Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 79 - 82)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

2.2.5.1. Công cụ và thang đánh giá

Trong một cuộc phỏng vấn cá nhân, mỗi trẻ sẽ được xem 15 bức tranh về những tình huống có vấn đề xảy ra trong hoạt động GD STEAM với các tiêu chí xây dựng tình huống có vấn đề đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và trẻ phải huy động vốn hiểu biết của mình về các lĩnh vực trong STEAM. Các tình huống được chia làm 2 phần liên quan đến các vấn đề khoa học (7 tình huống: THK1, THK2, THK5, THK6, THK8, THK9, THK14) và các vấn đề liên quan đến việc phải sử dụng các nguyên liệu công nghệ/kĩ thuật để giải quyết vấn đề (8 tình huống: THV3, THV4,THV7, THV10, THV11, THV12, THV13, THV15) [52] được vẽ bằng phần mềm Canva Pro.

Bước 1. 15 bức tranh được trình bày theo cùng một thứ tự cho tất cả trẻ. Người phỏng vấn chỉ vào tranh và hỏi trẻ “con hãy nhìn thật kĩ bức tranh này và cho cô biết

con thấy điều gì trong bức tranh?”, dựa vào câu trả lời của trẻ, người đánh giá sẽ tích vào kỹ năng phát hiện vấn đề với 3 mức độ Likert tương ứng (yếu, trung bình, tốt).

Bước 2. Người đánh giá đọc một đoạn mô tả ngắn về bức tranh và sau đó đặt một loạt câu hỏi theo trình tự nhất định (phát hiện vấn đề, thể hiện mong muốn, đề xuất ý tưởng, mô tả cách thực hiện ý tưởng lựa chọn, thực hiện, tự đánh giá) với 4 tình huống trong 4 bức tranh đầu tiên và trình tự (phát hiện vấn đề, thể hiện mong muốn, đề xuất ý tưởng, mô tả cách thực hiện ý tưởng đã chọn) cho 11 bức tranh sau.

Nếu trẻ không trả lời được câu hỏi, câu hỏi sẽ được người phỏng vấn nhắc lại. Nếu trẻ đó vẫn không trả lời hoặc trả lời "Con không biết" sẽ được đánh giá, xem xét các tiêu chí cho điểm của các thang đo, điểm loại Likert đã được xác định [49] [59].

Các câu trả lời của trẻ được chấm theo thang điểm loại Likert ba điểm. Các mức độ cụ thể được thể hiện ở bảng 2.4. Các bức vẽ liên quan đến các tình huống khoa học và việc trẻ sử dụng công nghệ/kĩ thuật để giải quyết tình huống, các vấn đề xảy ra sẽ được đặt xen kẽ. Ngoài việc hỏi trẻ nghĩ nhân vật chính có thể làm gì để GQVĐ, trẻ còn được hỏi con sẽ làm gì nếu ở trong tình huống tương tự [239], [105]. Các bức vẽ được thể hiện rõ ở phụ lục 7. Hướng dẫn cách đo cụ thể ở phụ lục 8.

2.2.5.2. Tiêu chí và các chỉ báo

Bảng 2.4. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM STT

Kĩ năng thành

phần

Tiêu chí

Mức độ Mức độ 1 –

Yếu (1 điểm)

Mức độ 2- Trung bình

(2 điểm)

Mức độ 3 – Tốt (3 điểm)

1

Phát hiện vấn đề

- Nhận ra được các chi tiết bất

thường trong tình huống - Trình bày được vấn đề cần giải quyết

- Chưa chỉ ra chi tiết bất thường

- Chưa trình bày được vấn đề cần giải quyết

- Chỉ ra chi tiết bất thường - Trình bày được vấn đề cần giải quyết với sự trợ giúp của người khác

- Chỉ ra chi tiết bất thường - Tự trình bày được vấn đề cần giải quyết

2

Thể hiện mong muốn GQVĐ

- Tập trung quan sát/lắng nghe

- Đưa ra câu hỏi

Trẻ quan sát/lắng nghe đối tượng có vấn đề nhưng còn mất tập trung (quay mặt đi, nhìn ra chỗ khác, nói những thứ không liên quan, …)

- Không đưa ra câu hỏi, hay đề cập gì đến ý tưởng GQVĐ

-Trẻ quan sát/lắng nghe đối tượng có vấn đề.

- Đưa ra câu hỏi về cách GQVĐ

- Trẻ tập trung quan sát/lắng nghe đối tượng có vấn đề.

- Chủ động đề xuất ý tưởng GQVĐ

3

Đề xuất

các ý

tưởng GQVĐ

- Trình bày được các ý tưởng GQVĐ - Lựa chọn được phương án phù hợp với điều kiện thực tiễn

- Đưa ra ý tưởng GQVĐ vô lý

- Lựa chọn phương án không phù hợp

Trình bày được 1 ý tưởng GQVĐ khả thi hoặc nhờ sự trợ giúp của người khác -Lựa chọn 01 phương án phù hợp

Trình bày được 2 - 3 ý tưởng GQVĐ đều khả thi.

-Lựa chọn được phương án GQVĐ phù hợp nhất với điều kiện sẵn có

4

Lập kế hoạch GQVĐ

theo ý

tưởng đã chọn

- Trình bày được các bước thực hiện ý tưởng - Dự kiến/

nêu tên đồ dùng phù hợp để thực hiện ý tưởng

- Trình bày không đầy đủ các bước thực hiện ý tưởng/Cần có gợi ý của người khác - Nêu tên được đồ dùng nhưng không phù hợp để GQVĐ

- Trình bày được đầy dủ các bước thực hiện ý tưởng nhưng chưa logic.

- Dự kiến được 1 số đồ dùng phù hợp để GQVĐ

- Trình bày các bước thực hiện ý tưởng một cách logic - Dự kiến được các đồ dùng phù

hợp để

GQVĐ

5

Thực hiện kế hoạch GQVĐ

-Lựa chọn/

lấy đồ dùng đồ dùng phù hợp để thực hiện ý tưởng -Thực hiện được các bước GQVĐ theo ý tưởng đã chọn

- Chưa lấy đúng đồ dùng phù hợp để GQVĐ

- Thực hiện được 1, 2 bước nhưng không GQVĐ

- Lấy được đồ dùng phù hợp - Thực hiện các bước GQVĐ còn với một vài trợ giúp nhỏ từ người khác

- Lấy được đồ dùng phù hợp

-Tự thực hiện các bước GQVĐ một cách hiệu quả.

6

Tự đánh giá kết quả GQVĐ

- Nhận xét

được ưu

điểm/hạn chế của kết quả GQVĐ

- Đưa ra hướng khắc phục hạn chế (nếu có)

- Không nhận xét được ưu điểm, hạn chế của kết quả GQVĐ đã chọn.

- Không đưa ra được hướng khắc phục hạn chế của ý tưởng GQVĐ

- Tự nhận xét được 1 ưu điểm, hạn chế của kết quả GQVĐ.

- Đưa ra được 1 hướng khắc phục hạn chế của kết quả GQVĐ với sự trợ giúp của GV

- Tự nhận xét được các ưu điểm, hạn chế của kết quả GQVĐ - Đưa ra được các hướng điều chỉnh kết quả GQVĐ hợp lí.

2.2.5.3. Thang đánh giá

Sau khi có kết quả đánh giá các tình huống, tiến hành gán điểm cho từng mức độ. Tốt: 3 điểm, Trung bình: 2 điểm, Yếu: 1 điểm. Điểm của từng kĩ năng sẽ được tính trung bình. Khi đó ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) sẽ được xác định như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0,67.

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,67 Yếu

1,671 - 2,34 Trung bình

2,341 - 3,0 Tốt

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w