Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục STEAM và kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 59 - 62)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

1.4. Quá trình giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6

1.4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục STEAM và kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.4.2.1. Mối quan hệ giữa GD STEAM và KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi được thể hiện ở mục tiêu, nội hàm, quy trình GD STEAM và KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Mục tiêu, nội hàm khái niệm GD STEAM, nội hàm các thành tố S, T, E, A, M và KNGQVĐ. GD STEAM có mục tiêu chính là khuyến khích trẻ lĩnh hội kiến thức

thông qua tích hợp kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau và áp dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tế. Điều này tạo ra cơ hội cho trẻ MG 5 - 6 tuổi phát triển KNGQVĐ cho trẻ từ những hoạt động học tập thú vị và thực tế. Các yếu tố S, T, E, A, M trong GD STEAM đóng góp vào quá trình GQVĐ của trẻ. Đặc biệt yếu tố khoa học và yếu tố kĩ thuật trong STEAM có liên quan mật thiết hơn cả đến sự phát triển KNGQVĐ của trẻ. Bởi, từ những kiến thức về khoa học liên quan đến các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ lĩnh hội được sẽ giúp trẻ liên kết các kiến thức để tư duy và GQVĐ thực tế [78]. Kỹ thuật là việc giải quyết một cách có hệ thống các vấn đề của con người bằng cách áp dụng khoa học, toán học, công nghệ và sáng tạo [30].

Sự tương đồng giữa quy trình thiết kế kĩ thuật, quy trình tìm tòi khám phá sử dụng trong hoạt động GD STEAM và KNGQVĐ

Các quy trình thiết kế kĩ thuật và tìm tòi khám phá sử dụng trong hoạt động giáo dục STEAM có sự tương đồng với quy trình GQVĐ giúp cho hoạt động GD STEAM thúc đẩy sự phát triển KNGQVĐ của trẻ 5 - 6 tuổi. Được thể hiện qua bảng 1.1. sau:

Bảng 1.1. Sự tương đồng giữa quy trình 5E, 6E, thiết kế kỹ thuật và quy trình GQVĐ

STT Quy trình 5E Quy trình 6E Quy trình thiết kế kĩ thuật (EDP)

Quy trình GQVĐ 1 Gắn kết

(nêu vấn đề)

Gắn kết

(nêu vấn đề) Hỏi xác định vấn đề Phát hiện vấn đề

2 Khảo

sát/khám phá

Khảo sát/

khám phá

Tưởng tượng, lựa chọn giải pháp tối ưu

Lựa chọn giải pháp

3 Giải thích Giải thích Lập kế hoạch Lập kế hoạch

4 Áp dụng cụ thể

Thiết kế/chế tạo +Mở

rộng/đào sâu Chế tạo sản phẩm Thực hiện

5 Đánh giá Đánh giá Cải tiến Đánh giá

Các bước GQVĐ và quy trình thiết kế kĩ thuật, quy trình tìm tòi khám phá 5E, 6E có những tương đồng, giúp cho hoạt động GD STEAM thúc đẩy được sự phát triển KNGQVĐ ở trẻ. Các quy trình 5E, 6E và thiết kế kỹ thuật (EDP) tập trung vào việc phát triển tư duy khoa học và kỹ thuật. Điều này giúp trẻ có nền tảng vững chắc để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Những quy trình này có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bước thực hiện theo tiến trình khám phá, giúp trẻ hiểu rõ vấn đề, phân tích thông tin, dữ liệu và đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm phát triển tư duy trực quan sơ đồ của trẻ MG 5 - 6 tuổi. Bước đánh giá giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó cải thiện khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai. Như vậy, việc lựa chọn các quy trình 5E,

6E, thiết kế kỹ thuật (EDP) vào việc giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM là phù hợp và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ 1.4.2.2. Mối quan hệ giữa đặc trưng của hoạt động GD STEAM với đặc điểm KNGQVĐ của trẻ 5 - 6 tuổi

Tính tích hợp của hoạt động GD STEAM khả năng phát hiện vấn đề của trẻ MG 5 - 6 tuổi: Hoạt động GD STEAM là hoạt động tích hợp nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Điều này giúp trẻ nhận diện và tìm hiểu về nhiều khía cạnh của một vấn đề. Trẻ MG 5 - 6 tuổi, nhờ vào khả năng phát triển nhanh chóng của tư duy và sự tò mò, có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề trong môi trường học tập tích hợp này.

Tính thực tiễn và trải nghiệm tích cực của hoạt động GD STEAM khả năng thể hiện mong muốn và đề xuất ý tưởng của trẻ MG 5 - 6 tuổi: Hoạt động GD STEAM tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm thực tế và tích cực thông qua các thí nghiệm và dự án sáng tạo. Trẻ MG 5 - 6 tuổi, với khả năng ngôn ngữ và tư duy phát triển, có thể tự tin thể hiện mong muốn và đề xuất ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc.

Thiết kế và tổ chức theo quy trình dạy học tích cực của hoạt động GD STEAMkhả năng tự tin và độc lập trong lập kế hoạch và thực hiện giải pháp của trẻ MG 5

- 6 tuổi: Hoạt động GD STEAM được thiết kế theo một quy trình cụ thể, khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện. Trẻ MG 5 - 6 tuổi, với sự phát triển của kỹ năng vận động, tư duy và khả năng tập trung cao độ, có thể tham gia GQVĐ một cách độc lập và tự tin trong quá trình này.

Tính sáng tạo của hoạt động GD STEAM và khả năng tự đánh giá và rút ra bài học của trẻ MG 5 - 6 tuổi: Hoạt động GD STEAM khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập. Trẻ MG 5 - 6 tuổi, qua sự phát triển của ý thức bản ngã và tính chủ định, có khả năng tự đánh giá kết quả công việc mình đã thực hiện và rút ra bài học từ đó. Sự sáng tạo của hoạt động GD STEAM và khả năng tự đánh giá này giúp trẻ phát triển KNGQVĐ một cách hiệu quả.

Độ tuổi MG lớn (5 - 6 tuổi), các chức năng tâm, sinh lí dần hoàn thiện, xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ, giúp trẻ lĩnh hội, nhận ra được các vấn đề và có các lập luật, suy đoán, đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề đơn giản dựa trên kinh nghiệm của mình cùng sự hỗ trợ từ phía người lớn một cách dễ dàng và tự nhiên [63], [222]. Trẻ MG 5 - 6 tuổi luôn có một động lực mạnh mẽ thôi thúc trẻ đặt câu hỏi, đi tìm tòi, khám phá một cách tự nhiên đối với các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ [72]. Cùng với đó, các kĩ năng vận động thô và vận động tinh cũng tốt hơn, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động [15] đòi hỏi sự khéo léo như thiết kế, chế tạo các sản phẩm. Các hoạt động GD STEAM với các yếu tố kích thích nội tại (hoạt động khoa

học, sử dụng công nghệ, thiết kế kỹ thuật, toán học và cái đẹp, sự sáng tạo) đáp ứng, thỏa mãn được đặc tính này của trẻ. Ở đó trẻ được tôn trọng, được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về kế hoạch và đưa ra những ý tưởng cho những thiết kế kỹ thuật đơn giản [208]. Hoạt động GD STEAM cải thiện tính sáng tạo, KNGQVĐ, tìm hiểu khoa học và tư duy phản biện, đồng thời thúc đẩy các quá trình nhận thức khác [223], [14], mang lại cho trẻ sự tự tin và giúp trẻ đưa ra quyết định đúng đắn khi đối mặt với những tình huống khó khăn sau này trong cuộc sống.

Trong hoạt động GD STEAM nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học, mỗi một hoạt động, bài học lại diễn ra trong tình huống, ngữ cảnh, nội dung khác nhau, chính vì vậy các tình huống có vấn đề nảy sinh cũng sẽ khác nhau. Sự phong phú, đa dạng này tạo ra những khác biệt so với vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có trước đó của trẻ, buộc trẻ phải suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết. Hoạt động GD STEAM là môi trường thuận lợi giúp GV có nhiều lựa chọn, sáng tạo trong việc sử dụng, tạo ra các tình huống liên quan đến các lĩnh vực khác nhau kích thích trẻ tìm hiểu, khám phá vấn đề, và thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm những cách thức trẻ lựa chọn, lập kế hoạch, thực hiện. Trong hoạt động GD STEAM thường sẽ có những sản phẩm cụ thể, nhờ đó thúc đẩy trẻ có thể tự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh phương án GQVĐ nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w