Mở rộng thương hiệu:

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀ LIPTON tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 33 - 34)

Các công ty thường lựa chọn cùng một loại sản phẩm trong cùng một ngành để mở rộng do đưa ra một thương hiệu mới sẽ tốn kém rất nhiều. Về cơ bản, thương hiệu mở rộng có cái tên liên quan đến thương hiệu gốc nên kích thích trí nhớ người mua nhanh chóng. Hơn nữa, thương hiệu đã có như một sự đảm bảo về uy tín, giúp sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận với thị trường hơn. Có 2 cách mở rộng thương hiệu là : mở rộng các thương hiệu phụ và mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác.

 Mở rộng các thương hiệu phụ: nghĩa là từ thương hiệu ban đầu tiến hành mở rộng theo chiều sâu hoặc chiều rộng của phổ hàng (chi tiết hóa các chủng loại và kiểu dáng sản phẩm) bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung. Các khó khăn có thể gặp phải:

- Việc mở rộng các thương hiệu phụ có thể “nuốt” mất thị phần của thương hiệu cũ và tương lai của thương hiệu gốc trở nên không chắc chắn do bị kéo căng ra.

- Có quá nhiều thương hiệu theo danh mục hàng hóa làm người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn.

- Hoạch định một kế hoạch truyền thông và định vị đa thương hiệu là khá phức tạp đòi hỏi có sự phân bổ chi phí đẩy và chi phí kéo hợp lý giữa những phần thương hiệu phụ cũ và những thương hiệu mở rộng mới, cần xem xét chiến lược kinh doanh tổng thể để có danh mục ưu tiên thương hiệu nào cần được nhấn mạnh về truyền thông.

 Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác: cơ bản của phương pháp này là mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu, giảm chi phí truyền thông và tránh được nguy cơ nuốt lẫn thị phần của nhau. Điểm yếu của phương pháp này là tuy tận dụng được khách hàng cũ nhưng không cuốn hút được khách hàng mới, do không tạo được ấn tượng mới. Hơn nữa, việc quản lý, sản xuất, lưu kho, phân phối đòi hỏi tính phức tạp hơn mà công ty phải tự tái lập để thích nghi.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀ LIPTON tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 33 - 34)