Cỡ mẫu, địa bàn, thời gian khảo sát

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 74 - 78)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

2.2.2. Cỡ mẫu, địa bàn, thời gian khảo sát

Luận án điều tra trên google biểu mẫu, trong số 1.182 GVMN tại Hà Nội tham gia trả lời, có 579 phiếu hợp lệ, sau khi làm sạch dữ liệu loại bỏ các phiếu trả lời với tiêu chí: không dạy trẻ MG 5 - 6 tuổi, chưa tổ chức hoạt động GD STEAM, trả lời thiếu dữ liệu. Trong đó có 256 GV công tác tại các trường mầm non công lập nội thành và 323 GVMN công tác tại các trường công lập ngoại thành Hà Nội. Các GV tham gia nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên cứu, sự đồng ý tham gia một cách tự nguyện và quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào nếu họ cảm thấy không thoải mái trong quá trình khảo sát. Quyền riêng tư và những thông tin cá nhân của GV được bảo mật. Thông tin cụ thể của đối tượng tham gia khảo sát là GV được thể hiện chi tiết trong bảng:

Bảng 2.1. Thông tin giáo viên tham gia nghiên cứu

Biến n % Biến n %

Thâm niên (năm)

0 – 5 năm 33 5,7

Trình độ chuyên

môn

Trung cấp 37 6,4

6 – 10 năm 185 31,4 Cao đẳng 85 14,7

11 – 15 năm 165 28,6 Đại học 445 76,9

Trên 15 năm 199 34,4 Sau Đại học 12 2,1

Loại hình trường

Công lập nội thành 256 44,2

Tuổi

20-30 105 18,1 Công lập ngoại

thành 323 55,8 31-40 301 52

Trên 40 173 29,9 Tình trạng

tập huấn về GDGD STEAM

Chưa được tập huấn, đã tổ chức hoạt động GD STEAM

cho trẻ Mẫu giáo 119 20,6

Đã tập huấn, đã tổ chức nhưng chưa tự tin 230 39,7

Đã tập huấn, đã tổ chức tự tin 230 39,7

Từ bảng dữ liệu, ta có thể nhận thấy mối liên hệ giữa thâm niên và trình độ chuyên môn, với số lượng người có thâm niên trên 15 năm có tỷ lệ cao hơn trong số những người có trình độ Đại học. Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng tình trạng tập huấn về GD STEAM đã được tổ chức cho một phần nhỏ các trường học và đang được triển khai dần dần, nhưng cần cải thiện sự tự tin cho GVMN trong việc triển khai hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi. Nghiên cứu [234] cho rằng nếu GV cảm thấy áp lực, thiếu tự tin, GV sẽ có xu hướng lảng tránh và dành ít thời gian cho hoạt động GD STEAM hơn các hoạt động khác, chính vì vậy cần có những lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực GD STEAM cho GVMN [9]. Qua trao đổi với các cô giáo hiệu trưởng tại quận BTL, cô TH hiệu trưởng MNĐNB, cô KQ - Hiệu trưởng MNPDA, cô MT – Hiệu trưởng MN Phú Minh, luận án thấy rằng, hầu hết các trường MN trên địa bàn BTL đã ít nhiều đưa giáo dục STEAM vào trong chương trình nhà trường, tuy nhiên đa số các giáo viên trong trường tiếp cận với STEAM qua mạng, Tik Tok, có một số cô tự túc đi học theo đơn lẻ mà không tham gia tập huấn tập trung và bài bản.

Luận án khảo sát 236 trẻ MG 5 - 6 tuổi tại 2 khu vực công lập nội thành (Bắc Từ Liêm) và công lập ngoại thành (Mỹ Đức). Thông tin cụ thể được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thông tin trẻ tham gia nghiên cứu Giới tính Nội thành Ngoại thành Tổng

n % n % n %

Trẻ trai 45 51,1 63 42,6 108 45,8 Trẻ gái 43 48,9 85 57,4 128 54,2

Tổng 88 100 148 100 236 100

Bảng thống kê số lượng trẻ tham gia khảo sát cho thấy sự phân bố và biến đổi giữa nội thành và ngoại thành. Tổng số trẻ tham gia là 236, trong đó 88 trẻ ở nội thành và 148 trẻ ở ngoại thành. Phần trăm trẻ trai và trẻ gái tham gia khảo sát cũng có sự khác biệt, với tỷ lệ tương ứng 51,1% và 48,9% trong nội thành, và tỷ lệ 42,6%

và 57,4% ở ngoại thành. Các số liệu này cung cấp thông tin cơ bản về tình trạng tham gia của trẻ trong hai khu vực.

2.2.3. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.2.3.1. Nội dung khảo sát

Thực trạng những hiểu biết của GVMN về KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM.

Thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non.

Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 2.2.3.2. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra qua Google biểu mẫu

Mục đích: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để điều tra thực trạng nhận thức, những biện pháp, yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM của GVMN.

Các bước tiến hành: Dựa trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu để thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến, theo thang đo Likert. Sử dụng phương pháp điều tra, với công cụ là bảng hỏi, nội dung chi tiết của bảng hỏi được trình bày trong phụ lục 1.1 và phụ lục 1.2.

Phương pháp quan sát

Các quan sát thực địa được ghi lại như một điểm dữ liệu thứ ba trong đó nhà nghiên cứu đóng vai trò là người quan sát tham gia. Quan sát của người tham gia là một phương pháp trong nghiên cứu hiện tượng học trong đó nhà nghiên cứu tham gia trực tiếp vào các hoạt động của môi trường quan sát. Những quan sát thực địa này bao gồm các hoạt động GD STEAM mà GVMN tổ chức tại trường mầm non và quan sát những biểu hiện KNGQVĐ ở trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động GD STEAM.

Mục đích: Thu thập thông tin thực trạng về việc chuẩn bị môi trường, phương tiện, cách thức của GV khi tổ chức hoạt động GD STEAM; xác định thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi.

Cách tiến hành: Dự giờ, quan sát, ghi chép, chụp hình môi trường GD, phương tiện GV sử dụng để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; ghi chép quá trình tương tác giữa GV và trẻ khi trẻ tham gia hoạt động GD STEAM; dự giờ, quan sát, ghi chép, những biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong quá trình trẻ tham gia hoạt động GD STEAM.

Phương pháp quan sát được thực hiện đồng thời với các phương pháp khác, có sự đối chiếu với kết quả của các phương pháp khác. Kết quả của phương pháp quan sát được ghi chép lại qua các phiếu quan sát

Thời gian quan sát 2 buổi/tuần kéo dài 4 tuần.

Phương pháp trò chuyện

Mục đích: Thu thập thêm thông tin làm rõ kết quả nghiên cứu từ các phương pháp nghiên cứu khác; những thông tin thu thập được từ trò chuyện là minh chứng cho các kết quả thu được từ các phương pháp khác.

Cách tiến hành: Tiến hành trao đổi với một số GV đang trực tiếp đứng lớp về những biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; trò chuyện trực tiếp với trẻ để thu thập thông tin, làm rõ thêm mức độ phát triển KNGQVĐ của trẻ đã đạt được.

Phương pháp chuyên gia

Luận án xin ý kiến từ 10 chuyên gia trong lĩnh vực STEAM (1), tâm lý học (3), giáo dục học mầm non (3), xây dựng chương trình GDMN Việt Nam (3) về công cụ đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM với 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: xin ý kiến về sự phù hợp nội dung của các tình huống có vấn đề trẻ MG 5 - 6 tuổi gặp phải trong hoạt động GD STEAM, gắn với cuộc sống, lấy các tình huống 80% các chuyên gia cho là phù hợp và hoàn toàn phù hợp; Giai đoạn 2: Xin ý kiến về sự phù hợp của câu từ, nội dung tình huống với hình ảnh minh hoạ vẽ trên phần mềm Canva Pro và thang đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi khi gặp phải tình huống có vấn đề trong hoạt động GD STEAM, gắn với cuộc sống.

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Thu thập kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm của GV về các hoạt động GD STEAM, từ đó đánh giá thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM.

Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: Phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

Các bước tiến hành:

+ Đánh giá thang đo: Phân tích Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo.

+ Sử dụng các công thức và phần mềm thống kê toán học IBM SPSS 26.0 để tính toán tính tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình (ĐTB/x̅ , sự khác biệt ĐTB, độ lệch chuẩn (SD), và phân tích tương quan Pearson, …) để xử lý số liệu thu được từ phiếu hỏi GVMN và từ bài tập tình huống đánh giá KNGQVĐ của trẻ 5 - 6 tuổi.

+ Bảng hỏi được thiết kế theo thang Likert 5. Điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 5, tương ứng với mức độ tăng dần từ Không đồng ý/Không bao giờ/Rất khó khăn đến rất đồng ý/Rất thường xuyên/Hoàn toàn không khó khăn.

Mức giá trị khoảng cách là 0,8 với thang Likert 5 ((Maximum – Minimum)/n) [10], [236]–[238]. Cụ thể giá trị khoảng cách cho từng mức độ theo thang đo như sau:

Bảng 2.3. Thang đo nhận thức của GVMN về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

Thang Giá trị trung bình cho các mức độ

1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w