Biện pháp 2. Tăng cường sự tham gia của trẻ trong đề xuất ý tưởng, lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên vốn hiểu biết của trẻ về các lĩnh vực trong GD STEAM

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 130 - 133)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường sự tham gia của trẻ trong đề xuất ý tưởng, lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên vốn hiểu biết của trẻ về các lĩnh vực trong GD STEAM

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trẻ em là chủ thể của hoạt động giáo dục, vì vậy, việc tăng cường sự tham gia của trẻ trong đề xuất ý tưởng, lập và thực hiện kế hoạch GQVĐ là biện pháp quan trọng nhằm phát triển KNGQVĐ cho trẻ trong tổ chức hoạt động GD STEAM.

Khi được tham gia tích cực vào các hoạt động này, trẻ sẽ có cơ hội: Phát huy tính chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy, suy luận của bản thân. Tích lũy vốn hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn về các lĩnh vực trong GD STEAM. Hình thành và phát triển

KNGQVĐ một cách toàn diện. Xây dựng sự tự tin và khả năng tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra các phương án GQVĐ. Học cách đối mặt và vượt qua các thách thức, từ đó phát triển KNGQVĐ một cách độc lập.

Khi trẻ trực tiếp đưa ra ý tưởng, lập và thực hiện kế hoạch theo ý tưởng đã lựa chọn, trẻ có cơ hội khám phá và tìm hiểu sâu hơn về các nguyên lý khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học. Việc thực hành và áp dụng kiến thức trong hoạt động thực tế giúp trẻ hiểu rõ hơn về ứng dụng thực tế của STEAM trong cuộc sống hằng ngày, phát triển lòng yêu thích học tập và tư duy khoa học, khám phá thế giới xung quanh một cách chủ động và tư duy phản biện.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Việc tạo cơ hội cho trẻ tự đưa ý ra tưởng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá ý tưởng GQVĐ trong hoạt động GD STEAM, được thể hiện trong các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trước khi tổ chức hoạt động

GV giới thiệu chủ đề, mục tiêu, nội dung hoạt động cho trẻ. Gợi mở, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ về những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về chủ đề hoạt động. Khuyến khích trẻ nói lên được vấn đề cần giải quyết

Giai đoạn 2: Trong quá trình tổ chức hoạt động

Tạo cơ hội cho trẻ tự đề xuất ý tưởng, lựa chọn cách GQVĐ trong hoạt động:

Tạo ra cơ hội cho trẻ đưa ra ý tưởng của mình trong hoạt động GD STEAM; lựa chọn các hình thức khác nhau như thảo luận nhóm, buổi họp nhỏ, hoặc bảng ý tưởng để trẻ có thể chia sẻ và trình bày ý kiến của mình.

Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch GQVĐ: Hướng dẫn trẻ xác định mục tiêu, xác định các bước tiến hành và dự kiến nguyên vật liệu, dụng cụ thực hiện thông qua việc trình bày/vẽ/dán hình ảnh tương ứng… Đồng thời, khuyến khích trẻ suy nghĩ về các ý tưởng khác nhau và cân nhắc những thuận lợi và hạn chế của từng ý tưởng.

Hỗ trợ trẻ trong quá trình thực hiện: Cung cấp sự hỗ trợ và giám sát cho trẻ trong quá trình thực hiện ý tưởng GQVĐ. Đưa ra gợi ý trẻ sử dụng các công cụ, thiết bị và tài nguyên có sẵn để thực hiện ý tưởng của mình (nếu trẻ còn lúng túng và gặp khó khăn). Khuyến khích trẻ kiên nhẫn, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình này.

Tạo ra và tận dụng những tình huống phát sinh trong hoạt động GD STEAM:

giúp trẻ phát triển kỹ năng thích nghi, tư duy linh hoạt, và khả năng GQVĐ trong thực tế. Thúc đẩy sự hợp tác, giao tiếp, và sáng tạo khi trẻ phải tìm giải pháp cho các tình huống đặc biệt. Tình huống phát sinh có thể bao gồm việc xác định vấn đề không mong muốn (thiếu nguyên vật liệu, nguyên vật liệu bị hỏng, gặp khó khăn trong kiến thức/ kĩ năng khi thực hiện, xảy ra mâu thuẫn với bạn về ý tưởng trong quá trình làm…); cơ hội bất ngờ để áp dụng kiến thức STEAM vào thực tế (Ví dụ,

khi trẻ đang chơi ngoài trời và trời bắt đầu mưa, trẻ có thể thiết kế một sản phẩm che mưa bằng các vật liệu sẵn có); Cơ hội khám phá kiến thức mới (Ví dụ, khi trẻ đang thực hiện thí nghiệm khoa học và thu được kết quả bất ngờ, trẻ có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến kết quả đó); Cơ hội phát triển kĩ năng sáng tạo. Điều này khuyến khích trẻ tìm kiếm giải pháp cho các thách thức thực tế và làm việc theo nhóm để giải quyết.

Giai đoạn 3: Sau khi tổ chức hoạt động

GV cùng trẻ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GQVĐ.

Hỗ trợ trẻ đánh giá kết quả và đưa ra những nhận xét, phản hồi tích cực:

Khuyến khích trẻ tự đánh giá kết quả GQVĐ của mình dựa trên tiêu chí đã được đề ra trước đó. GV có thể hướng dẫn trẻ so sánh kết quả với mục tiêu ban đầu và các tiêu chí đánh giá. Điều này giúp trẻ nhận ra những thành công và thách thức mà trẻ đã đạt được. Cung cấp phản hồi tích cực và khích lệ những điều trẻ đã làm tốt. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ, đánh giá và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ. Phản hồi tích cực giúp xây dựng lòng tự tin, khích lệ tích cực, chủ động, sáng tạo trong GQVĐ. Ngoài việc khen ngợi thành công, GV cũng nên cung cấp phản hồi xây dựng để trẻ có thể cải thiện những khía cạnh còn hạn chế của mình. Đưa ra các gợi ý, hướng dẫn chi tiết về cách trẻ có thể nâng cao kỹ năng và đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai.

Phản hồi xây dựng giúp trẻ nhận biết các khía cạnh mà mình có thể cải thiện và phát triển. Không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, mà còn đánh giá sự đa dạng của ý tưởng, quá trình thực hiện ý tưởng GQVĐ của trẻ. Khích lệ trẻ khám phá nhiều hướng tiếp cận khác nhau và khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

GV có kiến thức về GD STEAM và phương pháp tổ chức hoạt động GD STEAM, hiểu rõ về quy trình GQVĐ và có khả năng tạo ra các hoạt động kích thích sự tham gia của trẻ.

Trẻ phải được trang bị kiến thức, kĩ năng nền tảng STEAM để thực hiện các hoạt động giáo dục.

Cung cấp các tài liệu, công cụ và thiết bị phù hợp để trẻ có thể tự do tham gia vào quá trình GQVĐ.

GV cần có sự kiên nhẫn, thấu hiểu trẻ để trẻ được chọn lựa và thể hiện ý tưởng của mình theo cách riêng. Cần tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thử nghiệm, sai lầm và học hỏi từ những trải nghiệm đó.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(287 trang)
w