CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
3.1. Hàng không dân dụng thế giới
3.1.2. Thực trạng ngành hàng không dân dụng thế giới
Theo một báo cáo năm 2019 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có sử dụng thông tin trên trang web Aviation: Benefits Beyond Borders
- thành lập bởi Tổ chức Hoạt động Chuyên chở Đường không (ATAG-Air Transport Action Group), ngành hàng không dân dụng được ví như trái tim của nền kinh tế thế giới bởi ngành này tạo ra việc làm, tạo thuận lợi cho thương mại, tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trên toàn thế giới, cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế:
Ngành hàng không dân dụng là động lực chính cho sự phát triển kinh tế toàn cầu và thương mại điện tử thúc đẩy sản xuất trên quy mô toàn cầu. Năm 2018, khoảng 6,8 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng hóa đã được vận chuyển bằng đường hàng không, chiếm hơn một phần ba giá trị thương mại toàn cầu, khiến cho ngành này trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Ngành đã hỗ trợ việc làm cho khoảng 65,5 triệu người trên toàn thế giới, bao gồm việc làm trực tiếp liên quan đến ngành hàng không (10,2 triệu việc làm), việc làm tại các ngành công nghiệp phụ trợ của ngành hàng không dân dụng (10,8 triệu việc làm) và các ngành công nghiệp khác phụ thuộc vào ngành hàng không dân dụng (khoảng 44,5 triệu việc làm).
Ngoài ra, ngành còn tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế toàn cầu khi đóng góp 2,7 nghìn tỷ đô la Mỹ vào các hoạt động kinh tế thế giới (chiếm 3,6% tổng GDP toàn cầu), trong đó các hãng hàng không đóng góp 704,4 tỷ đô la Mỹ. Nếu ngành hàng không dân dụng thế giới được coi như một quốc gia thì sẽ xếp ở vị trí thứ 20 về GDP.
- Phát triển xã hội:
Ngành hàng không dân dụng kết nối con người và các nền văn hóa với nhau mà các dạng vận chuyển khác không thể làm được. Các dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy và an toàn đem lại những giá trị cuộc sống lớn cho hành khách bao gồm: mức sống cao hơn, các điều kiện tốt hơn về thực phẩm, sức khỏe, y tế, giáo dục, cộng đồng và không gian an toàn,
… Tính đến nay thì hàng không là phương thức vận chuyển và di chuyển tầm xa an toàn và hiệu quả nhất trên thế giới. Ngành thường đóng vai trò là phương thức giao thông khả thi duy nhất cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thực phẩm cho nhiều cộng đồng xa xôi, đồng thời cũng là phương thức nhanh và đáng tin cậy khi cung cấp viện trợ nhân đạo trong những trường hợp khẩn cấp do thiên tai, nạn đói và chiến tranh.
Ở các vùng xa xôi hoặc ngoại vi, vận chuyển bằng đường hàng không là một dịch vụ thiết yếu và duy nhất để kế nối với thế giới bên ngoài.
Việc làm trong ngành hàng không dân dụng cũng rất đa dạng, từ các công việc liên quan đến kỹ thuật cho đến các công việc phục vụ hành khách, và đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Nhiều vị trí thậm chí còn yêu cầu người lao động có trình độ cao và được đào tạo bài bản. Chính vì thế mà lao động trực tiếp trong ngành hàng không dân dụng là lực lượng lao động năng suất cao, với có mức năng suất cao gấp 4,4 lần mức năng suất trung bình của lao động thế giới.
Tác động tới môi trường: Ngành hàng không đang ở vị trí dẫn đầu trong các nỗ lực nhằm cải thiện các tác động tới môi trường. Đây là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên có mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng và chiến lược giảm tác động đối với biến đổi khí hậu.
Ngân hàng thế giới (World Bank) đã lấy dữ liệu từ Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) để đánh giá tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành HKDD thế giới về lĩnh vực VCHK. Hai chỉ số được đơn vị này sử dụng trong đánh giá của mình là số lượng hành khách luân chuyển và số lượng chuyến bay cất cánh qua các thời kỳ. Kết quả thu được từ 1970 đến 2018 là sự tăng trưởng không ngừng của cả 2 chỉ số với mức tăng trưởng 13,64 lần về số lượng hành khách luân chuyển và 3,92 lần về số lượng chuyến bay cất cánh. Trong suốt chiều dài 48 năm dữ liệu như vậy, chỉ có 2 giai đoạn thế giới chứng kiến 2 chỉ số này giảm sút đáng kể là sau năm 2002 (sau thảm họa khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ) và 2009 (sau suy thoái kinh tế thế giới 2008). Dữ liệu cụ thể được tác giả tổng hợp ở hình 3.1 và 3.2 dưới đây.
4.5
Tỷ
4.0
3.5 3.0 2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0
1970
30.0
25.0
20.0
15.0
10.0
5.0 9.4
0.0
1970
Hình 3.2. Số lượng chuyến bay cất cánh giai đoạn 1970 - 2018 Nguồn: Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)
Trong năm 2018, ngành hàng không dân dụng của 10 quốc gia đứng đầu thế giới chiếm 61% số lượng khách luân chuyển và 63% lượng chuyến bay cất cánh (bảng 3.1).
Các quốc gia này chủ yếu là các quốc gia phát triển và có mức thu nhập cao và thường xuyên sử dụng dịch vụ hàng không trong cuộc sống hàng ngày.
Bảng 3.1. Các quốc gia dẫn đầu về số chuyến bay cất cánh và số lượng khách luân chuyển trong năm 2018
STT
Tổng thế giới
7 8 9 10 Tổng thế giới
Nguồn: World Bank, 2020
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành hàng không dân dụng thế giới vận chuyển được hơn 4,5 tỷ lượt khách và hơn 61,3 tỷ tấn hàng hóa, kết nối hơn 21 nghìn cặp thành phố, và đem đến hơn 2,9 triệu việc làm trực tiếp cho người lao động tại các hãng hàng không.