Thực trạng hiểu biết của giáo viên mầm non về hoạt động giáo dục STEAM, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 82 - 87)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

2.3. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng hiểu biết của giáo viên mầm non về hoạt động giáo dục STEAM, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.3.1.1. Thực trạng hiểu biết của GVMN về các thành tố, đặc trưng và nội dung hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Qua điều tra bằng bảng hỏi, trò chuyện với GVMN về các thành tố trong hoạt động GD STEAM, luận án thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Hiểu biết của GVMN về các thành tố S, T, E, A, M trong GD STEAM

Các thành tố S, T, E, A, M trong GD STEAM

Nội thành (n=256)

Ngoại thành (n=323)

Chung (n=579) n

(%)

n (%)

n (%) 1 Science, Teach, Engineering, Art, Math (khoa

học, dạy học, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học)

15 (5,9)

21 (6,5)

36 (6,2) 2 Science, Teach, Experiment, Art, Math (khoa

học, dạy học, trải nghiệm, nghệ thuật, toán học)

15 (5,9)

29 (9,0)

44 (7,6) 3

Science, Technology, Engineering, Art, Math (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học)

170 (66,4)

221 (68,4)

391 (67,5)

4

Science, Technology, Experiment, Art, Math (khoa học, công nghệ, trải nghiệm, nghệ thuật, toán học)

56 (21,9)

52 (16,1)

108 (18,7)

Dữ liệu bảng 2.5, chỉ ra rằng 67,5% GVMN đã có hiểu biết đúng về các thành tố S, T, E, A, M trong GD STEAM, tuy nhiên vẫn còn 32,5% GV chưa hiểu đúng về các thành tố trong STEAM, trong đó 18,2% nhầm lẫn thành tố E (Engineering) - kĩ thuật được hiểu thành trải nghiệm. Phỏng vấn sâu 10 GV cho rằng thành tố E thể hiện là trải nghiệm và 03 cán bộ quản lý tại trường mầm non, luận án nhận được lý do chính: “Em không biết tiếng Anh nên chọn theo ý hiểu” Cô NTKN, NHT trường MN ĐNA; NTH MN TLB, lý do này cũng được 02 cán bộ quản lý đưa ra “GV của chị không giỏi tiếng Anh”. Trong khi đó có 7/10 cô nói rằng “Khi nhắc đến STEAM thì em hiểu là phải cho trẻ trải nghiệm nên em chọn trải nghiệm”, trong khi đó cô NTT Hiệu trưởng MN ĐNA cho rằng do “GV chưa hiểu rõ được bản chất và chưa được tập huấn bài bản do đó sẽ có sự nhầm lẫn trong lựa chọn”. Kết quả này trùng với các nghiên cứu trước đó về nhận thức của GVMN về các thành tố trong STEAM của các nhóm tác giả Nguyễn Tố Khuyên [240], Trần Viết Nhi và cộng sự (2020) [9].

2.3.1.2. Hiểu biết của GVMN về đặc trưng, mục đích, nội dung hoạt động GD STEAM Để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ trong hoạt động GD STEAM, ngoài việc hiểu biết về các thành tố trong STEAM, GVMN cần phải có những hiểu biết cần thiết về đặc trưng, mục đích, nội dung của hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.

Qua điều tra bằng bảng hỏi, trò chuyện với GVMN về đặc trưng, mục tiêu, nội dung của hoạt động GD STEAM, luận án thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Hiểu biết của GVMN về đặc trưng hoạt động GD STEAM

Đặc trưng hoạt động GD STEAM

Nội thành (n=256)

Ngoại thành (n=323)

Chung (n=579)

p

(SD)

(SD)

(SD)

1

Tập trung vào những tình huống và các vấn đề mang tính thực tiễn (Tính ứng dụng)

3,95 (0,801)

3,85 (0,857)

3,89

(0,833) 0,119

2 Thiết kế, tổ chức theo quy trình dạy học tích cực (5E, 6E, EDP)

3,94 (0,804)

3,89 (0,801)

3,91

(0,802) 0,439

3 Kết thúc mở 3,92

(0,846)

3,89 (0,880)

3,91

(0,864) 0,675

4 Chú trọng hoạt động nhóm và tính sáng tạo

4,06 (0,814)

4,03 (0,785)

4,05

(0,798) 0,672

5 Có tính tích hợp 3,22

(1,340)

3,04 (1,323)

3,12

(1,332) 0,104

6 Trẻ trải nghiệm chủ động 4,15

(0,763)

4,06 (0,794)

4,10

(0,781) 0,184 Bảng 2.6 cho thấy cho thấy, GV ở cả hai loại trường đều tập trung vào những tình huống và vấn đề thực tiễn (Tính ứng dụng) và thiết kế tổ chức theo quy trình dạy học tích cực (5E, 6E, EDP) với giá trị trung bình lần lượt là 3,89 và 3,91 và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm trường. Cả hai nhóm trường cũng đều chú trọng hoạt động nhóm và tính sáng tạo (4,05) và trẻ được trải nghiệm chủ động (4,10). Các đặc trưng 1, 2, 3, 4, 6 với điểm trung bình giáo viên đạt được đều ở mức hiểu biết tốt. Mặc dù vậy, ở đặc trưng 5 - tính tích hợp là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động GD STEAM, GV ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành lại đánh giá thấp, GV ở trường nội thành đánh giá tính tích hợp của GD STEAM thấp hơn so với GV ở trường ngoại thành với giá trị trung bình lần lượt là 3,22 và 3,04, điểm TBC (x̅ ) = 3,12 với độ lệch chuẩn (SD) = 1,332; (p=0,104), không có ý nghĩa thống kê. Giáo viên hiểu biết về đặc trưng này ở mức trung bình.

Bảng 2.7. Hiểu biết của GVMN về mục đích hoạt động GD STEAM

Mục đích hoạt động GD STEAM

Nội thành (n=256)

Ngoại thành (n=323)

Chung (n=579)

p

(SD)

(SD)

(SD)

1

Củng cố tri thức và kỹ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học cho trẻ

3,69 (0,842)

3,73 (0,792)

3,71

(0,814) 0,599 2 Phát triển các nhóm kỹ năng vận động,

nhận thức, xã hội, GQVĐ

3,85 (0,827)

3,85 (0,710)

3,85

(0,763) 0,922 3 Kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ 3,95

(0,859)

3,93 (0,721)

3,94

(0,785) 0,761

Qua bảng 2.7 cho thấy, GV ở hai nhóm trường công lập nội thành và công lập ngoại thành đều có hiểu biết tốt về các mục đích tương ứng về củng cố tri thức và kỹ năng, phát triển các nhóm kỹ năng và kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ với số điểm trung bình từ 3,69 đến 3,94 trên thang điểm 5, độ lệch chuẩn tương đối thấp, từ 0,710 đến 0,859. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm trường về các mục tiêu này.

Bảng 2.8. Hiểu biết của GVMN về nội dung hoạt động GD STEAM

Nội dung hoạt động GD STEAM

Nội thành (n=256)

Ngoại thành (n=323)

Chung (n=579)

p

(SD)

(SD)

(SD)

1

Nội dung khoa học trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi gắn với những nội dung hoạt động khám phá khoa học trong CTGDMN

3,22 (0,782)

3,32 (0,776)

3,27

(0,779) 0,137

2

Nội dung nghệ thuật trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi gắn với những nội dung hoạt động giáo dục thẩm mỹ CTGDMN

3,16 (0,780)

3,27 (0,778)

3,22

(0,780) 0,118

3

Nội dung toán học trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi gắn với những nội dung hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán trong CTGDMN

3,16 (0,783)

3,30

(0,755) 3,24

(0,770) 0,034

4

Nội dung công nghệ trong hoạt động GD STEAM gắn với những hoạt động sử dụng đồ dùng vật dụng trong CTGDMN

3,28 (0,835)

3,37 (0,746)

3,33

(0,787) 0,176

5

Nội dung kĩ thuật gắn với hoạt động tạo hình tạo ra sản phẩm trong CTGDMN

3,25 (0,807)

3,34 (0,777)

3,30

(0,791) 0,173

Qua bảng 2.8 cho thấy, GV ở cả hai nhóm trường đều đánh giá cao nội dung khám phá khoa học (3,27) và nội dung giáo dục thẩm mỹ (3,22) trong hoạt động

GD STEAM. Trong khi đó, GV nội thành đánh giá cao hơn về nội dung toán học (3,24) trong hoạt động GD STEAM so với GV ngoại thành (3,30) (p=0,034). GV ngoại thành đánh giá cao hơn về nội dung công nghệ (3,37) và kĩ thuật (3,34) trong hoạt động GD STEAM so với GV nội thành (3,28 và 3,25) nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm trường. Theo các tài liệu [88], [89], [204], hoạt động GD STEAM cho trẻ mầm non có hai hoạt động chiếm ưu thế là hoạt động GD STEAM tìm tòi khám phá và hoạt động GD STEAM thiết kế kĩ thuật. Như vậy, GV cần chú trọng hơn nội dung khám phá khoa học và hoạt động tạo hình tạo ra sản phẩm trong chương trình GDMN.

Từ bảng dữ liệu của các bảng 2.6, 2.7, 2.8 có thể kết luận rằng, hiểu biết về đặc trưng, mục đích của GVMN phần lớn đều ở mức tốt. Nhưng hiểu biết của GVMN về nội dung của hoạt động GD STEAM tại các trường công lập nội thành và công lập ngoại thành Hà Nội ở mức trung bình. Cần có những biện pháp giúp GV nâng mức hiểu biết của mình về các nội dung GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.

2.3.1.3. Tần suất các kĩ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM của GVMN Khi được hỏi về mức độ thường xuyên hướng đến những kĩ năng để phát triển trong hoạt động GD STEAM, luận án nhận được câu trả lời như sau

Bảng 2.9. Tần suất các kĩ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM của GVMN

Các kĩ năng hướng đến

Nội thành (n=256)

Ngoại thành (n=323)

Chung (n=579)

p Thứ

bậc (SD)

(SD)

(SD)

1 Kỹ năng làm việc nhóm 4,02

(0,816)

4 (0,722)

4,01 (0,765)

0,810 1 2 Kỹ năng phán đoán, suy luận 3,92

(0,778)

3,96 (0,71)

3,94 (0,741)

0,546 2

3 Kỹ năng tự phục vụ 3,94

(0,814)

3,92 (0,764)

3,93 (0,786)

0,786 3

4 Kỹ năng GQVĐ 3,82

(0,825)

3,88 (0,736)

3,85 (0,777)

0,371 4

5 Kỹ năng giao tiếp 3,86

(0,809)

3,8 (0,802)

3,83 (0,805)

0,394 5 Kết quả ở bảng này cho thấy, các kỹ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM được xếp hạng từ cao đến thấp như sau: Kỹ năng làm việc nhóm: Được xếp hạng ở vị trí thứ nhất với giá trị trung bình (x̅ ) là 4,01 (Kỹ năng này nhận được sự chú trọng cao nhất trong hoạt động GD STEAM của GVMN). Kỹ năng phán đoán, suy

luận: Xếp ở vị trí thứ hai với giá trị trung bình (x̅ ) là 3,94 (Đây là một kỹ năng quan trọng được GVMN tập trung phát triển trong hoạt động GD STEAM). Kỹ năng tự phục vụ: Xếp ở vị trí thứ ba với giá trị trung bình (x̅ ) là 3,93. Kỹ năng GQVĐ: Xếp ở vị trí thứ tư với giá trị trung bình (x̅ ) là 3,85. Kỹ năng giao tiếp: Xếp cuối cùng trong danh sách với giá trị trung bình (x̅ ) là 3,83.

Các sự khác biệt về tần suất giữa công lập nội thành và công lập ngoại thành không có ý nghĩa thống kê đáng kể (p > 0,05). Điều này cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt trong tần suất các kỹ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM của GVMN giữa hai loại trường này. Ta cũng có thể thấy rằng, KNGQVĐ không phải là kĩ năng GV ưu tiên phát triển trong hoạt động GD STEAM.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w