Thiết kế kiến trúc thương hiệu:

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀ LIPTON tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 26 - 28)

Kiến trúc thương hiệu tốt sẽ giúp phát huy những lợi thế của từng thương hiệu con và mối liên quan hỗ trợ nhau giữa thương hiệu mẹ, thương hiệu con và dãy sản phẩm, giúp tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, tiết kiệm chi phí marketing.

Hiện nay có một số kiến trúc thương hiệu phổ biến là:

- Kiến trúc thương hiệu sản phẩm: ấn định riêng cho mỗi sản phẩm một tên duy nhất phù hợp với định vị sản phẩm đó trên thị trường.

Ưu điểm: Giúp khách hàng nghĩ sản phẩm có sự khác biệt, tránh rủi ro cho những thương hiệu đã thành công, chiếm lĩnh một số phân đoạn thị trường, phù hợp với thị trường tăng trưởng và có khả năng thu hồi vốn nhanh.

Nhược điểm : Chi phí quảng cáo và xúc tiến bán hàng cao, không phù hợp với công ty nhỏ.

- Kiến trúc thương hiệu theo dãy: là việc lựa chọn một thương hiệu cho một dãy sản phẩm khác nhau , bổ trợ cho nhau gắn với ý tưởng cụ thể, được tạo lập trên cơ sở thương hiệu gốc đã thành công.

Ưu điểm: Giảm chi phí quảng cáo, khuyến mãi, dễ dàng đưa sản phẩm mới ra thị trường, bổ sung những khoảng trống thị trường

Nhược điểm: Hạn chế sự phát triển mỗi sản phẩm của thương hiệu mẹ. - Kiến trúc thương hiệu nhóm: các sản phẩm trong thương hiệu nhóm vẫn giữ nguyên những thuộc tính nên tên thương hiệu thường kèm theo các thuộc tính cho mỗi sản phẩm.

Ưu điểm: Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm trong nhóm, tăng sự nhận biết của công chúng đối với các sản phẩm.

Nhược điểm: Khi nhóm mở rộng quá nhiều thương hiệu sẽ mờ nhạt, hạn chế sự phát triển đặc tính riêng của thương hiệu.

- Kiến trúc thương hiệu hình ô: dùng chung một thương hiệu cho nhiều loại sản phẩm ở các phân khúc thị trường khác nhau và mỗi sản phẩm có những cam kết, thuộc tính, quảng cáo khác nhau.

Ưu điểm: Dễ thâm nhập vào các phân khúc thị trường, tăng sự nhận biết của công chúng đối với thương hiệu chung.

Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều về nhân lực và tài chính.

- Kiến trúc thương hiệu nguồn: giống kiến trúc thương hiệu hình ô nhưng ngoài thương hiệu nguồn, mỗi sản phẩm còn kèm theo tên riêng phù hợp với đặc điểm và tính chất sản phẩm. Thương hiệu nguồn hỗ trợ cho thương hiệu con.

Nhược điểm: Sự mở rộng thương hiệu con nếu không được quản lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu nguồn.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP góp PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀ LIPTON tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đến năm 2015 (Trang 26 - 28)