Kiến nghị với các Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng việt nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách (Trang 163 - 227)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

4.4.2. Kiến nghị với các Bộ

4.4.2.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải

Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hãng hàng không và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không trong công tác quản lý và triển khai thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thường xuyên đôn đốc Cục hàng không và các đơn vị liên quan để đảm bảo Quy hoạch của ngành được thực hiện liên tục, thông suốt và hiệu quả.

Tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa chất lượng phục vụ hành khách trước, trong và sau chuyến bay; ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với một số tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không như tỷ lệ chậm/hủy chuyến, tỷ lệ đúng giờ, hệ số an toàn,…; ban hành các chế tài xử phạt đối với các hãng hàng không, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không khi để xảy ra những tai nạn hoặc những sai sót không đáng có.

4.4.2.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hãng hàng không và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không trong công tác giám sát, quản lý việc đảm bảo môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh

Đề xuất những giải pháp cần thiết để đảm bảo việc đầu tư và phát triển ngành HKDDVN gắn chặt với bảo vệ môi trường, từng bước có các biện pháp phát triển thị trường carbon làm công cụ chính để giảm phát thải khí CO2.

4.4.2.3. Đối với Bộ Tài chính

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và các hãng hàng không trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tiếp tục có các biện pháp thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo hướng mở rộng các nhà đầu tư chiến lược; hoàn thiện hệ thống phí hàng không phù hợp cơ chế thị trường.

4.4.2.4. Đối với Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch

Xây dựng Đề án truyền thông nhằm quảng bá các hãng hàng không Việt Nam tới các nước bạn, qua đó tăng cường hiện diện thương hiệu tại các quốc gia khác, tăng cường việc sử dụng các sản phẩm bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Thực hiện truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm của ngành HKDDVN, đặc biệt là các sản phẩm bay của các hãng hàng không Việt Nam qua các kênh quảng cáo, quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước.

4.4.2.5. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ

Có chính sách hỗ trợ các hãng hàng không và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không đầu tư nâng cấp quy trình, cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng tới các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và bắt kịp xu hướng thế giới.

Phối hợp với các trường đại học, học viện, các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ đào tạo, hướng tới đầu ra chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành hàng không.

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu thành lập một trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng không đáp ứng nhu cầu phát triển của nền công nghệ 4.0.

Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày quan điểm và định hướng nâng cao NLCT của ngành HKDDVN. Căn cứ vào quan điểm, định hướng, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ngành, luận án đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành HKDDVN theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không để từ đó nâng cao NLCT của tổng thể ngành. Các nhóm giải pháp bao gồm: (1) Đối mới tư duy và nhận thức về cạnh tranh; (2) Đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành hàng không. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, và các Bộ ngành để thực hiện các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Luận án “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách” đã đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu NLCT ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK là năng lực cạnh tranh tổng thể của các hãng hàng không cấu thành ngành (của một quốc gia). Theo đó, NLCT của ngành HKDD trong lĩnh vực VCHK được hiểu là “khả năng của ngành tại thị trường nội địa và quốc tế trong việc tạo ra, duy trì và mở rộng về quy mô, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Để đánh giá NLCT của ngành HKDD, tác giả đã sử dụng 10 tiêu chí, chia làm 2 nhóm: (i) nhóm các tiêu chí phản ánh nguồn lực và (ii) nhóm các tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh; và áp dụng mô hình kim cương của M. E. Porter để đánh giá ảnh hưởng các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh tới NLCT ngành HKDD, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này tới việc nâng cao NLCT của ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK.

Căn cứ vào kết quả thu được sau khi phân tích các nhóm tiêu chí, nhóm nhân tố và đánh giá về xu hướng phát triển hiện tại cũng như tương lai của ngành HKDD, tác giả đã tổng hợp và đưa ra nhận định về thực trạng NLCT của ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK như sau: (i) nguồn lực của ngành HKDDVN tăng trưởng mạnh và đều qua các giai đoạn và đang đạt đến những dấu mốc quan trọng. Tuy nhiên, để ngành có thể tiếp tục phát triển thì nguồn lực của ngành HKDDVN cần phải được chú trọng hơn cả về chất và lượng, (ii) kết quả sản xuất kinh doanh của ngành HKDDVN trong thời gian qua là rất nhanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này sẽ gặp trở ngại lớn trong việc duy trì và phát huy nếu ngành HKDDVN không tháo gỡ được các hạn chế về nguồn lực đầu vào của ngành, (iii) về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành HKDDVN thì ngoài yếu tố về điều kiện cầu trong nước đang có tác động tích cực tới ngành thì cả 3 yếu tố còn lại gồm các điều kiện về yếu tố sản xuất, các ngành hỗ trợ và liên quan, và chiến lược ngành, cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong nước đều đang bộc lộ những mặt hạn chế cần được giải quyết. Nguyên nhân của những hạn chế này là do: (i) nhận thức của cá chủ thể về cạnh tranh nội bộ ngành chưa đầy đủ, (ii) thiếu các chính sách và cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành HKDD, (iii) năng lực và kỹ thuật quản lý và điều hành của các hãng hàng không cấu thành ngành HKDDVN không đồng đều và bộc lộ nhiều hạn chế so với ngành HKDD của các quốc gia khác trên thế giới, và (iv) liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành chưa đủ mạnh.

Từ những đánh giá và phân tích về thực trạng NLCT của ngành HKDDVN, luận án đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển lĩnh vực VCHK của ngành

HKDDVN theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không để từ đó nâng cao NLCT của tổng thể ngành. Các nhóm giải pháp bao gồm: (i) Hoàn thiện quy hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực VCHK (ii) Tăng cường đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng ngành HKDD;

(iii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành HKDD; (iv) Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại; (v) Chủ động phát huy vai trò của các hãng hàng không trong việc tạo dựng NLCT chung cho ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành để thực hiện các giải pháp trên.

Mặc dù đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra, song luận án mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu khía cạnh vận chuyển hành khách tại các hãng hàng không dân dụng. Lĩnh vực VCHK của ngành HKDDVN còn liên quan đến nhiều ngành công nghiệp khác như ngành du lịch, các ngành công nghiệp phụ trợ khác như xăng dầu, suất ăn, kho bãi, …

Những hạn chế trên là hướng để tác giả luận án cũng như các nhà nghiên cứu khác tiếp tục nghiên cứu. Tác giả luận án rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước để hoàn thiện và phát triển khả năng nghiên cứu của bản thân.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1.Nguyễn Thành Nam (2019), “Vietnam Airlines với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia: Thực trạng Phát triển doanh nghiệp xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, trang 236-243, Hà Nội.

2.Nguyễn Thành Nam (2019), “Năng lực cạnh tranh của hàng không dân dụng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 29 (711), trang 77-80, Hà Nội.

3.Nguyễn Thành Nam (2019), “Sự phát triển của hàng không giá rẻ và tác động của nó đến sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 10 (497), trang 03-11, Hà Nội.

4.Nguyễn Thành Nam và Phạm Mạnh Hùng (2014), "Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 202 (II), trang 69-74, Hà Nội.

5.Nguyễn Thành Nam và Phạm Mạnh Hùng (2014), "Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 201 (II), trang 2-8, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Abdelghany Khaled, Abdelghany Ahmed (2012), Modeling Applications in the Airline Industry, Ashgate Publishing Limited, Hampshire.

2.Adam Smith (1776), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, edited with an Introduction, Notes, Marginal Summary and an Enlarged Index by Edwin Cannan (London: Methuen, 1904), Vol. 1. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016 tại https://oll.libertyfund.org/titles/237

3.‘Airline Ratings’ (2020), Airline Ratings, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020, từ https://www.airlineratings.com/airline-ratings/.

4.Altenburg Tilman, Hillebrand Wolfgang and Jorg Meyer-Stamer (1998), Building Systemic Competitiveness: Concept and Case Studies from Mexico, Brazil, Paraguay, Korea and Thailand, German Development Institute, Berlin.

5.Amador, J., and Coimbra, C., (2008), ‘Total Factor Productivity in the G7 Countries: Difference or Alike? Bank for International Settlements (ed.)’, The IFC's contribution to the 56th ISI Session, Lisbon, August 2007, số 28, tr. 3-11.

6.Amankwah-Amoah Joseph and Debrah Yaw A. (2011), ‘The evolution of alliances in the global airline industry: a review of the African experience’, Thunderbird International Business Review, số 53(1), Tr. 37-50.

7.Anderson, M., & Sohal, A. (1999), ‘A study of the relationship between quality management practices and performance in small businesses’, International Journal of Quality and Reliability Management, số 16(9), tr. 859−877.

8.Assaf A. George and Josiassen Alexander (2011), ‘The operational performance of UK airlines: 2002-2007’, Journal of Economic Studies, số 38, tr. 5-16.

9.Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

10. Barbot Cristina, Costa Alvaro and Sochirca Elena (2008). ‘Airlines performance in the new market context: a comparative productivity and efficiency analysis’, Journal of Air Transport Management, số 14(5), tr. 270-274.

11. Barros Carlos Pestana and Couto Eduardo (2013). ‘Corrigendum to

“Productivity analysis of european airlines, 2000-2011” [J. Air Transp. Manage. 31 (2013) 11-13]’, Journal of Air Transport Management, số 32.

12. Belkacem Laabas (2002), Meaning and definitions of competitiveness, truy cập

ngày 15 tháng 5 năm 2017 từ

https://web.archive.org/web/20060211022548/http://www.arab- api.org/ecac/posting_e2.htm

13. Buckley Peter J., Pass C.L. and Prescott Kate (1988), ‘Measures of international competitiveness: a critical survey’, Journal of Marketing Management, số 4(2), tr. 175-200.

14. Budd Leslie and Hirmis Amer (2004), ‘Conceptual framework for regional competitiveness’, Regional Studies, số 38(9), tr. 1015-1028.

15. Bùi Đức Tuân (2006), ‘Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 10, tr. 57-60.

16. Bùi Đức Tuân (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Cambridge University Press (2017), Cambridge online dictionary, truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017, từ

https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/competitiveness

18. Casanueva Cristobal, Gallego Angeles and Sancho Maria (2013),

‘Network resources and social capital in airline alliance portfolios’, Tourism Management, số 36, tr. 441-453.

19. Casanueva Cristobal, Gallego Angeles, Castro Ignacio and Sancho Maria (2014), ‘Airline alliances: mobilizing network resources’, Tourism Management, số 44, tr. 88-98.

20. Chang Yu-Hern, Yeh Chung-Hsing (2001), ‘Evaluating airline competitiveness using multiattribute decision making’, Omega-The International Journal of Management Science, số 29(5), tr. 405-415.

21. Chang Yu-Hern, Yeh Chung-Hsing (2004), ‘A new airline safety index’, Transportation Research Part B: Methodological, số 38(4), tr. 369-383.

22. Chen Annie Huiling, Peng Norman and Hackley Chris (2008),

‘Evaluating service marketing in airline industry and its influence on student passengers' purchasing behavior using Taipei-London route as an example’, Journal of Travel & Tourism Marketing, số 25(2), tr. 149-160.

Akadémiai Kiadó,

Budapest.

24. Chikán Attila (2008), ‘National and firm competitiveness: a general research model’, Competiiveness Review, số 18(1/2), tr. 20-28.

25. Christine Forbes Smith (2020), ‘Top 20 Safest Airlines 2020:

Airline Safety Awards’, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020, từ

https://www.airlineratings.com/news/top-twenty-safest-airlines-2020/.

26. Chua Jia Rong (2015), Market Competition, Price Dispersion and Price Discrimination in the US Airlines Industry, truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2018, từ https://deepblue.lib.umich.edu/bitstream/handle/2027.42/112108/jiarongc.pdf?se quence=1.

27. Cochran, W (1977), Sampling Techniques, 3rd ed, New York: Wiley 28. Commission on Industrial Competitiveness (1983), Global Competition:

The New Reality, Government Printing Office, Washington, DC, USA.

29. Crouch GI, Ritchie JRB (2000), ‘The competitive destination: A sustainability perspective’, Tourism Management, số 21, tr. 1-7.

30. Cù Chí Lợi (2008), ‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam’, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 336, tr. 3-9.

31. Cục Hàng Không Việt Nam (2018), Lịch Sử Phát Triển Ngành Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, ngày 4 tháng 10 năm 2018, https://caa.gov.vn/dang- doan/lich-su-phat-trien-nganh-hang-khong-dan-dung-viet-nam-

20181004114819061.htm.

32. Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh (2011), ‘Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận Tổng năng suất các yếu tố’, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số 17b, tr. 120-129.

33. Đào Mạnh Nhương (1996), Những khả năng tăng tích lũy và lợi nhuận trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

34. Dương Cao Thái Nguyên (2005), Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

35. David P. Lindahl and William B. Beyers (1999), ‘The Creation of Competitive Advantage by Producer Service Establishments’, Economic Geography, số 75, tập 1, tr. 1-20.

cập ngày 02 tháng 08 năm 2016 từ

https://www.marxists.org/reference/subject/economics/ricardo/tax/

37. Depperu Donatella and Cerrato Daniele (2005), Analyzing international competitiveness at the firm level: concepts and measures, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2018, từ https://dipartimenti.unicatt.it/dises-wp_azzurra_05_32.pdf

38. Dong-Sung Cho and Hwy-Chang Moon (2013), From Adadm Smith to Michael Porter: Evolution of Competitiveness theory, World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd., Singapore.

39. Durand M., Madaschi C. and Terribile F. (1998), Trends in OECD countries’ international competitiveness: The influence of emerging market economies, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018, từ

http://www.oecd.org/economy/outlook/1864948.pdf.

40. Eller Rogeria De Arantes Gomes and Moreir Michelle (2014), ‘The main cost-related factors in airlines management’, Journal of Transport Literature, số 8(1), tr. 8-23.

41. Encaoua David (1991), ‘Liberalizing European airlines: cost and factor productivity evidence’, International Journal of Industrial Organization, số 9(1), tr. 109-124.

42. European Commission (1994), Competitiveness Advisory Group, Enhancing European Competitiveness, 2nd Report to The President of The Commission, OOPEC, Luxembourg.

43. European Commission (2004), European Competitiveness Report 2004, European Commission, Luxembourg.

44. Fageda Xavier, Jiménez Juan Luis and Perdiguero Jordi (2011), ‘Price rivalry in airline markets: a study of a successful strategy of a network carrier against a low-cost carrier,’ Journal of Transport Geography, số 19(4), tr. 658-669.

45. Fagerberg J (1988), ‘International competitiveness’, The Economic Journal, số 98, tr. 355-374.

46. Fajnzylber F (1988), ‘International competitiveness: Agreed goal, hard task’, CEPAL Review, số 36, tr. 7-23

47. Feurer Rainer and Chaharbaghi Kazem (1994), ‘Defining

competitiveness: a holistic approach’, Manage Decision, số 32(2), tr. 49-58.

48. Findrik Mỏria and Szilỏrd Imre (2000), Nemzetkửzi versenykộpessộg, képességek versenye (International Competitiveness, Competition of Capabilities).

Kossuth Konyvkiado, Budapest.

49. Forsyth Peter and Dwyer Larry (2010), ‘Exchange rate changes and the cost competitiveness of international airlines: the aviation trade weighted index’, Research in Transportation Economics, số 26(1), tr. 12-17.

50. Franziska Blunck (2006), What is Competitiveness?, truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017, từ https://vi.scribd.com/document/51537839/what-is-

competitive.

51. Gabriel de La Landelle (1863), Aviation ou Navigation aérienne sans ballons, Paris, Edouard Dentu.

52. German Aerospace Center DLR (2008). Topical Report: Airline Business Models, truy cập ngày 05 tháng 08 năm 2019 từ

http://ec.europa.eu/transport/modes/air/doc/abm_report_2008.pdf

53. Good David Henning and Rhodes Eduardo L. (1991), ‘Productive efficiency, technological change and the competitiveness of US airlines in the Pacific Rim’, Journal of the Transportation Research Forum, số 31(2), tr. 347-358.

54. Gordon, J., & Sohal, A. (2001), ‘Assessing manufacturing plant competitiveness: An empirical field study’, International Journal of Operations and Production Management, Vol. 21, pp. 1/2, pp. 233-253.

55. Grant Robert M. (2016), Contemporary Strategy Analysis and Cases:

Text and Cases 9th Edition, John Wiley & Sons Ltd, Spain.

56. Hannigan T.J., Hamilton Robert and Mudambi Ram (2015),

‘Competition and competitiveness in the US airline industry’, Competitiveness Review, số 25(2), tr. 134-155.

57. Collins Publishers (2017), Collins English Dictionary, truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017, từ

https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/competitive

58. Harro Ranter (2020), Aviation Safety Network Releases 2019 Airliner Accident Statistics, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020, https://news.aviation- safety.net/2020/01/01/aviation-safety-network-releases-2019-airliner-accident- statistics/.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng việt nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách (Trang 163 - 227)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(220 trang)
w