CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
3.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam
3.3.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam
Toàn ngành HKDDVN tính đến nửa đầu năm 2020 có 5 hãng hàng không đang hoạt động bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và VASCO. Trong đó, tổng thị phần nội địa của Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) và Vietjet Air ước đạt 94,6%, gần như bao trùm toàn bộ thị phần hàng không Việt Nam. Bamboo Airways mới tham gia vào thị trường HKDDVN từ đầu năm 2019, chiếm 5,4% thị phần. Đối với thị trường quốc tế, các hãng hàng không trong nước đang cạnh tranh cùng với khoảng 70 hãng hàng không nước ngoài đến từ 24 quốc gia và đang nắm khoảng 57,8% thị phần, trong đó Vietnam Airlines Group chiếm 23,9% và Vietjet Air nắm 18,3%. Vì thế, tác giả lựa chọn kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines Group và Vietjet Air làm đại diện cho kết quả kinh doanh của toàn ngành HKDDVN.
3.3.1.1. Nhóm các tiêu chí phản ánh nguồn lực a. Số lượng tàu bay
Ngành HKDDVN đến năm 2020 có tổng cộng 207 tàu bay hoạt động trong lĩnh vực VCHK. Với đội máy bay này, ngành hàng không dân dụng Việt Nam thực sự có tiếng nói, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường, trên bản đồ hàng không quốc tế, và từ
đó, vị thế của ngành đã được nâng cao đáng kể. Ngành HKDDVN đóng vai trò tích cực trong các hiệp hội, công ước, các vấn đề đầu tư, tài chính, sản xuất công nghiệp hàng không, phân chia thị trường,… Thực tế cho thấy những quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển đều sở hữu đội bay lớn và hùng mạnh, chẳng hạn Singapore với dân số 5,7 triệu người đã phát triển có 2 sân bay (một trong số đó là sân bay Changi được đánh giá là sân bay tốt nhất thế giới) với 10 hãng bay và đội bay lên tới hơn 195 chiếc;
Thái Lan với dân số trên 69 triệu người có 44 sân bay và hơn 281 máy bay; Malaysia với dân số trên 30 triệu người có 59 sân bay và hơn 282 máy bay;… Việt Nam với hơn 96 triệu dân có 24 sân bay và 207 tàu bay.
Xét theo khu vực Đông Nam Á, ngành hàng không dân dụng Việt Nam có thể
nói là có một đội bay khá hùng mạnh, tuy nhiên khi so với các hãng hàng không đứng đầu thế giới thì lượng máy bay vẫn còn rất khiêm tốn.
Hình 3.3. Số lượng máy bay của một số hãng hàng không trên thế giới
Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các hãng và tính toán của tác giả Số lượng tàu bay có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng bao phủ thị trường cũng như khả năng sinh lời của ngành hàng không. Đồng thời, số lượng tàu bay cũng có quan hệ mật thiết với các chỉ số đã nêu ở trên.
Số lượng tàu bay có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng điểm đến của các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung. Một điều có thể nhận thấy rõ đó
Số lượng tàu bay có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng khách luân chuyển (RPKs).
Khi số lượng tàu bay tăng lên cũng đồng nghĩa với số chỗ đưa vào khai thác tăng và số chặng bay cũng tăng, từ đó tạo ra tăng trưởng về số lượng khách vận chuyển có doanh thu và tổng chiều dài các chặng bay.
Số lượng ghế luân chuyển (ASKs) cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ số lượng tàu bay bởi tăng số lượng tàu bay là tăng số ghế mở bán và tăng số chặng bay.
b. Số lượng điểm đến
Số lượng điểm đến là chỉ tiêu đo lường số lượng các điểm thành phố/sân bay mà ngành HKDD đáp ứng tới hành khách. Tiêu chí này phản ánh độ bao phủ của ngành tới thị trường nội địa và quốc tế.
Ngành HKDDVN hiện đang khai thác hơn 203 đường bay với 111 điểm đến tại 21quốc gia, trong đó có 22 điểm đến trong nước và 89 điểm đến tại 20 quốc gia trên thế giới. Số lượng điểm đến này không phải là ít, tuy nhiên khi so sánh với một số hãng hàng không tại một số quốc gia hàng đầu thế giới thì số lượng điểm đến này còn khá khiêm tốn. Tác giả tổng hợp 10 hãng hàng không có số lượng điểm đến nhiều nhất trên thế giới trong bảng 3.3. dưới đây để so sánh với ngành HKDDVN. Theo bảng này, trong số 10 hãng hàng không có số lượng điểm đến nhiều nhất thế giới thì Mỹ chiếm
3 vị trí đầu tiên, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Anh, Ireland, Đức và Canada.
Bảng 3.3. Số lượng điểm đến theo hãng hàng không
STT Hãng hàng không
1 American Airlines (Mỹ)
2 United Airlines (Mỹ)
3 Delta Airlines (Mỹ)
4 Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ)
5 China Eastern Airlines (Trung Quốc)
6 China Southern Airlines (Trung Quốc)
7 British Airways (Anh)
9 Lufthansa (Đức) 10 Air Canada (Canada)
Ngành HKDDVN
Nguồn: Mark Stachiew (2020).
3.3.1.2. Nhóm các tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh a. Số lượng ghế luân chuyển (ASKs)
- Chỉ số ASK của toàn ngành hàng không dân dụng Việt Nam
Trong thời gian qua, với sự gia tăng không ngừng của đội tàu bay, điểm đến và đường bay, số lượng ghế luân chuyển cũng theo đó tăng lên với mức tăng trưởng ấn tượng. Chỉ số này chính là khả năng cung ứng chỗ của ngành HKDDVN. Chỉ số càng lớn chứng tỏ ngành HKDDVN đang đem đến cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn với chất lượng và hành trình đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp, ngành nghề trong dân. Chỉ số ASK tăng nhanh trong các năm qua, từ mức 50.198 triệu ghế/km năm 2015, đến 2019 toàn ngành đã cung ứng được 96.794 triệu ghế/km, mức tăng trưởng gần 200%.
Triệu ghế/km 100,000
96,794
90,000 82,733 80,000
71,379 70,000
60,000
61,303 50,199
50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0
2015 2016 2017 2018 2019
Hình 3.4. Số lượng ghế luân chuyển ngành hàng không dân dụng Việt Nam Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Airlines và Vietjet Air và tính toán của tác giả
- Chỉ số ASK của các doanh nghiệp trong ngành
Chỉ số ASK của từng doanh nghiệp nói riêng trong ngành HKDDVN cũng có những sự tăng trưởng tốt.
Vietnam Airlines Groups vẫn là nhóm các hãng hàng không lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, khi mà Vietjet Air mới gia nhập thị trường và chưa chiếm được thì phần thì Vietnam Airlines Group khai thác hơn 31.648 triệu ghế/km, chiếm tỉ trọng 90%
tổng ngành. Tuy nhiên, cùng với thời gian, Vietjet Air khẳng định được thế mạnh của mình ở phân khúc hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier - LCC) và được người dùng đón nhận thì tỷ trọng của Vietnam Airlines đối với số lượng ghế vận chuyển có thay đổi.
Tính đến năm 2019, Vietnam Airlines Group khai thác 52.800 triệu ghế/km, mức tăng trưởng tuyệt đối là gần 22 triệu ghế/km và tương đương 167% so với năm 2013. Vietjet Air cũng có tăng trưởng ấn tượng về chỉ số ASK khi đạt khoảng 44 triệu ghế/km, tăng khoảng 40 triệu ghế/km và tương đương 1.282% so với năm 2013.
ghế/kmTriệu
Hình 3.5. Số lượng ghế luân chuyển của các doanh nghiệp HKDD Việt Nam Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Airlines và Vietjet Air và tính toán của tác giả
- Chỉ số ASK của một số hãng hàng không nước ngoài
Số lượng ghế luân chuyển của ngành HKDDVN so với các hãng hàng không khác còn khiêm tốn. Mặc dù tương đương với một số hãng trong khu vực như Korean Air (Hàn Quốc) hay Thai Airways (Thái Lan), song còn thấp hơn các hãng lớn khác.
Hãng hàng không Emirate với gần 390 tỷ ghế luân chuyển hiện đang là hãng hàng không dẫn đầu về chỉ số này trên thế giới, gấp khoảng 4 lần ngành HKDDVN.
ghế/km
450,000390,775 400,000 350,000 300,000 250,000
Triệu 200,000
150,00096,794 100,000
50,000 0
Hình 3.6. Số lượng ghế luân chuyển của các hãng hàng không nước ngoài Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các hãng và tính toán của tác giả
b. Số lượng khách luân chuyển (RPKs)
Số lượng khách luân chuyển (Revenue passenger kilometers - RPKs) là chỉ số đo lường dung lượng khách vận chuyển của một hãng hàng không.
- Chỉ số RPK của toàn ngành hàng không dân dụng Việt Nam
Số liệu thống kê tại hình 3.7 cho thấy, từ năm 2015 tới nay, số lượng máy bay, chuyến bay, và điểm đến không ngừng tăng đã tạo cơ hội cho người dân được sử dụng dịch vụ và được di chuyển thường xuyên hơn và đến nhiều điểm đến hơn bằng đường hàng không. Số lượng khách luân chuyển tăng trưởng trung bình 18%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, cụ thể năm 2015 là 37.913 triệu khách/km, năm 2016 là 47.301 triệu khách/km, và năm 2017 là 51.832 triệu khách/km.
Đơn vị: triệu khách/km
93,000
81,078 83,000
69,620 73,000
59,785 63,000
53,000 50,751
41,290 43,000
33,000 23,000 13,000
Hình 3.7. Số lượng khách luân chuyển ngành HKDDVN
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Airlines và Vietjet Air và tính toán của tác giả
- Chỉ số RPK của các doanh nghiệp trong ngành
Đối với các doanh nghiệp, chỉ số khách luân chuyển đem lại cái nhìn toàn cảnh về lượng cầu đối với sản phẩm của từng doanh nghiệp. Với lượng cung dồi dào đến từ đội bay không ngừng gia tăng, đến từ các tuyến đường không ngừng được mở và đến từ những điểm đến không ngừng được bổ sung vào bản đồ hàng không Việt Nam, khách hàng của ngành HKDD ngày càng có nhiều lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của mình.
Số lượng khách luân chuyển của Vietnam Airlines Group không ngừng gia tăng
từ năm 2012 đến nay với mức tăng trưởng trung bình 8%/năm. Hãng hàng không Vietjet Air mặc dù mới gia nhập vào ngành HKDDVN từ năm 2011 song cũng có những bước tiến ổn định với mức tăng trưởng trung bình 41%/năm.
khách/kmTriệu
Hình 3.8. Số lượng khách luân chuyển ngành hàng không dân dụng Việt Nam Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Airlines và Vietjet Air và tính toán của tác giả
- Chỉ số RPK của các hãng hàng không nước ngoài
Số lượng khách luân chuyển của ngành HKDDVN so với các hãng hàng không khác còn khiêm tốn. Mặc dù cao hơn một chút so với Korean Air (Hàn Quốc) song vẫn chưa thể so sánh được với các hãng hàng không khác trong khu vực như All Nippon Airways (Nhật Bản), Cathay Pacific (Hồng Kông), Singapore Airlines (Singapore).
khách/km
350,000299,967 300,000 250,000 200,000
Triệu 150,000
100,000 81,078 50,000
0
Hình 3.9. Số lượng khách luân chuyển của một số hãng hàng không nước ngoài Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các hãng và tính toán của tác giả
c. Năng suất lao động
- Năng suất lao động của toàn ngành
Năng suất lao động của ngành HKDDVN sẽ được tính theo tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của ngành trên tổng số lao động đang làm việc của ngành. Dựa trên các số liệu thống kê, năng suất lao động của ngành HKDDVN thời gian qua đạt cao và liên tục tăng từ năm 2012 đến 2019 với chi tiết lần lượt như sau: 3,26 - 3,32 - 3,46 - 3,76 - 4,05 - 5,27 - 6,00 - 5,82 tỷ đồng/người/năm. Sở dĩ năng suất lao động năm 2019 giảm so với năm 2018 bởi năm 2019 có sự tham gia của Bamboo Airways vào thị trường hàng không nội địa, tuy nhiên do chưa có dữ liệu báo cáo tài chính nên tác giả không tổng hợp được, từ đó dẫn đến thiếu hụt một lượng doanh thu lớn, làm giảm năng suất lao động của ngành.
6
Tỷ
6 5 5
4
4 3
Hình 3.10. Năng suất lao động ngành hàng không dân dụng Việt Nam Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Airlines và Vietjet Air và tính toán của tác giả
- Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành
Từ năm 2012 đến năm 2019, bình quân năng suất lao động của Vietnam Airlines Group trên doanh thu ước đạt gần 4,5 tỷ đồng/người/năm, tăng 4,4% so với năm 2018.
Trong khi đó, bình quân năng suất lao động của Vietjet Air trên doanh thu ước đạt 8,8 tỷ đồng/người/năm, tăng 18,3% so với năm 2017. Tuy nhiên, khi so sánh giữa tăng trưởng về số lượng lao động trong tương quan với năng suất lao động thì Vietnam Airlines chỉ tăng 2,2% số lao động nhưng vẫn đạt được 13,9% tăng trưởng về năng suất lao động, trong khi Vietjet Air tăng 26,4% số lao động nhưng cũng chỉ đạt được 18,3% tăng trưởng về năng suất lao động. Điều nay phản ánh 2 vấn đề đối với năng suất lao động của ngành HKDDVN: (1) năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành không đồng đều, dẫn tới năng suất lao động của toàn ngành bị ảnh hưởng và (2) vấn đề nâng cao năng suất lao động của từng doanh nghiệp trong ngành là rất quan trọng và cấp thiết để duy trì và nâng cao NLCT tổng thể cho toàn ngành HKDDVN.
- Năng suất lao động của một số hãng hàng không nước ngoài
Mặc dù ngành HKDDVN đã đạt được những bước tiến lớn trong thời gian qua, song với vị thế là một ngành trẻ và mới phát triển, việc bắt kịp các hãng hàng không lớn của các quốc gia khác sẽ cần thêm thời gian và công sức. Cụ thể, khi so sánh với các hãng hàng không đang cạnh tranh chính với ngành HKDDVN nói chung thì NSLĐ của toàn ngành đạt 254.806 USD/người, chỉ cao hơn Qatar, Aeroflot và China Southern
Airlines một chút, trong khi hãng hàng không có NSLĐ cao nhất là Korean Air đạt 536.813 USD/người, gấp hơn 2 lần NSLĐ của toàn ngành HKDDVN.
Đơn vị: USD/người
600,000563,813 500,000 400,000 300,000254,805 200,000 100,000 0
Hình 3.11. Năng suất lao động của một số hãng hàng không nước ngoài
Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các hãng và tính toán của tác giả d. Tỷ lệ lấp đầy hành khách (Load factor - LF)
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh ngành hàng không thế giới tháng 6 năm 2020 của IATA (IATA, 2020), tỷ lệ lấp đầy hành khách của ngành hàng không thế giới không ngừng tăng từ năm 2005 tới nay và đạt 82,5% trong năm 2019. Quá trình tăng trưởng tỷ lệ lấp đầy hành khách được hiển thị trong hình 3.12 dưới đây.
83%
82%
81%
80%
79%
78%
77%
76%
75.2%
75%
2005
Nguồn: Joseph Vito DeLuca (2019)
Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy hành khách của ngành HKDDVN là 83,8%, cao hơn mức trung bình của thế giới và của nhiều hãng hàng không lớn khác.
90%87.4%
85%
83.8%
80%
75%
70%65.9%
65%
60%
Hình 3.13. Tỷ lệ lấp đầy chỗ hành khách của một số hãng hàng không
Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các hãng và tính toán của tác giả Tỷ lệ lấp đầy hành khách là một chỉ số quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành hàng không dân dụng. Nói một cách đơn giản, ngành hàng không dân dụng nói chung và các hãng hàng không dân dụng nói riêng luôn cố gắng tối ưu hóa sản lượng của mình bằng cách lấp đầy càng nhiều chỗ trên chuyến bay càng tốt.
Mỗi một chỗ trống trên máy bay đều là sự mất mát của hãng hàng không và ngành hàng không về mặt doanh thu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lấp đầy hành khách còn đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm, xác định tần suất bay và lượng tải cần thiết của đường bay.
e. Hệ số an toàn bay
Như tác giả đã nêu tại chương 2, hệ số an toàn bay luôn được đặt mức ưu tiên cao nhất trong hoạt động bay của các hãng hàng không nói riêng và các nhà quản lý hàng không nói chung. Mỗi ngày có hơn 100.000 chuyến bay cất và hạ cánh trên thế giới và chỉ cần 1 trong số đó có vấn đề thì sẽ dẫn tới tổn thất nặng nề về cả tính mạng con người và tải sản. Theo báo cáo mới nhất của Aviation Safety Network thì ngành hàng không dân dụng thế giới trong năm 2019 phải hứng chịu tổng cộng 23 vụ tai nạn, trong đó tai nạn liên quan đến hàng không dân dụng là 20 vụ và làm chết 283 người.
Với kết quả đó, năm 2019 đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng các năm an toàn của ngành hàng không dân dụng thế giới về số vụ tai nạn và đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng các năm có ít người thiệt mạng vì hàng không nhất từ trước tới nay.
70 60 50
40 30 20
10 0
1946 1948 1950 1952 1954 1956
Hình 3.14. Tổng hợp số vụ tai nạn và thương vọng hàng không dân dụng
Nguồn: Harro Ranter (2020) Ngoài việc đánh giá an toàn bay dựa vào kết quả khai thác đơn thuần như số vụ tai nạn và số người thiệt mạng thì hiện nay thế giới có một phương thức khác, đánh giá mức độ an toàn bay dựa vào cả nội tại của hãng hàng không lẫn kết quả khai thác.
Phương pháp đó được cụ thể hóa thông qua trang web Airlinesratings.com. Căn cứ theo trang web này, 20 hãng hàng không có hệ số an toàn bay cao nhất thế giới trong năm 2020 lần lượt là các hãng sau: Qantas, Air New Zealand, EVA Air, Etihad, Qatar Airways, Singapore Airlines, Emirates, Alaska Airlines, Cathay Pacific Airways, Virgin Australia, Hawaiian Airlines, Virgin Atlantic Airlines, TAP Portugal, SAS, Royal Jordanian, Swiss, Finnair, Lufthansa, Aer Lingus, và KLM (Christine Forbes Smith, 2020). Ngành hàng không dân dụng Việt Nam có 4 hãng hàng không được đánh giá về mức độ an toàn bay, trong đó Vietnam Airlines, Vietjet Air và Pacific Airlines đều được đánh giá mức an toàn cao nhất 7/7 điểm, trong khi Bamboo Airways chỉ được 4/7 điểm.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến ngành HKDDVN nói chung và các hãng hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng chưa được đánh giá là có hệ số an toàn bay cao nhất thế giới bởi còn thiếu 1 trong 8 tiêu chí của ICAO Country Audit. Trong thời gian tới, ngành HKDDVN cần củng cố nốt điểm thiếu sót này để hoàn thiện các yếu tố đầu vào an toàn bay. Theo đánh giá của chuyên gia, ngành HKDDVN đã có hơn 25 năm an toàn tuyệt đối, không nhiều quốc gia có chỉ số tốt như chúng ta. Tác giả tổng hợp hệ số an toàn bay của một số hãng hàng không trên thế giới hiện đang có cạnh tranh với các hãng hàng không của ngành HKDDVN trong hình 3.15 dưới đây: