Bối cảnh quốc tế, trong nước đối với các yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng việt nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách (Trang 139 - 146)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

4.1. Các căn cứ, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách

4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước đối với các yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam

Ngành hàng không thế giới đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc và điều đó đặt ra yêu cầu đối với ngành trong việc thích nghi với những thách thức sẽ phát sinh trong quá trình phát triển bùng nổ này. Các nhà khoa học và các chuyên gia ngành hàng không cần phải được trang bị đầy đủ hơn để điều tiết và cân bằng những thay đổi này thông qua nhận thức về các xu hướng phát triển trong dự báo tương lai của ngành hàng không.

Các xu hướng phát triển của ngành hàng không trong tương lai có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các mô hình kinh doanh của hãng hàng không, sự hài lòng của khách hàng và thị trường việc làm. Trong khi đó, các xu hướng và tiến bộ dựa trên công nghệ sẽ giúp cải thiện công tác bảo trì, thiết kế và mức độ an toàn tàu bay. Ngoài ra, các yếu tố chính trị và pháp lý như yêu cầu về môi trường, mức độ an toàn, và các mối quan hệ thương mại quốc tế cũng góp phần vào tiến trình hình thành xu hướng tương lai của ngành hàng không. Việc nhận biết sự phát triển của các xu hướng tương lai trong ngành hàng không và mức độ ảnh hưởng của những xu hướng này tới ngành là chìa khóa để duy trì sự tin tưởng của thế giới đối với hoạt động vận tải hàng không.

Một số xu hướng phát triển của ngành hàng không thế giới trong tương lai có thể kể đến như sau:

a. Sự phát triển của hàng không giá rẻ (LCC) và dịch vụ phổ thông đặt biệt (Premium Economy)

Giống như các ngành công nghiệp dịch vụ khác, ngành hàng không buộc phải điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi với sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen đi lại của hành khách. Chiến lược đa dạng hóa mô hình kinh doanh truyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hãng hàng không trong việc thỏa mãn nhu cầu khách

hàng, tận dụng thương mại quốc tế và phục vụ các đối tượng khách hàng tiềm năng đang chưa được khai thác đến.

Hiện nay, với việc đi lại bằng đường hàng không trở nên phổ biến và giá vé hàng không rẻ hơn trước rất nhiều thì hầu như mọi người dân ở mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội được trải nghiệm dịch vụ di chuyển bằng đường hàng không. Như vậy, ngoài đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao và ổn định thì nguồn khách của các hãng hàng không còn có thêm thành phân người lao động thu nhập bậc thấp và bậc trung. Đối với khách hàng có thu nhập thấp, họ là đối tượng chính của các hãng hàng không giá rẻ, đối tượng khách hàng chỉ có nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không từ một điểm này đến một điểm khác và chỉ yêu cầu rất ít, thậm chí không yêu cầu các dịch vụ đi kèm. Đối với khách hàng có thu nhập tầm trung, họ là những khách hàng có nhu cầu trải nghiệm một số dịch vụ cao cấp hơn đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, song cũng chưa đủ điều kiện để trải nghiệm dịch vụ cao cấp hẳn như dịch vụ khoang thương gia, thì các hãng hàng không lại có cơ hội phát triển dịch vụ phổ thông đặc biệt, một loại hình dịch vụ còn khá mới nhưng hứa hẹn mang lại hướng đi tiềm năng cho ngành HKDD.

- Các hãng hàng không giá rẻ (LCC): Trong vài thập kỷ trở lại đây, cụm từ này

đã xuất hiện kha phổ biến như là một phương thức di chuyển với dịch vụ được tối giản tối đa như không bao gồm hành lý ký gửi, suất ăn, chương trình giải trí, … trong giá vé.

Thậm chí chỗ ngồi cũng không được thoải mái như trên máy bay của các hãng hàng không truyền thống do các hãng hàng không giá rẻ dồn ghế để tăng số khách chuyên chở mỗi chuyến. Tuy nhiên trong tương lai, do khả năng dễ tiếp cận của dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không cũng như sự gia tăng về nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không, số lượng các hãng hàng không giá rẻ sẽ gia tăng nhanh chóng, kéo theo đó là sự bùng nổ của các chặng bay chi phí thấp. Nếu như trước đây, các chuyến bay của hàng không giá rẻ chủ yếu chú trọng vào các đường bay ngắn và ít được các hãng hàng không truyền thống khai thác thì trong trương lai, các chuyên gia hàng không nhận định rằng hàng không giá rẻ sẽ mở rộng phạm vi khai thác tới các đường bay dài nhờ vào sự tăng trưởng của các trung tâm trung chuyển hàng không của hàng không giá rẻ.

- Dịch vụ Phổ thông đặc biệt (Premium Economy): Nhu cầu trải nghiệm dịch vụ tầm trung, giữa dịch vụ cao cấp nhưng đắt tiền của khoang thương gia và dịch vụ rẻ tiền nhưng chỗ ngồi chật chội của khoang phổ thông, đang ngày càng phổ biến. Rất nhiều các hãng hàng không đã tận dụng cơ hội này để tung ra các sản phẩm Phổ thông đặc biệt, hạng dịch vụ mà hành khách sẽ trả thêm một phần chênh lệch, tất nhiên không quá cao như khoang thương gia, để có được chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái hơn và một số

đặc quyền bổ sung. Tuy nhiên do nhu cầu đối với hạng Phổ thông đặc biệt mới chỉ bùng nổ trong một vài năm trở lại đây nên việc thiếu hụt chỗ hạng này đã góp phần thúc đẩy nhu cầu trong một phân khúc khách hàng đang tìm cách nâng cao trải nghiệm bay của mình mà vẫn không bị vượt quá giới hạn ngân sách. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong tương lai, đặc biệt là trên các tuyến đường dài và xuyên lục địa.

b. Chủ nghĩa bảo hộ và sự đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa

Tại một cuộc họp báo tháng 10 năm 2018 tại trụ sở của IATA, Geneva, ông Alexandre de Juniac, CEO và tổng giám đốc IATA cho biết: IATA dự báo tổng lượng khách sử dụng dịch vụ di chuyển bằng đường hàng không sẽ đạt mốc 8,2 tỷ lượt vào năm 2037, tăng khoảng 400 triệu lượt so với năm 2036. Số liệu ước tính này được dựa trên 3,5% tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của ngành hàng không. Tuy nhiên, cũng trong cuộc họp này, ông Alexandre de Juniac cũng cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ và sự đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa có thể sẽ làm chậm đi quá trình tăng trưởng này và đe dọa việc làm của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới cũng như thiệt hại 5,5 nghìn tỷ USD GDP trong 20 năm tới.

Chủ nghĩa bảo hộ đề cập đến các hoạt động và chính sách của chính phủ nhằm hạn chế hoặc kiềm chế thương mại quốc tế vì lợi ích của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế trong nước. Các chính sách bảo hộ thường được áp dụng nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động kinh tế của nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế trong nước, nhưng cũng có thể được sử dụng trong trường hợp lo ngại về an ninh và chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Một số công cụ chủ yếu mà chính phủ theo chủ nghĩa bảo hộ có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách của mình bao gồm hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm hoặc trợ cấp chỉnh phủ. Các biện pháp này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các hãng HKDD cần phải nghiên cứu để có biện pháp đầu tư mở rộng hoặc phù hợp với các thị trường hoạt động.

c. Xu hướng kết nối hành khách với công nghệ

Các hãng hàng không và các sân bay đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách hiện tại cũng như trong tương lai. Một số công nghê đã và sẽ được triển khai trong tương lai bao gồm: ứng dụng sinh trắc học trong nhận diện hành khách, hệ thống tự động làm thủ tục và ký gửi hành lý, các công cụ kiểm tra an ninh tiên tiến, và các dịch vụ số khác phục vụ hành khách.

Nếu như trước đây việc di chuyển bằng đường hàng không là một phương thức di chuyển xa xỉ và đắt đỏ thì ngày nay, với việc đời sống kinh tế ngày càng phát triển và các hãng hàng không không ngừng tăng số lượng chuyến bay, số lượng

điểm đến thì việc di chuyển bằng đường hàng không đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

Với lượng hành khách ngày càng tăng, việc xếp hàng làm thủ tục, kiểm tra an ninh và xếp hàng lên máy bay không chỉ khiến trải nghiệm di chuyển bằng đường hàng không của hành khách bị ảnh hưởng mà bản thân các sân bay cũng trở nên quá tải. Bởi vậy, việc vận dụng công nghệ vào các hoạt động tại cảng hàng không là điều hết sức cần thiết, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa bảo đảm an ninh, an toàn hàng không để góp phần nâng công suất phục vụ hành khách của cảng hàng không cũng như các hãng hàng không.

- Công nghệ sinh trắc học:

Công nghệ sinh trắc học là công nghệ bảo mật dữ liệu, sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, khuôn mặt, mống mắt,…

để nhận diện hoặc xác thực bảo mật

Một trong những thuộc tính được sử dụng rộng rãi của công nghệ sinh trắc học là bảo mật vân tay. Trước đây, bảo mật vân tay được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp cần sử dụng công nghệ cao hoặc bảo mật cao như bảo mật két sắt ngân hàng, bảo mật các tài liệu, dữ liệu quan trọng của chính phủ,… Hiện nay, mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ này ngày càng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Ứng dụng của công nghệ sinh trắc học có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi, rất nhiều thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, khóa cửa ra vào, máy rút tiền ngân hàng, máy chấm công, …

Trong số các hãng hàng không trên thế giới, có ít nhất 2 hãng của Mỹ đã đưa hệ thống sinh trắc học vào phục vụ các hoạt động dịch vụ mặt đất là Delta Airlines (sân bay Hartfield-Jackson, Atlanta) và American Airlines (sân bay quốc tế Los Angeles). Một số sân bay quốc tế khác trên thế giới như sân bay Changi, sân bay Heathrow và sân bay Hong Kong đã cho ra mắt các dự án liên quan đến ứng dụng sinh trắc học tại sân bay, góp phần nâng cao trải nghiệm của hành khách trong các năm sắp tới.

- Công nghệ giọng nói:

Công nghệ giọng nói, hay công nghệ nhận diện gióng nói đang trở nên phổ biến và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta thông qua các trợ lý ảo như Apple Siri, Microsoft Cortana, Amazon Echo, Google Home, …

Năm 2018, Sân bay Heathrow đã đi đầu trong việc áp dụng công nghệ giọng nói để tương tác với khách hàng. Qua đó, khách hàng có thể trực tiếp hỏi Amazon Alexa về thông tin tình trạng chuyến bay, cập nhật cổng thông tin chi tiết về các điểm đi - đến.

Đối với các hãng hàng không, có ít nhất 2 hãng đang áp dụng công nghệ này.

Virgin Australia là hãng hàng không đầu tiên bên ngoài Bắc Mỹ triển khai làm thủ tục bằng giọng nói thông qua Amazon Alexa. Hãng hàng không United Airlines thì sử dụng Google Assistant để làm thủ tục cho khách thông qua câu nói: “Hey Google, check in to my flight”.

Tiềm năng của công nghệ giọng nói là rất lớn và sẽ có sức ảnh hưởng nhất định tới trải nghiệm của hành khách trước, trong và sau mỗi chuyến bay. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu thì việc hãng hàng không đưa ra được một phương thức thuận tiện trong giao tiếp giữa hãng và hành khách sẽ đảm bảo cho sự phát triển của hãng hàng không đó được bền vững hơn.

- Dịch vụ Wi-Fi trên chuyến bay:

Với nhu cầu sử dụng internet để làm việc và giải trí ngày càng tăng, các hãng hàng không cũng bắt đầu đưa dịch vụ Wi-Fi lên các chuyến bay. Theo báo cáo của Routehappy, năm 2018 có 82 hãng hàng không trên toàn thế giới cung cấp dịch vụ này trên máy bay, tăng 17% so với năm 2017. Đây không chỉ là thông tin tốt cho hành khách mà còn tiềm ẩn tiềm năng tài chính dồi dào cho các hãng hàng không.

Finnair là một ví dụ điển hình về hãng hàng không khai thác các dịch vụ phụ trợ trên máy bay. Các nguồn thu phụ trợ chủ yếu của hãng này đến từ thực phẩm, thức uống, các gói nâng hạng và bán lẻ, và được các tiếp viên đẩy xe đến tận nơi để chào bán. Tuy nhiên, với việc phát triển dịch vụ Wi-Fi trên các chuyến bay thì hành khách có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ phụ trợ này thông qua cổng Wi-Fi Nordic Sky và hệ thống giải trí trên máy bay.

Bên cạnh một số xu hướng mang tính tích cực của ngành HKDD thì cũng phải đánh giá những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến ngành. Nổi bật là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động của ngành hàng không và các ngành có liên quan. Theo thông tin mới nhất từ ICAO (2020_1), ước tính do dịch bệnh Covid-19 nên trong năm 2020 ngành hàng không thế giới sẽ mất từ 343-383 tỷ USD do phải cắt giảm 44%-50% số chỗ cung ứng, kèm theo sự sụt giảm từ 2,5-2,8 tỷ lượt khách luân chuyển. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 được dự báo vẫn sẽ còn tiếp diễn đến năm 2021 và ước tính trong quý I/2021, ngành hàng không thế giới sẽ mất từ 44-80 tỷ USD do phải cắt giảm 18%-37% số chỗ

cung ứng, kèm theo sự sụt giảm 290-562 triệu lượt khách. Còn theo nguồn thông tin của IATA (2020_1), tính đến hết tháng 7, ngành hàng không dân dụng thế giới đã phải hủy hơn 7,5 triệu chuyến bay, lượng khách luân chuyển toàn cầu năm 2020 ước tính giảm 54,7% so với năm 2019, doanh thu giảm 419 tỷ USD và lỗ hợp nhất của các hãng hàng không ước tính trên 84 tỷ USD (gấp hơn 3 lần mức lãi năm 2019). Theo đánh giá của IATA thì phải đến năm 2024 thì nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không mới có thể quay trở lại mức tương đương trước dịch Covid-19. Với kết quả như trên, dự tính 11,2 triệu lao động trong ngành HKDD và du lịch toàn thế giới có khả năng thất nghiệp.

IATA kêu gọi Chính phủ các nước có giải pháp tổng thể hỗ trợ tài chính đối với ngành HKDD để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong tương lai. Tổ chức APEX cũng nhận định các hãng hàng không trên thế giới cần một gói hỗ trợ tài chính ước tính 250 tỷ USD để có thể chống chọi và vượt qua khủng hoảng.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Bên cạnh các tác động từ xu hướng quốc tế thì lĩnh vực VCHK của ngành HKDDVN cũng chịu tác động bởi những xu hướng đặc trưng trong nước

a. Cam kết về dịch vụ vận tải hàng không khi Việt Nam gia nhập WTO Ngày 07/11/2006, sau 11 năm kể từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO cùng với hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva (Thụy Sỹ) và chính thức kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện quan trọng này đánh dấu việc Việt Nam chính thức tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu, nơi mà Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng quy mô trao đổi thương mại, được bảo vệ cạnh tranh một cách công bằng, được tiếp cận nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đồng thời phải đương đầu với những thách thức và khó khăn đến từ sự cạnh tranh của các đối thủ toàn cầu.

Khi tham gia vào WTO, Việt Nam không bị ràng buộc gì về dịch vụ chuyên chở hành khách và hàng hóa, nên các hãng hàng không nước ngoài có thể tiếp tục hoạt động, tại Việt Nam theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, WTO cps ràng buộc một số dịch vụ liên quan tới hàng không thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS và Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa trong những lĩnh vực này (nội dung chi tiết các cam kết được trình bày trong phần phụ lục 2)

b. Hàng không giá rẻ định hình lại thị trường hàng không dân dụng Việt Nam Vietjet Air tham gia vào thị trường HKDDVN từ năm 2011 đã làm sự phân chia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng việt nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(220 trang)
w