Đặc trưng đại học nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

2.3. Lý luận về đại học nghiên cứu

2.3.2. Đặc trưng đại học nghiên cứu

Các trường ĐHNC đồng thời gắn những nghiên cứu đẳng cấp quốc tế là những đơn vị mang lại phương tiện hiệu quả nhất để kết hợp giữa NCCB và đào tạo trên cơ sở nghiên cứu. Các ĐHNC của Hoa Kỳ có những đặc trưng sau:

- Có quy mô lớn, không phân biệt công hay tư;

- Tỷ lệ giảng dạy-nghiên cứu-dịch vụ của ĐHNC thường là 3-5-2, trong khi ở trường cao đẳng là 8-1-1, ĐH cộng đồng là 4-4-2, ĐH của bang là 7-2-1, ĐH toàn diện (đào tạo kết hợp với nghiên cứu) là 6-3-1.

- Tỷ lệ NCS và học viên cao ọc trong các ĐHNC thường chiếm khoảng 50%.

- Số giờ dạy của GV ít hơn thời gian dành cho NCKH và CGCN.

- Đào tạo và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng cao.

Hệ thống ĐH Malaysia có sự phân biệt rõ ràng giữa các ĐHNC, ĐH đa ngành, ĐH chuyên ngành và trường dạy nghề, cho phép mỗi trường theo đuổi mục tiêu rõ ràng, trách trùng lập và phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người học. Ở Malaysia, các ĐHNC đã trở thành tâm điểm hơn bởi nó hiện diện nguồn trí lực trong xã hội. Chính phủ Malaysia, thông qua Bộ Giáo dục đã thành lập 4 ĐHNC với chức năng chủ yếu

tạo ra kiến thức nền tảng, tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu của các ĐHNC Malaysia là:

- Trở thành đầu tầu trong sự đổi mới.

- Thiết lập và tăng cường các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia.

- Tạo ra các sản phẩm NCKH tầm thế giới.

- Tạo ra các xuất bản phẩm có chỉ số ảnh hưởng cao.

- Đào tạo sinh viên có chất lượng cao.

- Tạo ra môi trường hấp dẫn cho NCKH.

Các trường ĐHNC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào nền kinh tế qua phát triển các hoạt động cầu nối kinh tế, tăng cường chuyển giao KH&CN, thương mại hóa và đào tạo nguồn nhân lực. Việc quốc tế hóa trong hoạt động NCKH đã trở thành chiến lược được ưu tiên cao trong việc thành lập các ĐHNC ở Malaysia.

Trong một nghiên cứu của Trương Quang Học, cũng đã chỉ ra các đặc trưng của ĐHNC như sau: ĐHNC có quy mô lớn, tính liên ngành cao. Thường có hàng trăm mã ngành/ chương trình đào tạo trong trường ĐHNC. Chẳng hạn: (ĐH Callifornia, Mĩ có gần 600 chương trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, Thạc sĩ (ThS) và Tiến sĩ (TS); ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chương trình ĐH, 158 chương trình Ths và 114 chương trình TS...); Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao:

Các trường ĐH có tính tự chủ cao, họ gần như quyết định mọi hoạt động của nhà trường:

tổ chức nhân sự, quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính.... Đặc điểm này tập trung cao nhất trong hệ thống giáo dục ở Mỹ; Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy. Đối với các cán bộ giảng dạy ĐH, bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH là hoạt động bắt buộc. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này khác nhau tuỳ loại trường. Ở các ĐHNC của Hoa Kỳ, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường thường dành khoảng 1/2 thời gian cho công tác NCKH và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1 - 2 học kỳ để bồi dưỡng NCKH. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội thăng tiến (cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học hàm và đi đôi với các điều này là chế độ đãi ngộ); Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt động, đặc biệt là trong NCKH. Chẳng

hạn: Trường ĐH Bắc Carolina (Hoa Kỳ) có 7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 cán bộ giảng dạy - là những người dẫn đầu quốc gia trong NCKH và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn lâm khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400 thành viên của Viện Hàn lâm là các thầy giáo xuất sắc. ĐH Seoul (Hàn Quốc) có 971 GS, 500 PGS; 80% số lượng TS của trường được đào tạo từ Hoa Kỳ; Kinh phí NCKH lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngoài (chiếm > 50% tổng thu của trường). Kinh phí NCKH trung bình các ĐH của Mỹ là 100 triệu USD/năm (North Carolina State University: 350 triệu USD/năm; Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, ĐH Texas: 300 tr.

USD/năm; ĐH Seoul: 100 triệu USD /năm); Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thông tin; Số lượng sinh viên sau ĐH (đặc biệt NCS) lớn và là lực lượng nghiên cứu quan trọng của trường (thường > 50%).

Còn theo Hướng dẫn số: 1206/HD-ĐBCLGD của ĐH Quốc Gia Hà Nội [17], ĐHNC có sáu đặc trưng sau: ĐHNC phải là ĐH có quy mô đa ngành, đa lĩnh vực;

Tích hợp đào tạo và NCKH ở cả bậc ĐH: Đào tạo thực hành được tăng cường, người học được học ở cả trong và ngoài giảng đường, được tham gia vào các đề tài nghiên cứu của GV; Tập trung vào đào tạo sau ĐH: Tỷ lệ quy mô đào tạo sau ĐH cao (so với đào tạo ĐH), học viên cao học và nghiện cứu sinh thực sự tham gia vào nghiên cứu và quá trình gia tăng giá trị; GV là nhà nghiên cứu: Thành tích khoa học là tiêu chí quan trọng để đánh giá và bổ nhiệm. GV rất quan tâm và cam kết mạnh đối với nhiệm vụ nghiên cứu và nhiệm vụ phát triển các nguồn lực từ bên ngoài; Nghiên cứu chất lượng cao: Hướng đến cả ba nhóm sản phẩm R&D – sang tạo tri thức mới, phát triển công nghệ, ứng dụng và thương mại hóa; có các NKH xuất sắc, có các công bố quốc tế với số trích dẫn cao, có sản phẩm KH&CN tiêu biểu, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng; Lãnh đạo hiệu quả: Có chiến lược phát triển rõ ràng, có cam kết mạnh, kiên định với sứ mệnh và tầm nhìn.

Theo tác giả, ĐHNC có một số đặc trưng cơ bản sau: Là một ĐH đào tạo nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; Giảng dạy và đào tạo trên nền tảng nghiên cứu, thông qua nghiên cứu; Đội ngũ nhân lực có trình độ cao và có quyền chủ động hoạt động NCKH;

Kinh phí dành cho hoạt động NCKH lớn; Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nổi

tiếng, từ những đặc trưng này của ĐHNC cho thấy phải có sự đầu tư một cách thỏa đáng thì mới mong có được những trường ĐHNC đẳng cấp quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)