ thì có 12 tiêu chí và 15 nhân tố có thể sử dụng để đánh giá và cải thiện năng lực cạnh tranh. đồng thời, các tác giả cũng sắp xếp được thứ tự ưu tiên của những tiêu chí và yếu tố này để các hãng hàng không thuận tiện trong việc phân bổ tài nguyên, nguồn lực. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh bao gồm: Lợi nhuận, năng suất, chất lượng dịch vụ, mức độ an toàn, chi phí, tốc độ tăng trưởng doanh thu, thị phần, giá vé, khách hàng trung thành, khả năng nối chuyến, tỷ lệ đúng giờ và tần suất bay. Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh bao gồm: Quyền thương lượng của người mua, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, quyền thương lượng của nhà cung ứng, nguồn lực vật chất, năng lực tài chính và tài sản, năng lực nhân viên, năng lực vận chuyển, năng lực marketing và dịch vụ, năng lực kỹ thuật và bảo trì, các liên minh chiến lược, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nguồn lực kỹ thuật công nghệ, danh tiếng và các chính sách của chính phủ. Nghiên cứu định lượng sau đó đã chỉ ra rằng lợi nhuận và năng suất là 2 tiêu chí quan trọng nhất và quyền lực của khách hàng cũng như nguồn lực tài chính là 2 yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất tới việc đánh giá năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp thứ hạng quan trọng của các yếu tố nội tại và nhân tố ngoại cảnh sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng.
Một số tác giả và bài nghiên cứu, bài báo cũng đề cập tới các tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như các nhân tố có tác động tới năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không truyền thống. Luận án tổng hợp các tiêu chí và các yếu tố theo bảng 1.1 và 1.2 dưới đây:
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá NLCT của các hãng hàng không truyền thống
STT Tiêu chí
1 Hiệu suất
2 Hiệu quả
3 Quy mô kinh doanh
4 Tình hình tài chính
5 Mức độ an toàn
7 Chất lượng dịch vụ
8 Năng suất
9 Chi phí
10 Lợi nhuận
12 Hệ số đúng giờ
13 Tần suất chuyến bay
14 Lịch bay
15 Ảnh hưởng quốc tế
16 Thị phần
17 Doanh thu
Bảng 1.2. Các nhân tố tác động tới NLCT của các hãng hàng không truyền thống
STT Tiêu chí
1 Nguồn nhân lực
2 Nguồn lực vật chất
3 Nguồn lực hiếm
4 Các liên minh
chiến lược
5 Tự do hóa thị trường
6 Các chính sách của
chính phủ
7 Nguồn lực tài
chính
8 Danh tiếng
9 Nguồn lực kỹ thuật
công nghệ
10 Tính năng mạng
lưới
11 Quản lý
12 Tỷ giá tiền tệ
13 Văn hóa quốc gia
14 Quảng cáo
15 Chỉ số GDP
16 Tỷ lệ lạm phát
17 Nguồn lực vô hình
18 Quyền thương lượng
của người mua
19 Quyền thương
lượng của nhà cung cấp
20 Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
21 Nguy cơ từ đối thủ mới
22 Nguy cơ từ sản phẩm,
dịch vụ thay thế
23 Chiến lược doanh
nghiệp, cơ cấu và môi trường cạnh
24 Các điều kiện về yếu tố sản xuất
25 Các điều kiện về cầu
26 Các ngành công
nghiệp hỗ trợ và liên quan
27 Chính phủ
28 Cơ hội
29 Chương trình khách
hàng thường xuyên
30 Thức ăn và đồ uống
trên chuyến bay
31 Năng lực vận
chuyển
32 Năng lực kỹ thuật
và bảo trì
33 Năng lực
marketing và dịch vụ
34 Năng lực tài chính
và tài sản
35 Năng lực nhân
viên
36 Năng lực dịch vụ
thông tin
37 Năng lực truyền
thông doanh nghiệp
38 Năng lực hoạch
định kinh tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp