Khái niệm giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 48 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

1.3. Hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.3.1. Khái niệm giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Về khái niệm GD STEAM, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có ba hướng chính:

Hướng nghiên cứu thứ nhất, theo cách hiểu truyền thống, GD STEAM được viết là GD S-T-E-A-M, đại diện cho các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học một cách đơn lẻ [74]. Tổ chức hoạt động học tập thuộc lĩnh vực STEAM thì có nghĩa là GD STEAM [86, 11-12]. Mỗi tổ chức, trường học có thể hiểu, phát triển chương trình GD STEAM theo một cách riêng biệt.

Hướng nghiên cứu thứ hai, coi GD STEAM là quá trình giáo dục tích hợp từ ít nhất hai trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật toán học trở lên giúp người học áp dụng các kiến thức của các lĩnh vực vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể [195]. Các hoạt động dạy và học được diễn ra khi các lĩnh vực được tích hợp có mục đích. Khi lập kế hoạch cho chương trình giảng dạy tích hợp, một lĩnh vực có thể là trọng tâm cơ bản nổi bật hơn hẳn so với những yếu tố khác hoặc tất cả có thể được lập kế hoạch để được xuất hiện ngang bằng nhau trong chương trình [74] [83].

Hướng nghiên cứu thứ ba , coi GD STEAM là quá trình giáo dục tích hợp xuyên môn của cả 5 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học [196] nhấn mạnh một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, GV không còn tập trung vào một môn học cụ thể mà tập trung vào một vấn đề thực tiễn, ở đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế. Các lĩnh vực S, T, E, A, M hợp nhất hoàn toàn mà không có ranh giới, các bài học bắt nguồn từ các vấn đề hoặc câu hỏi thực tiễn. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là nhóm các nhà nghiên cứu Quygley, Herro và Jamil, tiếp cận GD STEAM theo nội dung giảng dạy, họ cho rằng tất cả các nội dung giảng dạy và bối cảnh học tập đều quan trọng; để có thể thực hành giảng dạy STEAM hiệu quả, việc GV xác định rõ ràng các thành tố trong STEAM là điều quan trọng [129]. Theo cách hiểu này GD STEAM đào tạo ra những con người vừa giỏi về nhận thức và vừa có khả năng sáng tạo [14], phá vỡ ranh giới của các lĩnh vực riêng lẻ, ủng hộ các phương pháp học tập dựa trên dự án và nhấn mạnh vào trải nghiệm thực tế [197].

Bên cạnh đó, thay vì đưa ra một định nghĩa rõ ràng về GD STEAM, các nghiên cứu Rodger W. Bybee, Martín-Páez et al, Kim & Park, Perignat & Katz-Buonincontro lại nhắc đến bối cảnh thực tiễn trong quá trình học tập, sự giao thoa, lồng ghép, tương tác của các lĩnh vực cũng như giá trị cốt lõi của GD STEAM mang lại để nêu nên nội hàm của GD STEAM [83], [198]–[200].

Tại Việt Nam, theo Trần Trung Tính và cộng sự (2017), khi nghiên cứu về mô hình GD STEAM với bối cảnh giáo dục phổ thông ở Việt Nam, cho rằng, GD STEAM là quá trình học mà ở đó học sinh được thử nghiệm nhiều ý tưởng, được

lắng nghe những ý kiến khác nhau và là nơi tạo ra cơ sở tri thức phù hợp với thực tiễn [201]. Chương trình GD phổ thông tổng thể năm 2018 đưa ra khái niệm: GD STEM là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể [202].

Luận án coi GD STEAM là quá trình giáo dục tích hợp hai hay nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học nhằm giúp người học giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện cụ thể thông qua những trải nghiệm chủ động.

1.3.1.2. Khái niệm GD STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Ở cấp học mầm non, các nghiên cứu [78], [81] định nghĩa GD STEAM được coi là một mô hình kiến tạo văn hóa, xã hội điển hình, nhằm cung cấp cho trẻ những tình huống học tập gắn liền với thực tiễn, cho phép trẻ tích cực xây dựng kiến thức và có được kĩ năng th

ông qua thăm dò, khám phá, hợp tác, GQVĐ. Nhóm tác giả Văn Thị Minh Tư, Chu Thị Hồng Nhung nhìn nhận GD STEAM như một cách tiếp cận liên môn nhằm phát triển năng lực người học hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội [203]. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Biên cùng cộng sự, 2023, đưa ra khái niệm “GD STEAM là quá trình GD có sự tích hợp kiến thức, kĩ năng của hai hay nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học, nghệ thuật một cách hài hoà theo một dự án/chủ đề chung gắn với thực tiễn, phù hợp với nhận thức, nhu cầu, hứng thú của trẻ và hướng đến phát triển những năng lực cần thiết cho cuộc sống thực của trẻ”.

Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án này đưa ra khái niệm GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi như sau:

GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi là quá trình giáo dục tích hợp hai hay nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học nhằm giúp trẻ MG 5 - 6 tuổi giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện cụ thể thông qua những trải nghiệm chủ động của trẻ.

Có thể hiểu nội hàm khái niệm như sau:

GD STEAM cho trẻ 5 - 6 tuổi quá trình giáo dục tích hợp ít nhất hai trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học cho trẻ.

Mục tiêu của GD STEAM cho trẻ 5 - 6 tuổi là giúp trẻ giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quá trình trẻ tham gia hoạt động.

Trong GD STEAM, trẻ được trải nghiệm chủ động GQVĐ. Để trẻ giải quyết được vấn đề cần phải đáp ứng điều kiện cụ thể về khoa học, kĩ thuật, công nghệ,…

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w